Một số giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực đến đạo đức, lố

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức, lối sống của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 58)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3. Một số giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế tiêu cực đến đạo đức, lố

đức, lối sống của sinh viên

3.3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về những giá trị cũng như những hạn chế của Phật giáo

Với những triết lý giàu nhân bản giáo dục của Phật giáo, đã giúp cho mọi người có nhiều niềm tin chân chính, quyết tâm thực hành những điều chính nghĩa để trở thành con người hồn thiện, có đời sống thanh cao, với hai phẩm chất nổi bật là tư bi và trí tuệ. Trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị phức tạp như ngày nay chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những giá trị tích cực của tơn giáo này để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức của con người Việt Nam nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng. Và làm cho sinh viên nhận thức được những giá trị của đạo Phật, chúng ta cần có những điều thiết thực hơn, như là:

Về mặt nhận thức, nên xem tư tưởng Phật giáo về giáo dục và giáo dục là một trong những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại. Hơn nữa, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt và là cái dễ đi vào nơi sâu thẳm nhất lịng người và lưu lại đó một cách bền vững. Có thể nói, Phật giáo thế giới cũng như Phật giáo Việt Nam đều nhằm giáo dục và xây dựng con người thành những người có ích, vì thế Phật

40

giáo cũng có thể phục vụ đắc lực cho sự nghiệp giáo dục của trường, nhất là đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên.

Kết hợp tư tưởng Phật giáo với các tư tưởng khác để tuyên truyền và giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong giảng dạy cũng như các hoạt động giáo dục khác. Tư tưởng về con người và cuộc sống của con người, đó là vấn đề “khổ” và “cứu khổ” bằng “Bát chính đạo và Tam học”, được thể hiện rõ trong học thuyết Tứ diệu đế. Để sinh viên quan tâm và thực hành những lời dạy tốt đẹp của đức Phật về cách làm người thì việc cố vấn, chỉ dẫn và định hướng của các thầy, cô giáo và những người làm công tác giáo dục là rất cần thiết. Để làm được điều này, người dạy cần phải có những hiểu biết và nhận thức nhất định về Phật giáo nói chung và giá trị đạo đức, lối sống của Phật giáo nói riêng; quan trọng hơn, họ phải biết cách lồng ghép, đưa vào một cách tự nhiên nhẹ nhàng, hợp lý, hợp tình những tư tưởng đó vào các tiết học, những bài nói chuyện, những buổi hoạt động ngoại khóa, những lời căn dặn, khuyên bảo kỹ năng, cách sống cho sinh viên.

Tăng cường việc trang bị cho sinh viên những tri thức về Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tơn giáo nói chung. Bởi vì bản thân mỗi sinh viên phải tích lũy được một lượng nhất định các tri thức về tơn giáo, pháp luật, văn hóa… làm tri thức nền tảng của mình từ đó mới có thể hiểu những giá trị tốt đẹp của tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhiều năm qua, có một bộ phận khơng nhỏ sinh viên của nhà trường khi chưa nắm được các quy định, luật pháp về tôn giáo, dẫn đến những hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của người khác. Hoặc có những hành vi không phù hợp với thuần phong mỹ tục khi tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.

Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy về Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, luật pháp của Nhà nước về tôn giáo và giải

41

quyết vấn đề tôn giáo. Thông qua các phương tiện truyền thông, thơng các chun đề chính trị đầu khóa, cuối khóa, những học phần lý luận chính trị, cơ sở văn hóa, tâm lý... Có như vậy, giúp sinh viên dần tích lũy kiến thức và có nhận thức đúng đắn về nguồn gốc, bản chất tôn giáo, mối quan hệ giữa tôn giáo và chủ nghĩa xã hội. Nhận thức đúng đắn sẽ định hướng cho hành vi phù hợp, nhất là trong thái độ và lối ứng xử với các tơn giáo trong đó có Phật giáo. Từ đó phát huy vai trị của mình, vững vàng trong đấu tranh chống những hành vi lợi dụng Phật giáo gây ảnh hưởng xấu đến đời sống đạo đức sinh viên của trường hiện nay. Đặc biệt, đối với sinh viên theo đạo Phật, việc không ngừng trau dồi nhận thức sẽ tạo tiền đề vững chắc để sinh viên tỉnh táo trước mọi âm mưu lợi dụng niềm tin tơn giáo của mình, đi ngược lại những giá trị mà Phật giáo Việt Nam đề ra: Đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội

