Đánh giá những thành công và hạn chế của mơ hình

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 63)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

3.1.Đánh giá những thành công và hạn chế của mơ hình

3.1.1. Những thành cơng

Như nhóm tác giả đã trình bày tại chương 2, từ khi đi vào hoạt động, khoảng mười năm trở lại đây, từ khi chính thức đi vào hoạt động, mơ hình Khu Bảo tồn văn hóa dân gian do Luy Lâu Công ty TNHHMTV Rối nước Thuận Thành do ông Nguyễn Thành Lai sáng lập, đã mang lại nhiều thành cơng và hiệu quả, có tác động tích cực đến đời sống văn hóa và sự phát triển của địa phương, thể hiện ở một số khía cạnh sau:

Thứ nhất: Mơ hình Khu Bảo tồn là chính là nơi đã lưu giữ được nhiều

hiện vật liên quan đến văn hóa vật chất của người dân nơng thơn trong truyền thống. Đó là những vật dụng lao động và sinh hoạt hàng ngày như nồi đồng, cối xay, cối đá, thúng, mủng, dần sàng, nong, nia, cày bừa, cuốc xẻng, gầu tác nước, dụng cụ đánh bắt thủy sản…Những dụng cụ này không chỉ được bảo tồn ở dạng tĩnh mà còn được dùng để đưa vào hoạt động trải nghiệm, bảo tồn ở dạng động, giới thiệu cho người xem, nhất là lớp trẻ những cơng dụng, cơng năng của các hiện vật đó một cách sống động. Ngoài bảo tồn những hiện vật, Cơng ty cịn tiến hành bảo tồn cả những giống gia cầm quý như Gà Đông Tảo, gà Hồ, gà ác, gà tre, gà ri, chim bồ câu, chim trĩ, vịt trời... và các loại các nơng sản sạch phục vụ cho văn hóa ẩm thực. Đây cũng chính là nét độc đáo tại Khu Bảo tồn.

Thứ hai: Khu Bảo tồn đã tạo đã sân chơi và “đất diễn” cho các loại hình

nghệ thuật truyền thống của địa phương, góp phần tích cực vào chiến lược bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Ngồi nghệ thuật biểu diễn rối nước là môn nghệ thuật chủ đạo, Khu Bảo tồn còn trưng tập và tổ chức biểu diễn các loại hình dân ca cổ truyền như quát họ, ca trù, hát trống quân, hát xẩm…là những loại hình

53

nghệ thuật vẫn được gìn giữ ở địa phương được biểu diễn thường xuyên phục vụ khách tham quan. Ngoài ra phải kể đến việc tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống tại Khu bảo tồn và hoạt động dịch vụ tổ chức cho các đối tác tại các khu đô thị, các khu du lịch trong tỉnh và trong nước.

Thứ ba: Mơ hình của Cơng ty đã góp phần đào tạo ra nhiều diễn viên có

tay nghề cao trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật rối nước và các loại hình dân ca cổ truyền, đặc biệt là dân ca Quan họ, một di sản văn hóa độc đáo của Kinh Bắc và của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh.

Thứ tư: Mơ hình bảo tồn văn hóa dân gian đã có sự lan tỏa tích cực đối

với cộng đồng. Đó chính là việc giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc cho thế hệ trẻ thêm hiểu và thêm u những di sản văn hóa của ơng cha. Nhiều năm qua, bản thân ông Nguyễn Thành Lai và nhân viên của Công ty đã trực tiếp biểu diễn, giới thiệu nghệ thuật rối nước cho thiếu nhi các trường học trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và một số tỉnh bạn.

Thứ năm: Hoạt động của mơ hình đã tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho

hàng trăm diễn viên, nghệ nhân của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Từ một phường rối nước của địa phương hoạt động cầm chừng, có lúc tưởng như sắp tiến hành giải thể, với sự năng động nhạy bén của mình, ơng Nguyễn Thành Lai đã vực dậy đoàn rối nước của Đồng Ngư phát triển. Hoạt động của Khu Bảo tồn đã tạo nên tiếng vang khơng chỉ trong tỉnh mà cịn với cả nước. Nhiều cơng ty, tập đồn, đơn vị, doanh nghiệp đã tìm đến ơng Lai, mời ký hợp đồng tổ chức sự kiện văn hóa, du lịch mời ơng tham gia tư vấn đào tạo diễn viên biểu diễn rối nước.

