Bảo tồn các loại hình dân ca cổ truyền

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 54 - 58)

2.2.1.3 .Tổ chức biểu diễn

2.2.3.Bảo tồn các loại hình dân ca cổ truyền

Thuận Thành là một vùng đất cổ của trấn Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay, nơi còn lưu giữ được rất nhiều thể loại dân ca cổ truyền của dân tộc. Ngồi quan họ cịn có ca trù và hát trống quân. Đây là những loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được người dân gìn giữ qua nhiều đời nay.

Thời gian qua các loại hình nghệ thuật này được các nghệ nhân ở đây lưu truyền và gìn giữ rất tốt. Tại Khu Bảo tồn, việc phối kết hợp với các nghệ nhân quan họ, hát ca trù, trống quân, hát xẩm…được thực hiện rất có hiệu quả. Riêng với CLB hát trống quân, đến nay Khu Bảo tồn đã kết hợp với các nghệ nhân Bùi Xá

44

(xã Nghĩa Đạo) sưu tầm được hơn 100 bài hát trống quân cổ thường xuyên tập luyện và truyền dạy.

Theo các nhà nghiên cứu thì lời và nhịp của hát trống quân Bùi Xá vừa ngân nga, thong thả, vừa có độ “vang, rền, nền, nảy” của Quan họ. Hát trống qn địi hỏi người hát phải có niềm đam mê, khả năng đối ứng nhanh nhẹn trong các cuộc thi hát. Nổi bật ở hát trống quân là chiếc trống để bắt nhịp điệu hát, trống gồm một thanh gỗ nằm ngang, hai bên có hai cọc nối với nhau bằng sợi dây thép, chính giữa sợi dây đặt trống, người nhạc cơng gõ vào đầu dây ở phía cọc, dây bật vào đáy trống kêu thành tiếng. Những câu thơ trong lời hát trống quân giúp con người hướng đến vẻ đẹp trong tâm hồn, sống chung thủy, nghĩa tình ởđời.Với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, năm 2016, Bộ VH - TT&DL có quyết định cơng nhận hát trống quân Bùi Xá là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với loại hình nghệ thuật truyền thống hát ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, Thuận Thành có hơn 10 thành viên trong CLB hát ca trù Thanh Tương (xã Thanh Khương) đang tiếp tục gìn giữ. Đây là thể loại khó hát địi hỏi người hát phải tìm hiểu, thực hành luyện tập rất nhiều, vì vậy khó thu hút thế hệ trẻ tham gia.

Cùng với việc bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống sẵn có, Thuận Thành cịn lan tỏa hát Dân ca Quan họ trong các thơn, xã. Hiện nơi đây có hàng trăm người tham gia thực hành hát Quan họ ở các địa phương, trong đó có 6 CLB Quan họ tiêu biểu được cơng nhận là làng Quan họ thực hành: CLB Quan họ thôn Tam Á (Gia Đông); CLB Quan họ Sông Quê, thôn Đơng Khê (Song Hồ); CLB Quan họ thơn Bút Tháp (Đình Tổ); CLB Quan họ thơn Chợ (An Bình); CLB Quan họ Hương Q thơn Nghi Khúc (An Bình); CLB Quan họ Hương Quê (thị trấn Hồ). Để thúc đẩy việc tập luyện, gìn giữ, phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật truyền thống, Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu các CLB, phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh mở các lớp truyền dạy hát ca trù, trống quân, Quan họ cho các cháu học sinh trên địa bàn xã Ngũ Thái và trên địa bàn huyện Thuận Thành (Phụ lục ảnh 42, tr.100).

45

Từ năm 2019, Khu Bảo tồn đã kết hợp với Trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh là đơn vị chuyên đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các lớp đào tạo Quan họ tại Khu bảo tồn.Tiêu biểu năm 2020, đã mở một khóa 13 học sinh, một khóa 18 học sinh tiểu học và THCS. Kết thúc khóa học, học sinh được cấp chứng chỉ đã tham gia lớp đào tạo.Thực tế cho thấy đây là cách làm sáng tạo, các CLB dân ca nói chung và CLB Quan họ măng non nói riêng trở thành một mơ hình hiệu quả trong thực hiện chương trình hành động bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa dân ca Quan họ,đồng thời trực tiếp góp phần bồi đắp tâm hồn tình u q hương làng xóm, tình u với thầy cơ, với bạn bè trong mỗi em nhỏ, làm cho Quan họ và các loại hình dân ca của Bắc Ninh ngày càng lan tỏa, vươn xa và có sức sống bền vững trong đời sống đương đại.

Trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản dân ca Quan họ, một hoạt động vô cùng quan trọng và ý nghĩa được ơng Nguyễn Thành Lai tiến hành, đó là việc phục dựng lại ngơi nhà chứa quan họ đặc trưng vùng Kinh Bắc (Phụ lục ảnh 6, tr.81).

Về ngơi nhà chứa Quan họ, ơng Lai giải thích: Theo các nhà nghiên cứu, quan họ có hoạt động văn hóa nghi lễ tín ngưỡng tương đối hồn chỉnh, bao gồm cơ sở vật chất và phương thức hoạt động. Ngoài cơ sở vật chất và địa điểm sẵn có của làng để sinh hoạt văn hóa quan họ như đình, đền, chùa, sân đình, sân chùa hoặc đồi, đê, ao, hồ… cịn có một cơ sở vật chất quan trọng hơn cả, của riêng từng bọn quan họ đó là “nhà chứa”.

Nhưng nhà chứa xưa là vậy nay sinh hoạt chủ yếu ở nhà văn hóa xã phường. Vậy tốt nhất “nhà chứa” do các cá nhân làm theo phương thức xã hội hóa. Nhà nước nâng cấp các nhà văn hóa cho hiện đại hơn, văn minh hơn để phục vụ nhu cầu văn hóa Quan họ cho từng địa phương. Nơi chơi quan họ - “nhà chứa” đơn giản chỉ là “ngôi nhà” để “chứa” bọn quan họ. Đây là nơi hội họp, giao lưu, luyện tập, nơi “ngủ bọn” của bọn quan họ và thế hệ kế tiếp học nghề chơi. Nhà chứa cịn là địa điểm đón tiếp và mời cơm quan họ bạn, là nơi tổ chức

46

canh giữa bọn quan họ và bọn Quan họ kết chạ với nhau trong những dịp lễ, hội của làng. Xưa kia, mỗi “bọn Quan họ” đều có nhà chứa riêng theo nghĩa bóng là nơi quy ước, bởi vì đa số đều là dân nghèo nhà tranh vách đất. Nhà chứa Quan họ là ngơi nhà rộng rãi, thống mát, khang trang để đáp ứng những yêu cầu sinh hoạt văn hố Quan họ thì chính là nhà quan làng. Họ thường là những liền anh, liền chị cao tuổi, có uy tín nhất trong “bọn quan họ” (Phụ lục ảnh 44, tr.101).

Nhà chứa quan họ tại Khu Bảo tồn văn hóa dân gian Luy Lâu được khánh thành vào cuối năm 2019 với tổng kinh phí xây dựng gần 1 tỷ đồng. Ngơi nhà được thiết kế gồm 5 gian, 18 cột: gian giữa có bàn thờ và trải chiếu hoa hát quan họ giao lưu. Trong nhà còn trưng bày một số hiện vật liên quan đến hát và biểu diễn quan họ như áo tứ thân, khăn mỏ quạ, giày, guốc, nón quai thao, ơ lục soạn (Phụ lục ảnh 8, tr.82) của liền anh, liền chị quan họ. Bên ngồi cửa tự tay ơng Nguyễn Thành Lai thiết kế đan chiếc “giại” bằng tre để che mưa, che nắng. Ơng rất thích câu đố dân gian về chiếc giại này viết thành hàng chữ treo lên đó. “Đem thân che nắng cho người/ Rồi ra mang tiếng con người chả khơn” (cái giại - Câu đố dân gian).

Ơng Lai cho biết thêm: để làm được ngôi nhà này, ông đã được cán bộ của Sở VH - TT&DL tỉnh giúp đỡ về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế và cách thức quảng bá duy trì hoạt động. Trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà, ông Lai đã cùng với cán bộ của Sở đi tham quan mẫu một số ngôi nhà chứa quan họ cổ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như Lũng Giang (thị trấn Lim, Tiên Du); Khu Đương Xá, phường Vạn An và làng Diềm, xã Hoà Long (thành phố Bắc Ninh) để tham khảo mẫu nhà chứa rồi thuê thợ thiết kế. Tại ngôi nhà chứa này, Khu Bảo tồn đã tiến hành tổ chức mời các nghệ nhân trong huyện Thuận Thành như CLB quan họ thôn Ngọc Khám, CLB quan họ thôn Liễu Khê (xã Song Liễu) và một số CLB quan họ tỉnh Hải Dương đến giao lưu, biểu diễn quan họ, tái hiện không gian nhà chứa hát quan họ xưa.

47

Một phần của tài liệu Mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống ở xã ngũ thái, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (nghiên cứu trường hợp của công ty trách nhiệm một thành viên rối nước thuận thành) (Trang 54 - 58)