Khuyến khích sinh viên tìm những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại được chứa đựng trong các tơn giáo, đặc biệt là “Bát chính đạo” và “Tam học” của Phật giáo ngày nay, từ phương Tây đến phương Đông, giáo dục thường nhằm đến đến hiệu quả kinh tế - xã hội, do vậy thường nghiêng về giáo dục những tri thức về khoa học kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên mà coi nhẹ việc phổ biến những giá trị đạo đức cho sinh viên. Trong thực tế, giáo dục nhân cách sống cho sinh viên là một việc vô cùng quan trọng nhưng không hề đơn giản, thậm chí cịn khó khăn hơn rất nhiều so với việc trang bị tri thức, kỹ năng.

Hiện nay Phật giáo đang tìm cách tuyên truyền, đổi mới để tồn tại và phát triển, thích ứng với điều kiện mới. Mặt khác đối sinh viên, sự ảnh hưởng niềm tin tôn giáo từ cha mẹ, từ gia đình cũng là một nguyên nhân làm tơn giáo phát triển lan rộng. Do đó đối với sinh viên có những phương pháp giáo dục hữu hiệu, trang bị những kiến thức khoa học đúng đắn về giá trị của phật giáo trong quá trình học tập các học phần như triết học Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học, tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam từ đó giúp

42

sinh viên nhận thức đúng được những giá trị tích cực của Phật giáo đối với văn hóa, đạo đức, chính trị tư tưởng trong đời sống xã hội hiện nay để từ đó họ tiếp tục lưu giữ và phát triển những giá trị tích cực đó mặt khác để họ cũng xa lánh được những biểu hiện tiêu cực của Phật giáo trong giai đoạn hiện nay như mê tín dị đoan, những hiện tượng có tính chất phản văn hóa.

Tăng cường đưa sinh viên đi thực tế thơng qua các học phần có nội dung về tơn giáo, kết với các tổ chức xã hội, với các cơ sở tơn giáo, trong đó có Phật giáo trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Tăng cường các buổi sinh hoạt chuyên đề của các học phần chuyên ngành thông qua việc mời các chuyên gia, nhà tu hành nói chuyện về những giá trị tích cực của Phật giáo, những tri thức khoa học đúng đắn từ đó giúp cho sinh tránh những hành vi mê tín dị đoan trong lối sống hàng ngày.

Sinh viên tự ý tức tầm quan trọng của việc rèn luyện nhân cách sống và khuyến khích sinh viên chủ động tìm về những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức, lối sống của Phật giáo. Các thầy, cô gợi ý, động viên, khuyến khích cho sinh viên, phải để sinh viên tự nguyện, lựa chọn tự chiêm nghiệm, tự tụ tập tư tưởng đạo đức Phật giáo hay bất kỳ một giá trị đạo đức tốt đẹp nào khác mà họ thấy phù hợp và u thích thơng qua việc thuyết trình các nội dung của các học phần có nội dung về tơn giáo.

3.3.2. Phát huy vai trị của đồn thanh niên trong giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên theo giá trị tích cực của Phật giáo

Tổ chức Ðồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vị trí, vai trị rất quan trọng trong định hướng, tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức cho thanh niên. Ðồn là tổ chức chính trị, là lực lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi làm chủ tập thể của quần chúng trong mọi hoạt động của thanh niên, làm nhiệm vụ giáo dục thanh niên và là một thành viên không thể thiếu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Ðồn là lực lượng giáo dục trực tiếp, lãnh đạo chính trị, tư tưởng tập thể đoàn viên thanh niên, là nhân tố cơ bản của quá

43

trình tự giáo dục. Khơng những thế, Ðồn cịn là cầu nối giữa chi bộ Ðảng với quần chúng trẻ tuổi. Thơng qua các chương trình hành động thiết thực của mình, Ðồn vận động sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân và tích cực hơn nữa trong các phịng trào bảo vệ tổ quốc, hiến máu, thiện nguyện, mùa hè xanh…

Như vậy, Đồn Thanh niên có vai trị, vị trí hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên. Muốn làm được điều đó, thiết nghĩ, Đồn Thanh niên cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau: Tạo nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích mang mục đích định hướng giáo dục theo giá trị tích cực của Phật giáo cho sinh viên ; xây dựng phong trào động viên sinh viên không ngừng học hỏi, tu dưỡng bởi trong tam học “giới- định- tuệ” thì trí tuệ đóng vai trị nhất, đây là con đường để diệt khổ. Chỉ có trí tuệ mới giúp con người biết đâu là thiện, đâu là bất thiện. Như vậy việc đề cao trí tuệ trong đạo đức Phật giáo sẽ đóng góp khơng nhỏ đối với việc xây dựng hình mẫu đồn viên, thanh niên “trí sáng” của Đảng ta hiện nay ; tập hợp và giáo dục sinh viên hiểu biết giá trị Phật pháp, tôn trọng những giá trị đó và kỷ cương giáo lý nhà Phật; tổ chức giáo dục cho sinh viên thông qua hoạt động phong trào theo chủ đề, chủ điểm, không nên ôm đồm quá nhiều nội dung sẽ đưa đến tình trạng q tải, khơng có trọng tâm; chú trọng cơng tác giáo dục thơng qua tập thể, bằng tập thể; đoàn viên thanh niên cộng sản phải ln gương mẫu trong học tập tìm hiểu, nâng cao năng lực, phẩm chất người đồn viên thơng qua các cuộc thi mang tính chất rèn luyện năng lực quản lý cảm xúc ; kiểm soát hành vi trước tác động của ngoại cảnh, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ tốt đẹp giữa sinh viên ; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền của Ðồn thơng qua: Bản tin thanh niên; phát thanh thanh niên, panơ hình ảnh, tập san, nhóm văn nghệ xung kích, nhóm tun truyền viên.

Đồn trường cần phải thường xuyên nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo xu hướng diễn biến về tư tưởng, thái độ chính trị, tơn giáo, đạo đức lối

44

sống của sinh viên. Từ đó, tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực, các đợt sinh hoạt chính trị, các câu lạc bộ lý luận, các buổi toạ đàm, tuyên truyền, định hướng, xây dựng tình cảm tốt đẹp cho sinh viên thành viên đối với tơn giáo, với những sinh viên có đạo.

Có thể nói, với những ưu điểm của tuổi trẻ, khi những giải pháp nêu trên được thực hiện một cách đồng bộ thì tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của sinh viên trong việc thúc đẩy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đến đạo đức, lối sống của bản thân và đạo đức xã hội sẽ thực sự được phát huy.

Tiểu kết chương 3

Phật giáo góp một phần khơng nhỏ vào việc hồn thiện đạo đức, lối sống cho sinh viên. Song, bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng cịn một số tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của sinh viên trường Đại học Nội vụ hiện nay. Trên cơ sở khách quan, khoa học, khơng có lý do gì khiến chúng ta từ bỏ thế giới quan khoa học, biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin và cũng khơng có lý do gì mà chúng ta lại không vận dụng những giá trị mà Phật giáo đã từng hấp dẫn con người, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm qua. Muốn phát huy những giá trị tích cực của đạo đức Phật giáo và hạn chế những mặt tiêu cực trong xây dựng và hồn thiện đạo đức, lối sơngs cho sinh viên của trường hiện nay, cần thiết phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ từ phía nhà trường, đồn thanh niên và nhà nước.

