Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản vănhóa

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 74)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

3.3.1.Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản vănhóa

trong mọi tầng lớp nhân dân

Thực tế hiện nay, nhiều di sản văn hóa của dân tộc đang có nguy cơ bị mai một. Nhiều cá nhân tiêu biểu như ơng Nguyễn Thành Lai có hiểu biết, có niềm đam mê với vốn cổ của cha ông đã tự nguyện đứng ra thành lập Công ty, sáng tạo chủ động trong bảo tồn di sản. Tuy nhiên đối với cộng đồng, để việc bảo tồn di sản phát huy hiệu quả, đúng định hướng lại rất cần đến sự hiểu biết về pháp luật. Chính vì vậy việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa trong các tầng lớp nhân dân cần được coi trọng.

64

Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngồi ngành để nhanh chóng truyền tải những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đơng đảo nhân dân, với mục tiêu ngày càng nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của tồn xã hội, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của dư luận xã hội đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tổ chức hướng dẫn các địa phương, đơn vị đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; một số cuộc thi tìm hiểu pháp luật về di sản văn hóa cần được phát trên sóng truyền hình, truyền thanh nhằm tun truyền sâu rộng nội dung của Luật; tăng cường xuất bản các ấn phẩm về Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành để gửi các địa phương…

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa ở các địa phương; chỉ đạo các địa phương chủ động trong công tác đấu tranh ngăn chặn vi phạm pháp luật về di sản văn hóa. Về phương thức hoạt động, cần tạo điều kiện tổ chức và hướng dẫn cho các tổ chức và các đơn vị xã hội ở cơ sở, trong đó, hết sức chú trọng việc khai thác tinh thần tự nguyện tự giác của quần chúng để mọi người coi việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa là vì mình và cho mình.

3.3.2.Tăng cường cơ chế chính sách

Theo PGS.TS Trương Quốc Bình, đối với hoạt động xã hội hóa bảo tồn di sản văn hóa “Nhà nước cần tỏ rõ sức mạnh của mình trong việc quản lý, điều tiết, định hướng và phát huy vai trò của các cộng đồng, của các tổ chức phi nhà nước và tư nhân trong các hoạt động xã hội hóa”. [1, tr.12]

Theo đó, đầu tư ngân sách nhà nước là một trong những nhân tố quan yếu thúc đẩy sự phát triển của q trình xã hội hóa. Do đó, trên quy mơ tồn xã hội, nhà nước cần thường xuyên tìm thêm các nguồn để tăng tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động này; đồng thời quản lý có hiệu quả việc dụng các nguồn kinh phí đó. Thực tiễn cho thấy, việc đề cao hiệu quả tài trợ của nhà nước là vấn đề quan trọng,

65

nếu không, sẽ trở lại thời bao cấp, với cơ chế xin - cho, theo kiểu bình qn. Càng xã hội hóa nhà nước càng cần tăng cường đầu tư ngân sách, nhưng việc tài trợ phải đúng trọng điểm, để thúc đẩy quá trình xã hội hóa. Việc sử dụng các nguồn kinh phí có hiệu quả và đúng mục đích rất cần đến vai trị của nhà nước.

Mặt khác, những kết quả của quá trình xã hội hóa sẽ góp phần làm giảm bớt cho nhà nước những gánh nặng về tài chính, khai thác được tiềm lực của tồn xã hội và tạo điều kiện để nhà nước đầu tư vào những cơng trình trọng điểm.

Muốn làm được như thế, nhà nước phải có những chính sách bền vững để trợ giúp và đào tạo nhằm nâng cao năng lực tự quản của cộng đồng, khuyến khích và nâng cao năng lực tham gia của nhân dân.

Thực tiễn xã hội hóa địi hỏi sự đổi mới, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động, đây là nhu cầu phát triển nội tại của các hoạt động này. Hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa chỉ trở thành sự quan tâm chung của tồn xã hội và có vai trị thật sự trong các lĩnh vực của đời sống xã hội khi nó có chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nếu chất lượng và hiệu quả thấp thì khơng những khơng thể xã hội hóa mà cịn khơng thể tồn tại và phát triển. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả phải được coi là một trong những vấn đề sống còn, là một trong những nguyên tắc cơ bản của xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa ở Việt Nam.

Để các hoạt động bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa thu hút sự tham gia của tồn xã hội, được xã hội quan tâm và nuôi dưỡng, cần xác định rằng, việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa khơng chỉ là trách nhiệm của riêng ngành VH - TT&DL nói chung mà cịn là của tồn dân và toàn xã hội.

