Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của mạng xã hộ

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 37)

7. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống COVID-

2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của mạng xã hộ

hội trong cơng tác phịng, chống dịch tại Thành phố Hà Nội

Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra trên địa bàn TP Hà Nội, dù đã gặp những khó khăn nhất định song TP cũng cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc phát huy vai trò của MXH trong cơng tác phịng chống, dịch bệnh.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ những kết quả mà mạng xã hội đã đạt được trong cơng tác phịng chống dịch tại Thành phố Hà Nội 60 50 40 30 20 10 0 MXH đã làm tốt vai trị truyền tải các thơng tin về phịng, chống dich COVID- 19 Hồn tồn đồng tình

Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả Thứ nhất, kịp thời cung cấp những thơng tin, chính sách, văn bản của Nhà nước chính xác, linh hoạt, nhanh chóng.

Khi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, nhóm tác giả thấy rằng đa phần người sử dụng MXH tại ba quận nội thành đều quan tâm đến các thông tin về dịch COVID-19, đặc biệt có đến 87,3% người được khảo sát cho rằng MXH đã

làm tốt vai trò truyền tải thơng tin về phịng, chống dịch COVID-19. Có thể nói, TP Hà Nội đã ln chủ động, kiên trì và bình tĩnh trong mọi tình huống nhằm kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đưa ra các giải pháp then chốt trong cơng tác phịng chống dịch và đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là trên các nền tảng MXH và “mặt trận” truyền thông.

Một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay đó là xây dựng một chính quyền gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của dân, kịp thời thông tin và giải quyết những bức xúc trong xã hội cho nhân dân. Để làm được điều đó, Chính phủ đã chọn hướng đi hợp tác với các nền tảng MXH để cung cấp thơng tin chính thức về các chỉ đạo điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Có 63,4% người tham gia khảo sát đồng tình một nửa với ý kiến những thông tin về dịch COVID-19 trên MXH là đáng tin cậy. Điều này cho thấy đa số người dân đã luôn tin tưởng và được tiếp cận kịp thời các văn bản, thơng tin mới nhất về phịng, chống dịch COVID-19 trên các trang MXH do chính Đảng, Nhà nước kiểm sốt.

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội cũng thường xuyên cập nhật và cung cấp các văn bản chỉ đạo, thơng tin về chính sách và các giải pháp phịng, chống dịch của Trung ương và TP với hình thức đưa tin đa dạng, phong phú như: Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội, cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, quận, huyện; thư điện tử công vụ,... Trong khi đó, thơng qua MXH Zalo, Facebook,… Sở thường xuyên cung cấp thơng tin 24/7 để báo chí cơng khai các hoạt động chung của Hà Nội, đặc biệt là công tác phịng, chống dịch COVID-19. Các thơng tin dịch bệnh đều được cập nhật công khai, minh bạch, nhất là thông tin về số ca mắc mỗi ngày đã giúp cho người dân nắm được tình hình hiện tại để biết tự giác phịng, chống cho cá nhân và cộng đồng. Ngồi ra, Sở ln tiếp nhận

ýkiến, lắng nghe phản hồi của dư luận thông qua các bài tường thuật của các nhà báo và lãnh đạo TP để có những điều chỉnh kịp thời với những nội dung công tác phịng chống dịch chưa phù hợp với tình hình thực tế. Sở TT&TT cũng thường xuyên khuyến cáo người dân phải tìm đọc các tin tức từ nguồn chính

26

thống, nhanh chóng phát hiện những thơng tin sai lệch để phản ánh tới cơ quan chức năng xử lý, dừng việc lan truyền thông tin chưa được kiểm chứng trên MXH.

Thứ hai, việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch giúp kết nối để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, giáo dục, xã hội, y tế.

Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc nâng cao ý thức chống dịch bằng cách ở nhà, hạn chế việc đi lại, tụ tập nơi đơng người chính là hành động thiết thực nhất để bảo vệ bản thân, gia đình và giúp cộng đồng ngăn ngừa, nhanh đẩy lùi dịch bệnh. Lúc này, MXH đã phát huy cơng dụng với vai trị là “cây cầu” kết nối với mọi người, xóa tan khoảng cách về khơng gian và địa lý. Mọi người có thể bày tỏ cảm xúc, chia sẻ những câu chuyện mới lạ chỉ có trong mùa dịch của bản thân, thể hiện quan điểm về các vấn đề xã hội với bạn bè, người thân và thậm chí cả những người chưa hề quen biết. Đã có rất nhiều xu hướng mới ra đời trên MXH bởi các bạn trẻ với mong muốn lan truyền nguồn năng lượng dồi dào và cảm hứng tích cực với mọi người trong những ngày ảm đạm vì dịch COVID-19. Một trong những xu hướng được chia sẻ nhiều nhất không chỉ trong nước mà cịn lan rộng ra quốc tế đó là “Vũ điệu rửa tay” khái quát 6 bước rửa tay cơ bản giúp phòng chống dịch hiệu quả do WHO khuyến cáo. Hay nền tảng MXH Tik Tok phối hợp cùng Bộ Y tế, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc khởi động chiến dịch “Lạc quan vượt dịch - Ở nhà vẫn vui” với mong muốn kết nối cộng đồng, lan tỏa ý nghĩa tích cực trong thời gian giãn cách xã hội. Thực hiện phỏng vấn sâu một người dân sống tại quận Ba Đình trong độ tuổi trên 40, người này chia sẻ: “Tơi đi làm cả ngày nên chỉ có buổi tối rảnh rỗi để sử dụng MXH, lướt thấy rất nhiều video sáng tạo của các bạn trẻ về việc ở nhà nhưng không nhàm chán, tôi thấy được truyền năng lượng trẻ rất nhiều. Mong rằng tương lai các bạn ấy sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa để cơng tác phịng, chống dịch của Việt Nam càng ngày càng tốt lên”.

Việc phát huy vai trò của MXH cho mục đích học tập trực tuyến trong dịch COVID-19 cũng đạt được những kết quả nhất định. Có 53,9% người tham gia khảo sát đồng tình một nửa và 38% hồn tồn đồng tình với ý kiến: “MXH giúp việc học tập online trở nên dễ dàng hơn”. Bên cạnh cơng dụng trao đổi thơng tin liên lạc, tình hình học hành giữa phụ huynh với nhà trường, giữa phụ huynh với HS và giữa HS với nhau khi khơng thể gặp mặt trực tiếp, MXH cịn đóng vai trị rất lớn trong việc bổ trợ kiến thức, là nơi tìm kiếm tài liệu cho HS, SV sau những giờ học trực tuyến. Việc học tập trực tuyến sẽ có những khó khăn trong việc tương tác giữa giáo viên và HS, khi chưa hiểu một nội dung nào đó trong bài học, các bạn HS, SV có thể chủ động tìm kiếm lượng kiến thức cần bổ sung thông qua các trang giáo dục trên MXH, thậm chí có thể đặt câu hỏi để tìm kiếm sự trợ giúp trên các trang mạng này mà khơng cịn q phụ thuộc vào thư viện truyền thống hay các bài giảng của các thầy cô trên lớp.

Thứ ba, lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn trong cộng đồng.

Nghiên cứu về vấn đề MXH đã lan tỏa nhiều thông điệp tốt đẹp trong đại dịch COVID-19, đã có lần lượt 76,1% và 19% người tham gia khảo sát hoàn toàn đồng tình và đồng tình một nửa với ý kiến này. Trong đợt giãn cách xã hội, mỗi lần mở điện thoại, lướt Facebook, Zalo, Tik Tok, Youtube là chúng ta lại bắt gặp những bài viết kêu gọi sự hỗ trợ cho những hồn cảnh khó khăn, cùng nhau đóng góp lương thực thực phẩm, làm từ thiện. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình đã chuyển quà và nhu yếu phẩm đến lực lượng phịng, chống dịch, đội ngũ y bác sỹ, cơng an, quân đội quận và 210 hộ dân trong khu vực bị phong tỏa tại phường Giảng Võ. Đồng thời, trích quỹ phịng, chống dịch COVID-19 của quận mua trang thiết bị y tế như: quần áo phòng, chống dịch, găng tay cao su tặng đội ngũ y bác sỹ quận. Hay đơn giản, nhiều người đã tận dụng MXH để chia sẻ những câu nói hay, lời động viên cổ vũ mọi người cùng chống dịch. Những video phóng sự, hình ảnh các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, những thanh niên tình nguyện ra sức hỗ trợ công tác lấy mẫu xét nghiệm, đi chợ giúp dân đã thể hiện sự khắc nghiệt

28

của dịch bệnh nhưng cũng lan tỏa tinh thần chiến đấu đến cùng của người dân Việt Nam.