Có thể nói các hoạt động khơi phục giá trị văn hóa truyền thống của Cơng ty, đứng đầu là ơng Giám đốc đam mê và ấp ủ thực hiện thành cơng, đã góp phần đưa văn hóa truyền thống xưa của cha ông gần hơn với cuộc sống hơm nay, tạo nên dịng chảy liên tục của văn hóa dân tộc. Nhờ đó, nhiều bạn trẻ từ chỗ xa lạ với văn hóa truyền thống nay đã trở nên gắn bó, u thích và chủ động trở thành thành viên tích cực tham gia các hoạt động, nhằm góp phần lan tỏa nhiều

54

giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Đồng thời khơng ít người cao tuổi vốn u mến văn hóa đã tìm thấy cơ hội “sân chơi” để thể hiện niềm đam mê và mong muốn đóng góp của mình. Chính sự thay đổi trong nhận thức của cộng đồng đã trở thành điểm tựa tinh thần để nhiều người đến với văn hóa truyền thống, góp phần tạo ra thị trường để có thể ni dưỡng nhiều loại hình di sản khác nhau.

3.1.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nổi bật, mơ hình xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa của Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu thời gian qua vẫn cịn có những hạn chế, bất cập.

Trước hết nhận thức của cán bộ và nhân viên Cơng ty về vai trị, ý nghĩa của di sản văn hóa đã được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện, chưa được cụ thể hóa bằng các kế hoạch và chương trình cụ thể. Nguồn lực của địa phương cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa có nhưng chưa thật sự được quy tụ và định hướng vào những công việc thật sự cấp bách. Trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, việc xã hội hóa cịn có lúc chưa tn thủ sự hướng dẫn và quản lý của chính quyền và cơ quan chun mơn dẫn đến hiện tượng thương mại hóa di sản văn hóa và nguy cơ làm biến đổi, biến dạng di sản văn hóa theo chiều hướng tiêu cực.

Hoạt động bảo tồn các hiện vật cịn tiến hành nhỏ giọt, manh mún, chưa có sự đầu tư lớn và tập trung khiến cho việc sưu tầm, trưng bày ở đây vẫn chỉ tiến hành ở mức tự phát, cầm chừng và khiêm tốn, chưa đa dạng các hiện vật. Trong công tác bảo quản hiện vật vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ cơng, chưa có sự hỗ trợ của cơ quan chuyên môn cả về phương pháp bảo quản cũng như trưng bày. Mặt khác Cơng ty chưa có sự chủ động liên kết hợp tác với các cơ quan chuyên môn như Bảo tàng tỉnh để tham khảo học hỏi cách bảo quản, trưng bày. Về phía cơ quan quản lý Nhà nhước về văn hóa tại địa phương vẫn chưa chưa quan tâm, chưa cho phép và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Khu Bảo tồn mở rộng hoạt động dịch vụ văn hóa nhằm mở rộng nguồn thu để đầu tư trở lại cho các hoạt động chun mơn.

55

Từ hoạt động của mơ hình cịn cho thấy hiện nay cịn thiếu hành lang pháp lý về chính sách của Nhà nước, nhất là chính sách thuế (giảm thuế hoặc miễn thuế hoạt động) và chính sách đãi ngộ (tơn vinh, khen thưởng) cho những tổ chức, cá nhân đã có những đóng góp to lớn đối trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa như cá nhân ơng Nguyễn Thành Lai. Cùng với đó là việc Nhà nước cần chú trọng tăng cường việc xét tặng danh hiệu nghệ nhân cho làng nghề truyền thống rối nước Đồng Ngư. Trong thời gian qua, đã có 5 diễn viên của làng Đồng Ngư được phong tặng danh hiệu nghệ nhân, tạo sự phấn khởi, tự hào cho bản thân người làm nghề và nhân dân địa phương. Thời gian tới, vẫn còn nhiều người ở làng đủ tiêu chuẩn đang chờ được xét và phong tặng.

Về nghiệp vụ chuyên môn, hiện nay đội ngũ nhân viên của Công ty đã được tào tạo lành nghề, chủ yếu là về biểu diễn rối nước. Tuy nhiên muốn mở rộng và phát triển mơ hình bền vững thì người chủ của mơ hình và cả đội ngũ ngũ nhân viên cần phải được đào tạo cơ bản để nâng cao trình độ chun mơn về quản lý di sản, quản lý văn hóa chứ khơng chỉ dừng lại ở mức “thợ” như hiện nay.