Với mục tiêu mở rộng các nguồn đầu tư, để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng xã hội, thực hiện xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản phải gắn liền việc nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước; cải tiến bộ máy quản lý; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức; đổi mới hoạt động, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Thực tiễn kinh nghiệm từ công tác quản lý

66

Nhà nước đối với bảo tồn phát huy giá trị di sản ở tỉnh Bắc Ninh thời gian qua cho thấy, xã hội hóa khơng đồng nghĩa với việc tự do hóa và tư nhân hóa mọi hoạt động. Trong quá trình này, cơ quan chủ quản phải giữ vai trị quan trọng, đó là vai trị quản lý và hướng dẫn theo đúng định hướng và chủ trương của Ðảng và Nhà nước, trong đó các tổ chức, cá nhân được tham gia, nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Thực hiện hiệu quả xã hội hóa trong bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa địi hỏi phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ chủ động tham gia, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cần được kịp thời phổ biến trên các phương tiện thơng tin đại chúng để nhanh chóng cập nhật những quy định của pháp luật về di sản văn hóa đến với đơng đảo nhân dân, nâng cao nhận thức và thu hút được sự tham gia tích cực của tồn xã hội, tranh thủ được sự ủng hộ của dư luận đối với bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Ðặc biệt, ngành văn hóa cần quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về di sản văn hóa, chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn vi phạm ở các địa phương. Bên cạnh cần có những quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ, giảm hoặc miễn thuế cho các hoạt động được thực hiện từ các nguồn kinh phí ngồi ngân sách Nhà nước. Việc xây dựng và ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính xã hội hóa như tiền cơng đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ... cần được triển khai theo hướng ưu tiên sử dụng cho mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; đồng thời sớm ban hành chính sách tơn vinh những nghệ nhân có nhiều đóng góp trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Về vấn đề này, ơng Nguyễn Thành Lai - Giám đốc Công ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành chia sẻ: Phong tặng danh hiệu nghệ nhân là một việc làm hết sức ý nghĩa, có tác dụng khích lệ, động viên các nghệ nhân rất lớn. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cần xem xét phong tặng đúng người, đúng cơng lao đóng góp để đảm bảo sự cơng bằng cho những người thực sự có cống hiến, đóng góp cho nghệ thuật dân gian dân tộc.

67

Việc khuyến khích, mở rộng xây dựng các bảo tàng hoặc các sưu tập tư nhân, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục của các dân tộc đã mở ra cho sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa một hướng tiếp cận mới, có khả năng quy tụ các nguồn lực trong nhân dân với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức hoạt động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong q trình xã hội hóa, Nhà nước cần giữ vai trị chủ đạo trong việc định hướng cho các hoạt động văn hóa phát triển (định hướng chứ khơng làm thay, nhất là khơng khốn trắng cho cộng đồng), đồng thời cần tăng cường đầu tư và tài trợ cho các hoạt động văn hóa để thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa nói riêng.

Ngồi ra việc tăng cường chính sách cho hoạt động xã hội hóa các hoạt động văn hóa cịn là việc ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính từ xã hội hóa. Ban hành chính sách quản lý và sử dụng các nguồn tài chính của di tích (tiền cơng đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ tại di tích, bảo tàng...) theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu từ xã hội hóa cho việc tái đầu tư. Đối với các nguồn thu, cần có sự chỉ đạo nhất quán, minh bạch trong cơng tác quản lý tài chính và phân cơng, phân nhiệm rõ ràng giữa các tổ chức, cá nhân liên quan, tránh sự chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm.

3.3.3. Quan tâm hỗ trợ về cơ sở vật chất và chun mơn cho mơ hình

Để hoạt mơ hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn văn hóa hoạt động có hiệu quả, rất cần thiết có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và hỗ trợ về đào tạo chuyên môn cho các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng mơ hình.Về cơ sở vật chất, như nhóm tác giả đã trình bày, thời gian qua mặc dù đã được UBND tỉnh Bắc Ninh hỗ trợ về cơ sở vật chất cho cả hai phường rối Đồng Ngư và Luy Lâunhưng đây mới chỉ là bước đầu. Về lâu dài, mơ hình cũng cần nhận được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện và địa phương hơn nữa. Cụ thể vấn đề mấu chốt nhất đối với Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu là việc tạo điều kiện cho thuê mặt bằng diện tích đất lâu dài để làm khơng gian bảo tồn văn hóa. Hiện nay, ngồi