2.2.2. Hạn chế trong việc phát huy vai trò của mạng xã hội trong cơng tác phịng, chống dịch tại Thành phố Hà Nội

Bên cạnh những kết quả tích cực mà MXH đã đem lại trong cơng tác phịng, chống dịch bệnh, đâu đó vẫn cịn tồn tại những mặt hạn chế mà chúng ta cần nhìn thẳng và rút kinh nghiệm.

Thứ nhất, một số thông tin trên MXH khơng chính xác (tin giả).

Như đã phân tích ở trên, đa số người dân đều đánh giá khá cao về mức độ tin cậy các thông tin về dịch COVID-19 trên MXH, tuy nhiên vẫn có 19% người tham gia khảo sát cho rằng những thông tin trên MXH là không đúng sự thật. Nếu như khơng có những biện pháp mạnh tay để ngăn chặn vấn đề này, nó sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng; cụ thể có 88,8% người tham gia khảo sát cho rằng việc này sẽ “gây tâm lý hoang mang dư luận, lo lắng trong quần chúng nhân dân” và “gây ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, nền kinh tế của đất nước”. Ngồi ra cịn có các ý kiến cho rằng hậu quả của vấn đề tin giả là “cơ hội cho các đối tượng đầu cơ tích trữ mặt hàng thiết yếu, tác động xấu đến người dân”, “suy giảm niềm tin của nhân dân vào Chính phủ”,…

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ những hậu quả nếu không phát huy được vai trò của mạng xã hội trong cơng tác phịng chống dịch tại Thành phố Hà Nội

40 35 30 25 20 15 10 5 0

Gây tâm lý hoang Là cơ hội cho các Gây thiệt hại nhất Suy giảm niềm tin mang dư luận, lo đối tượng đầu cơ định đến đời sống của nhân dân đối lắng trong quần tích trữ mặt hàng xã hội, nền kinh tế với Chính phủ chúng nhân dân thiết yếu, tác động của đất nước

xấu đến người dân

Hồn tồn khơng đồng tình Đồng tình một nửa Hồn tồn đồng tình

Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả

Thứ hai, một số cá nhân đã lợi dụng MXH, lợi dụng thông tin để bán hàng online trục lợi, lừa đảo trong thời điểm dịch bệnh bằng những chiêu thức hết sức tinh vi.

Thủ đoạn của các đối tượng là tuyển cộng tác viên thanh toán đơn hàng ảo, lừa đảo qua lệnh chuyển khoản giả, lừa đảo mạo danh đầu tư vacxin COVID- 19... Mặc dù đã Công an TP Hà Nội đã liên tục cảnh báo nhưng nhiều người do thiếu hiểu biết vẫn bị các đối tượng chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho chính người dân. Vì vậy, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua hàng tại những website đã đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương, các website phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết hoặc nếu mua hàng qua các MXH cần phải tìm hiểu kỹ các đánh giá của người mua trước, tìm hiểu kỹ thơng tin về người bán, xem xét về vấn đề nguồn gốc rõ rang, tuyệt đối không nên mua ở những Fanpage khơng có thơng tin người bán và khơng có địa chỉ rõ ràng, hoặc khi hỏi thơng tin thì cố tình giấu địa chỉ bán hàng, chỉ nhận đặt hàng qua tin nhắn (inbox), chỉ bán hàng online chứ khơng có cửa hàng cụ thể. Thực trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống kinh tế, xã hội của người dân thủ đơ nói chung và người dân ba quận trung tâm Hà Nội nói riêng.

