B .NỘI DUNG
1.2. Nội dung tạo động lực làm việc cho công chức
* Nhu cầu của tạo động lực làm việc cho công chức.
Động lực làm việc của công chức liên quan đến sự tập trung, hiệu quả, chất lượng và năng suất làm việc. Trình độ, năng lực của cơng chức có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả công tác. Tuy nhiên, đội ngũ cơng chức có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm việc hiệu quả nếu thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước phải ln quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ công chức.
12
* Tạo động lực về vật chất.
- Tạo động lực làm việc thông qua lương, thưởng
+ Nhu cầu cuộc sống bao gồm nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Với nhu cầu về vật chất, việc thỏa mãn chúng phụ thuộc vào tiền lương mà công chức nhận được. Mức tiền lương càng cao thì mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng cao. Và khi nhu cầu vật chất được thỏa mãn thì một số nhu cầu về tinh thần cũng được thỏa mãn như được tơn trọng hơn, có khả năng hưởng thụ các dịch vụ văn hóa nhiều hơn… Với nhu cầu tinh thần, tùy thuộc từng loại công việc, cách ứng xử của nhà lãnh đạo, quản lý và tập thể lao động mà mức độ thỏa mãn các nhu cầu tinh thần có thể khác nhau.
+ Tiền lương (và phụ cấp) là nguồn thu nhập chính, có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của cơng chức. Do đó, mong muốn có thu nhập cao vừa là mục đích, là động lực để cơng chức nỗ lực, say mê trong công việc.
+ Để tạo động lực làm việc thơng qua tiền lương, chính sách tiền lương
cần đáp ứng các yêu cầu:
(1) tiền lương phải thỏa đáng để kích thích, tạo động lực thực hiện cơng việc có hiệu quả.
(2) bảo đảm được sự công bằng trong tiền lương; mức tiền lương phải
tương xứng với sức lao động và sự cống hiến của họ với công việc. Khen thưởng là công cụ để nhà lãnh đạo, quản lý kích thích sự hăng say, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả. Trong chế độ khen thưởng cần đưa ra các tiêu chí thưởng dựa trên định hướng đạt được các mục tiêu mà tổ chức đặt ra. Cần phải đặt ra các tiêu chí thưởng rõ ràng, có tính định lượng cao, có thể sử dụng để đánh giá được mức độ hồn thành các tiêu chí để làm cơ sở xét thưởng chính xác. Mức thưởng phải đủ lớn để kích thích cơng chức phấn đấu đạt được các chỉ tiêu khen thưởng. Cần khen thưởng kịp thời để khuyến khích việc tái lập các hành vi được thưởng.
+ Khen thưởng là một loại kích thích vừa mang yếu tố vật chất vừa có
yếu tố tinh thần, có tác dụng tích cực đối với công chức trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn, thể hiện sự quan tâm, ghi nhận sự đóng góp của tổ chức đối với cơng chức, do đó tạo thêm động lực làm việc.
* Tạo động lực về phi vật chất.
- Tạo động lực làm việc thông qua cơng việc
+ Qua phân cơng, bố trí, sử dụng. Khi nhận được công việc phù hợp với năng lực, sở trường thì cơng chức sẽ phát huy một cách tối đa năng lực làm việc, dù trong bất kỳ điều kiện làm việc nào. Và ngược lại, nếu công chức được phân công công việc với yêu cầu năng lực thấp hơn năng lực của họ thì khơng những gây ra sự nhàm chán mà cịn là sự lãng phí trong sử dụng nhân lực.
+ Nếu phân cơng cơng việc địi hỏi năng lực cao hơn năng lực vốn có của cơng chức thì khơng những làm cho cơng chức khơng hồn thành được nhiệm vụ mà cịn tạo áp lực về tâm lý, dù họ có cố gắng nhưng cũng khó có thể đạt được mục tiêu.
+ Vì vậy, để tạo động lực cần dựa vào tính cách, đặc điểm tâm lý của công chức để bố trí, sắp xếp cơng việc phù hợp.
+ Qua luân chuyển công việc, chuyển công chức sang một công việc khác, với mơi trường mới có mức độ phức tạp tương tự, tạo nên sự đa dạng trong cơng việc và kích thích cơng chức làm việc. Ln chuyển cơng việc làm giảm bớt sự nhàm chán trong thực hiện nhiệm vụ, giúp cơng chức có thêm kinh nghiệm ở nhiều cơng việc và mơi trường đa dạng. Qua đó, họ sẽ ln sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi của công việc.
+ Tuy nhiên, nhà lãnh đạo, quản lý cần tránh luân chuyển công chức từ công việc nhàm chán này sang công việc nhàm chán khác khiến họ
khơng cịn hứng thú trong cơng việc và khơng có sự tơn trọng, chấp hành nội quy của tổ chức.
- Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc
14
+ Qua đào tạo, bồi dưỡng, gồm các hoạt động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.Khi được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chun mơn, hồn thiện bản thân và công chức sẽ có thêm động lực làm việc, tự tin, tích cực hơn trong công việc. Đào tạo, bồi dưỡng cũng thường được coi như một phần thưởng hữu hiệu đối với công chức, tạo cơ hội để công chức thăng tiến trong công việc. Chính vì vậy, đào tạo, bồi dưỡng có vai trị rất quan trọng, được coi là một biện pháp tạo động lực làm việc cho công chức.
+ Tạo động lực làm việc thông qua cơ hội thăng tiến. Thăng tiến là một nhu cầu tất yếu của một người, bởi thăng tiến tạo cơ hội cho phát triển cá nhân, tăng uy tín và địa vị. Điều kiện, cơ hội thăng tiến là động lực thúc đẩy công chức nỗ lực phấn đấu, vượt qua thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cơ hội thăng tiến và sự thăng tiến của cơng chức có ý nghĩa rất quan trọng và luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác tạo động lực làm việc của tổ chức.
+ Tạo động lực làm việc thông qua công tác đánh giá. Công tác đánh
giá là một hoạt động quản lý nhân lực quan trọng. Khi được đánh giá đúng mức và được trân trọng vì những đóng góp của mình, cơng chức sẽ khơng ngừng cống hiến, tận tụy với công việc và ngược lại, công chức sẽ cảm thấy chán nản khi mọi nỗ lực làm việc của họ không được cấp trên ghi nhận và đánh giá đúng mức. Đánh giá còn là cơ sở để đưa ra những quyết định cho cơng tác khen thưởng, đào tạo, bố trí, sử dụng nhân sự…
+ Để thực hiện tốt công tác đánh giá và ghi nhận, nhà lãnh đạo, quản lý cần xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, phù hợp với đặc điểm của tổ chức, là cơ sở bảo đảm công bằng giữa các cá nhân trong tổ chức.
+ Đánh giá và ghi nhận công bằng, khách quan là địn bẩy, là cơng cụ, biện pháp kích thích, tạo động lực làm việc hữu hiệu đối với công chức.
+ Tạo động lực làm việc thông qua môi trường, điều kiện làm việc đảm
bảo. Mơi trường, điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng làm việc, thái độ làm việc, hiệu quả làm việc và sức khỏe của công chức. Môi trường làm việc được cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công việc, bảo đảm vệ sinh lao động, an tồn lao động… cơng chức sẽ n tâm làm việc, phát huy năng lực, nâng cao hiệu suất lao động và hiệu quả công việc. Ngược lại, nếu môi trường làm việc không tốt sẽ khiến công chức làm việc trong tâm lý căng thẳng, bất an.
+ Tạo động lực làm việc thông qua các mối quan hệ trong tổ chức. Mối quan hệ trong tổ chức thường được quan tâm nhắc đến đó là mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa nhân viên với nhân viên.
+ Giữa lãnh đạo với nhân viên, cần tạo dựng mối quan hệ sẻ chia, thấu hiểu, khi đó người lãnh đạo có thể truyền tải tới nhân viên của mình các giá trị chân thực nhất để qua đó nhân viên thêm tin tưởng và gắn bó, trung thành với tổ chức và tạo cơ hội, động lực cho họ thực hiện mong muốn, khát vọng của bản thân trong công việc.
+ Trong quan hệ nhân viên với nhân viên, nhà lãnh đạo, quản lý có vai trò định hướng, tạo dựng các mối quan hệ cho nhân viên trong tổ chức qua bầu khơng khí làm việc, qua việc phối hợp làm việc và sự giúp đỡ nhau trong công việc vàtrong cuộc sống.
+ Xây dựng mối quan hệ hài hịa, thân thiện, bầu khơng khí tâm lý hiểu biết, giúp đỡ nhau, thông cảm, chia sẻ, trao đổi tâm tư, nguyện vọng là biểu hiện của mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức.
+ Các mối quan hệ trong tổ chức thuận lợi tác động đến tinh thần, động
cơ làm việc của cơng chức và sự gắn bó của cá nhân với tổ chức.
+ Tạo động lực làm việc thơng qua văn hóa cơng sở. Văn hóa cơng sở
là hệ thống những giá trị niềm tin, sự mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại và tạo nên những chuẩn mực hành động về truyền thống và cách thức làm việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều tuân
theo. Văn hóa cơng sở thường nhìn nhận ở các góc độ như trình độ, phương pháp quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan; phong cách giao tiếp, ứng xử của công chức; cảnh quan và mơi trường làm việc.
+ Văn hóa cơng sở có vai trị rất quan trọng, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại.