1.3 .Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.2.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ
Đến thời điểm này, khu lễ hội làng Vọng Nguyệt đang quản lý trên 20 quầy kinh doanh cố định của Trung tâm dịch vụ lễ hội và 120 hộ dân địa phương đã đăng kí hoạt động dịch vụ xung quanh lễ hội.
Các loại hàng hóa được bày bán phong phú, đa dạng, trong đó các sản phẩm được sản của tỉnh chủ yếu như: tơ tằm Vọng Nguyệt , bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ,…
Dự kiến trong hai ngày trọng điểm lễ hội, số hộ kinh doanh sẽ tiếp tục tăng lên. Từ thành công của các mùa lễ hội trước, ban quản lí di tích và lễ hội đã sớm ban hành quy chế về quản lý dịch vụ kinh doanh, dịch vụ bán hàng tại các quầy và ô bàn, tổ chức cho các đơn vị, cá nhân ký cam kết kinh doanh. Qua khảo sát, tất cả các quầy hàng kinh doanh, các bãi xe đều được cấp giấy phép kinh doanh, ký cam kết và niêm yết giá và treo biển niêm yết giá cụ thể.
Theo Trưởng phòng quản lý dịch vụ tại lễ hội làng Vọng Nguyệt ông Lê Thế Tồn ( trưởng thơn) cho biết: “Trong thời gian diễn ra lễ hội, lượng du
khách về tăng đột biến, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy, để tránh tình trạng chặt chém du khách, ban quản lý lễ hội làng
21
đã yêu cầu các đơn vị, các cá nhân và các hộ kinh doanh dịch vụ xung quanh lễ hội phải kí cam kết thực hiện kinh doanh dịch vụ đúng pháp luật và niêm yết giá bán công khai các loại mặt hàng; đảm bảo vệ sinh mơi trường, sắp xếp các vị trí bán hàng, bố trí các quầy dịch vụ hợp lý, tạo mỹ quan. Ngồi ra, tại các điểm cơng cộng đều phải có dán thơng báo số đường dây nóng để tiếp thu những ý kiến phản hồi của nhân dân nhằm kịp thời có những giải pháp hợp lý, xử lý các hộ kinh doanh có sai phạm”.
Bên cạnh việc quản lý các hoạt động kinh doanh, bán hàng, BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt cũng quản lý chặt chẽ đội ngũ chụp ảnh, gánh hàng thuê tại lễ hội. Theo đó, tất cả dịch vụ phải có quy định mức giá cụ thể. Những người tham gia vào dịch vụ chụp ảnh, gánh hàng thuê đều phải đăng ký hoạt động của mình với ban quản lý và đeo biển cá nhân khi hoạt động dịch vụ. Trước đó, ban quản lý và các cấp trên cũng tổ chức cho những người tham gia dịch vụ này về văn hóa ứng xử văn minh với du khách; không tranh giành, lơi kéo khách; có trách nhiệm giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường xung quanh lễ hội. Theo BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt , tiếp tục tăng cường công tác an ninh trật tự; đảm bảo “5 không”: không ùn tắc giao thông; không nâng giá, ép giá; không ăn mày, an xin; không hành vi phản cảm và không mất vệ sinh môi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, các hoạt động nâng, ép giá, cờ bạc trá hình sẽ bị xử lý nghiêm và nghiêm cấm hoạt động.
Để phục vụ tốt nhất lễ hội làng Vọng Nguyệt , hàng năm, ban quản lý lễ hội đã lên kế hoặch chi tiết, phân công nhiệm vụ và tổ chức lễ hội cho các phòng chức năng, yêu cầu phối hợp với các đơn vị liên quan như: cơng an, Sở văn hóa, các đồn kiểm tra liên ngành, quản lý chặt các hoạt động tại lễ hội; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, không để hiện tượng ăn mày ăn xin xảy ra tại lễ hội; xử lý bán hàng rong, đeo bám, ép giá, môi giới khách, đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch và các vi phạm khác,…
Với sự chủ động và nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ trong quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức
22
năng, khu lễ hội làng Vọng Ngutđã góp phần tạo dựng được niềm tin, hình ảnh đẹp cho nhân dân, du khách thập phương về tham dự lễ hội.