45

KẾT LUẬN

Phật giáo Việt Nam hiện nay có nguồn gốc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc, hồ nhập với tín ngưỡng dân gian, truyền thống văn hố dân tộc ta từ hàng nghìn năm. Tuy có lúc thịnh suy, mạnh yếu khác nhau nhưng đã tự khẳng định mình như một thành tố khơng thể tách rời của nền văn hoá truyền thống Việt Nam. Qua q trình hội nhập và phát triển, thơng qua sự chọn lọc và tiếp thu của các thời đại, Phật giáo Việt Nam không những chia thành các tông phái và hệ phái khác nhau mà mỗi địa phương, mỗi miền cũng thể hiện sự khác nhau trong nội dung, nghi thức sinh hoạt và kiến trúc, lễ hội…Song nét tiêu biểu là Phật giáo ở đây có sự hồ quyện chặt chẽ với Nho giáo, Đạo giáo và đã được dân tộc hoá, dân gian hoá trở thành Phật giáo Việt Nam với những bản sắc riêng biệt, phù hợp với tâm linh tín ngưỡng người Việt Nam.

Phật giáo từ khi Phật giáo du nhập đến nay đã ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người Việt Nam từ triết lý, tư tưởng, đạo đức, văn học, nghệ thuật cho đến phong tục tập quán. Từ nhân sinh quan, đến thế giới quan, đạo lý, thẩm mỹ cho đến lời ăn tiếng nói của quảng đại quần chúng Việt Nam trong đó có sinh viên của trường Đại học Nội vụ Hà Nội ít nhiều ảnh hưởng của triết lý Phật giáo và tư tưởng Phật giáo.

Ngày nay, đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Đời sống đạo đức, lối sống xã hội cũng theo xu hướng tồn cầu hóa để vận hành. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của kinh tế thị trường tới kinh tế, văn hóa, đạo đức thì nó cũng có những mặt trái nhất định, trong cơ chế thị trường hiện nay, bản năng ích kỷ trong sinh viên dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển. Dục vọng, đam mê, đồng tiền và sự sùng bái vật chất làm cho một bộ phận sinh viên của trường có sự suy thối về đạo đức, lối sống đặc biệt nghiêm trọng là điều này đang xảy ra ở sinh viên những

46

chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc giáo dục đạo đức cho sinh viên là vơ cùng cần thiết. Với q trình du nhập và phát triển lâu dài ở Việt Nam, đạo Phật đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc. Những giáo lý của Phật giáo chuyển tải tư tưởng bình đẳng, bác ái cứu khổ, cứu nạn, gần gũi với tín ngưỡng văn hóa Việt Nam nên được người dân Việt Nam dễ dàng chấp nhận. Văn hóa tinh thần và đạo đức truyền thống Việt Nam luôn lấy chân-thiện-mỹ làm thước đo giá trị đạo đức con người Việt Nam, luôn đề cao các giá trị tốt đẹp, nhân ái, tình người. Phật giáo lấy con người làm trọng tâm, thấu hiểu được nỗi khổ của con người và chỉ ra con đường giải thốt khỏi vịng trầm luân biển khổ. Những quan niệm về thiện- ác, Thập Nhị Nhân Duyên, Nghiệp, Kiếp, Thuyết nhân quả, Nghiêp báo- Luân hồi, Ngũ giới,…mặc dù có phần mang tính thần bí, siêu hình, song có ý nghĩa nhất định, mang lại cho cá nhân một thái độ sống có trách nhiệm, góp phần răn đe, hạn chế suy nghĩ, lời nói, hành động không

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của phật giáo đến đạo đức, lối sống của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w