Thứ ba, một bộ phận người dân thờ ơ, không quan tâm những những bài viết tiêu cực, thông tin giả trên MXH.

Nghiên cứu sâu hơn về hành vi của người sử dụng MXH tại ba quận nội thành TP Hà Nội có ảnh hưởng đến vai trị của MXH đến cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 hay khơng, nhóm tác giả đã đặt ra các trường hợp cụ thể trên MXH từ đó thu được những câu trả lời về hành vi của họ. Kết quả cho thấy, đa phần người sử dụng MXH đều không quan tâm đến những thông tin tiêu cực hay tin giả về dịch COVID-19, cụ thể có 50% người tham gia khảo sát sẽ bỏ qua thông tin không đúng sự thật về dịch COVID-19 hay các bài viết có quan điểm bịa đặt, xuyên tạc, bơi nhọ Nhà nước ta trong việc phịng, chống dịch bệnh.

30

Biểu đồ 2.3. Thái độ của người sử dụng MXH khi nhìn thấy thơng tin giả về dịch COVID-19

4,5 %

Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả Đối với việc nhìn thấy bạn bè của

mình đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19 lên MXH, có 54,4% người tham gia khảo sát cho biết sẽ nhắn tin riêng khuyên nhủ bạn và nhắc bạn xóa bài viết đó đi, 18,2% người phản bác cơng khai bằng bình luận và 27,3% người sẽ bỏ qua và khơng quan tâm đến quan điểm đó.

Biểu đồ 2.4. Thái độ của người sử dụng MXH khi

nhìn thấy bạn bè đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19

Nguồn: dựa trên khảo sát của nhóm tác giả

Ở đây chúng ta thấy chỉ có một số ít người thể hiện sự có trách nhiệm đối với cộng đồng khi phản đối lại những thơng tin khơng chính xác liên quan đến dịch bệnh, cịn lại đa số mọi người đều có thái độ thờ ơ với những thơng tin này

của người dùng MXH. Lý giải về điều này, có thể kể đến tâm lý ngại va chạm, sợ bị ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, sợ bị dân mạng “ném đá” hay không đủ hiểu biết về vấn đề này để có thể lên tiếng phản đối những thơng tin sai lệch trên MXH. Ngồi ra, có thể vì các cơ quan chức năng hay chính các trang MXH chưa có cơ chế bảo vệ sự an tồn của những người dám nói quan điểm của mình về các thơng tin khơng đúng về dịch bệnh nên đa số người sử dụng MXH chọn cách im lặng, bỏ qua để tránh gây phiền toái.

Thứ tư, một bộ phận người dân chưa có đủ kiến thức, kỹ năng xử lí tình huống phát sinh từ những ảnh hưởng tiêu cực của MXH đến đời sống con người.

Lạm dụng MXH có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý của mọi người trong khoảng thời gian dịch bệnh phức tạp, nhất là ở những độ tuổi nhạy cảm như HS, SV, người mất việc, người già, phụ nữ trong thời kỳ chăm con nhỏ... Khi tiếp nhận những thông tin tiêu cực như: học sinh nhảy lầu tự tử, bạo lực học đường, bạo lực gia đình... một số người đã chia sẻ mà khơng kiểm sốt thơng tin, hoặc không lường trước được tác động ngược của thông tin tới những đối tượng nhạy cảm (trẻ em đang tuổi trưởng thành, người yếu thế trong xã hội) dẫn tới hiệu hứng đám đơng, gây tâm lí hoang mang, phán xét nạn nhân trong cộng đồng, làm suy giảm niềm tin của công dân đối với những giá trị đạo đức trong xã hội. Ngoài ra, một số tờ báo, trang mạng khơng chính thống khơng ngừng lợi dụng tâm lí đám đơng để đăng những thơng tin chưa được kiểm chứng, có ý đồ “dắt mũi” dư luận nhằm mục đích câu like, câu view bất chấp đạo đức, làm cản trở nỗ lực làm trong sạch mơi trường mạng của chính quyền thành phố, gây khó khăn trong cơng tác quản lý nhà nước cũng như tạo tâm lí hoang mang cho người dân thành phố.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò của MXH trongphòng, chống COVID-19 tại Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w