68

1000m2 diện tích đất ở của gia đình, 4000m2 cịn lại Cơng ty TNHHMTV Rối nước Thuận Thành của ông Nguyễn Thành Lai mới chỉ được thuê ngắn hạn 5 năm một với mục đích làm trang trại chăn ni, trồng rau sạch. Việc chuyển đổi Công tyTNHHMTV Rối nước Thuận Thành thành doanh nghiệp như các doanh nghiệp khác là khó khăn bởi đặc thù của lĩnh vực hoạt động bảo tồn di sản văn hóa khơng phải mục đích lợi nhuận là hàng đầu, thêm vào đó lợi nhuận, kinh phí thu được từ việc tổ chức các sự kiện không phải cao. Vì vậy nếu như tỉnh và chính quyền địa phương tạo điều kiện cho thuê mặt bằng diện tích lâu dài và cho thuê với hình thức trả chậm, trả dần thì sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho mơ hình bảo tồn di sản văn hóa của ơng Lai duy trì và phát triển.

Bên cạnh về cơ sở vật chất, một thực tế đang đặt ra về chuyên môn của đội ngũ những người tham gia vào hoạt động bảo tồn di sản cũng không kém phần quan trọng. Những năm qua, Khu Bảo tồn Văn hóa dân gian Luy Lâu đã tiến hành tổ chức đào tạo nhiều lớp biểu diễn rối nước và hát Quan họ cho các học viên tại địa phương. Để hoạt động này được tiến hành mang tính chuyên nghiệp, lãnh đạo Khu bảo tồn đã kết hợp với Sở VH - TT&DL, Trường Trung cấp VH - TT&DL tỉnh mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho học viên tại địa phương có nhu cầu. Bản thân cá nhân ơng Nguyễn Thành Lai cũng được Sở VH - TT&DL tư vấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các hoạt động. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khách quan, sự quan tâm này chưa được thường xuyên và liên tục, đồng thời tạo thành một chiến lược lâu dài. Thực tế cho thấy nếu cán bộ nhân viên Khu Bảo tồn chỉ có lịng đam mê, nhiệt huyết thì chưa đủ mà cần phải có sự đào tạo cơ bản (nếu khơng nói là bài bản) về chun mơn nghiệp vụ để có thể vừa là những nhà quản quản lý, vừa là những nghệ sĩ, diễn viên thạo nghề trực tiếp tham gia vào q trình bảo tồn di sản văn hóa. Chính họ cũng sẽ là hạt nhân, là nòng cốt trong việc bảo vệ và tuyên truyền cho mọi người dân hiểu và thực hành những giá trị văn hóa truyền thống. Chính vì vậy cùng với những chính sách về bảo tồn, các địa phương cũng cần có chương trình bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chun mơn cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và các cá nhân thuộc tổ chức tư

69

nhân như ơng Lai để góp phần nâng cao hơn nữa việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ngồi ra các cơ quan quản lý và chuyên mơn cần quan tâm hỗ trợ mơ hình triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương đã được ghi danh trên địa bàn tỉnh; biên soạn tài liệu để bảo tồn, lưu truyền và làm cho các di sản tiếp tục được bảo tồn và phát huy giá trị; Bên cạnh đó, các ngành, địa phương tiếp tục tạo điều kiện để câu lạc bộ, nghệ nhân dân gian được tham gia hoặc mở các lớp truyền dạy kỹ năng thực hành các di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ về vật chất, điều kiện hoạt động... nhằm góp phần động viên tinh thần cho các nghệ nhân; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy các giá trị di sản văn hóa trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia trong gia đình, nhà trường, câu lạc bộ và cộng đồng để bảo tồn, trao truyền giá trị văn hóa.

70

TIỂU KẾT

Trong chương 3 nhóm tác giả đã chỉ ra những mặt thành cơng, hạn chế của mơ hình xã hội hóa bảo tồn giá trị di sản văn hóa qua nghiên cứu trường hợp mơ hình của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển mơ hình này. Đó là kinh nghiệm về sự đam mê, nhiệt huyết của cá nhân người sáng lập mơ hình, bài học về việc giải quyết bài toán kinh tế, tạo nguồn thu phục vụ tái đầu tư cho hoạt động bảo tồn, sự quan tâm vào cuộc của chính quyền và cơ quản quản lý, sự hưởng ứng của cộng đồng xã hội.

Để mơ hình bảo tồn văn hóa truyền thống hoạt động có hiệu quả, nhóm tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp cơ bản: giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa trong mọi tầng lớp nhân dân; giải pháp tăng cường cơ chế chính sách, quan tâm hỗ trợ về chun mơn. Các giải pháp này cần phải được tiến hành đồng bộ. Có như vậy mơ hình xã hội hóa bảo tồn di sản văn hóa truyền thống mới thực sự hoạt động hiệu quả

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 74)