Một hạn chế bất cập nữa hiện nay là do sự bùng nổ của công nghệ số cũng như quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều loại hình sản phẩm văn hóa mới đã và đang du nhập vào nước ta do đó tác động khơng nhỏ, đặt ra những thách thức không nhỏ với những người nghệ nhân ở đây làm sao gắn bó và phát huy hơn nữa các giá trị truyền thống của các loại hình văn hóa truyền thống như: Rối nước, dân ca Quan họ, Ca trù, Chầu văn, hát Xẩm,.. Trong khi đó nguồn thu và chế độ chi trả cho các nghệ nhân tại Khu Bảo tồn chưa phải cao nếu khơng nói là thấp. Do thu nhập từ việc biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian truyền thống cịn có phần hạn chế nên phần nào đã tác động đến nhận thức, suy nghĩ của các nghệ nhân, nghệ sĩ tại Khu Bảo tồn khiến cho một số nghệ nhân, diễn viên chưa thực sự gắn bó lâu dài với Khu Bảo tồn. Bên cạnh đó là việc mở rộng và tìm hướng đi, phát triển bền vững cho các loại hình trị chơi dân gian của dân tộc mà thời gian qua Công ty đã tiến hành đã đem lại một số khởi sắc bước đầu vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu thấu đáo.

56

3.2. Những bài học rút ra từ việc nghiên cứu mơ hình bảo tồn văn hóa truyền thống của Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Rối nước Thuận Thành

3.2.1. Sự đam mê nhiệt huyết và năng động sáng tạo của người sánglập mơ hình lập mơ hình

Để mơ hình Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu hoạt động có hiệu quả như hôm nay, một trong những tiền đề đầu tiên khơng thể khơng nhắc tới đó chính là niềm đam mê cháy bỏng đối với di sản văn hóa ơng cha của chính người sáng lập Cơng ty và mơ hình - Ơng Nguyễn Thành Lai.

Nghệ nhân Nguyễn Thành Lai, Trưởng phường rối nước Luy Lâu sinh năm 1971, xuất thân nghề nông, nhưng là người có cơng đưa nghệ thuật biểu diễn rối nước dân gian Đồng Ngư lên chuyên nghiệp hóa.

Tâm huyết với nghệ thuật rối nước quê hương, ông tham gia phường rối ngay từ năm 1989 khi làng khơi phục nghề truyền thống. Do tuổi trẻ cịn phải lo làm ăn phát triển kinh tế gia đình, năm 1995 ơng ra Hà Nội mở xưởng cơ khí và sửa chữa xe máy. Nhưng tiếng đàn tiếng hát của nhà trị rối nước cứ thơi thúc ông trở về quê hương. Năm 2000 ông quyết định về quê sinh sống để được cùng phường biểu diễn rối nước. Phường thiếu phương tiện loa đài, tăng âm ông tự mua sắm, vừa để nhà dùng vừa để giúp phường mỗi khi đi biểu diễn. Mặc dù tuổi còn trẻ, Nguyễn Thành Lai đã được tin cậy bầu làm Trùm phó và sau đó là Trùm trưởng, thay cụ Nguyễn Thanh Trãi, Trùm phường qua đời. Từ một phường rối nước địa phương hoạt động rất bình thường, dưới sự dẫn dắt chỉ đạo của ông đã trở nên phát triển, tiếng vang ngày một xa. Phường đã ký hợp đồng biểu diễn với Bảo tàng dân tộc học Việt Nam và nhiều tập đoàn, Khu du lịch. Sinh hoạt của phường ngày càng mở rộng và kết nạp được nhiều thành viên tham gia.

Đặc biệt điều thôi thúc khiến cho ông quyết định thành lập Công ty, dấn thân vào con đường hoạt động bảo tồn này chính là sự đau đáu với những di sản văn hóa ngàn đời của ơng cha đang có nguy cơ mai một và biến mất trong thời

57

đại hiện đại hóa. Ơng chia sẻ với nhóm tác giả, thời kỳ đầu thành lập Cơng ty, ơng cịn nhiệt tình dùng xe cải tiến đi bộ chở cây tre ra Bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội, giúp bảo tàng dựng cây đu truyền thống của Bắc Ninh, tái hiện mọt nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của vùng Kinh Bắc.

Hiện nay, ơng Lai cùng các thành viên của gia đình vừa quản lý, tổ chức biểu diễn và kiêm luôn diễn viên. Vốn từng là thợ mộc, thợ cơ khí, ơng Lai đảm nhiệm luôn công đoạn từ chế tác con rối, đến tự thiết kế và lắp thủy đình cơ động. Đồn rối nước Luy Lâu khá ăn khách, được nhiều địa phương mời diễn với mỗi năm hàng trăm suất diễn.

Nhiều lần ơng tự mình đánh xe chở “Đồn/gánh rối gia đình’’ về Hà Nội và sang tỉnh bạn lưu diễn dài ngày. Ơng cũng trải lịng, cho dù thu nhập không cao, nhưng mình cũng đã quảng bá ngày càng rộng khắp được nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư tới nhiều địa phương trong cả nước, vừa bảo tồn, phát huy vốn văn hóa làng nghề “Nghệ thuật dân gian truyền thống” của quê hương, lại tạo công ăn việc làm cho anh em trong làng, thêm thu nhập để cải thiện đời sống.

Một thập kỷ qua, Phường rối Đồng Ngư cùng Đoàn Nghệ thuật rối nước Luy Lâu (rối Đồng Ngư) đã tham gia nhiều Liên hoan múa rối và đạt được giải cao. Nổi bật là giải Nhất trong Liên hoan nghệ thuật múa rối khơng chun năm 2002 (tại Hà Nội); giải Nhì Liên hoan múa rối nước tại Liên hoan múa rối ở Huế năm 2004; Giải Nhì Liên hoan múa rối tồn quốc lần thứ nhất năm 2011 tại Hải Dương.

Có thể nói Nguyễn Thành Lai là người đam mê đến cháy bỏng và luôn nuôi ước vọng bảo tồn nghệ thuật rối truyền thống. Chính nhờ những nghệ nhân đam mê và tích cực như ơng đã góp phần làm sống lại những giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Mới đây tỉnh Bắc Ninh đã lập hồ sơ trình Bộ VH - TT&DL ghi danh nghệ thuật rối nước của làng Đồng Ngư là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, trong đó có những nỗ lực đóng góp của cá nhân ơng và Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu.

3.2.2. Khai thác tiềm năng và thế mạnh di sản văn hóa của địa phương

Thuận Thành là huyện nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km về phía đơng. Huyện có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa với tiềm năng,

58

tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Tồn huyện có khoảng 126 điểm di tích, tiêu biểu như thành cổ Luy Lâu, Chùa Dâu - Tổ đình của Phật giáo Việt Nam, Khu di tích Lăng mộ và Đền thờ Kinh Dương Vương - Thủy tổ của dân tộc Việt Nam, Lăng và Đền thờ Sĩ Nhiếp - Nam giao học tổ, Chùa Tổ - thờ Phật và Tổ Mẫu Man Nương sinh ra Tứ Pháp, Chùa Bút Tháp - nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tượng Phật quan âm nghìn mắt nghìn tay, Chùa Ngọc Khám - nơi có ba pho tượng Tam Thế đã được cơng nhận là bảo vật quốc gia, Thành cổ Luy Lâu… Bên cạnh đó, Thuận Thành cịn có các làng nghề truyền thống lâu đời: gốm Luy Lâu, tranh dân gian Đông Hồ, tương Đình Tổ, nem Bùi Xá, đậu phụ Trà Lâm, đồng Đào Viên… cùng nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc như: hát Ca trù (Thanh Khương), hát Trống quân (Ninh Xá), đấu vật (Mão Điền và Hoài Thượng), múa rối nước ở Đồng Ngư (Ngũ Thái),..

Tuy nhiên, việc khai thác các tiềm năng này trên địa bàn huyện phục vụ cho việc phát triển du lịch và kinh tế còn hạn chế. Làm thế nào để biến những tiềm năng, lợi thế đó thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút được khách tham quan và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của địa phương. Đó là nhiệm vụ đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh cũng như địa bàn huyện Thuận Thành. Thời gian qua, bằng những nỗ lực, nhạy bén của mình, ơng Nguyễn Thành Lai và Cơng ty TNHH MTV Rối nước Thuận Thành đã tích cực khai thác các tiềm năng di sản này vào hoạt động trải nghiệm, thực hành và bảo tồn. Nòng cốt và hạt nhân ban đầu của Cơng ty chính là biểu diễn rối nước, nghề truyền thống của làng Đồng Ngư. Dần dân trong quá trình hoạt động, nhận thấy sự liên

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 63)