Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 51)

7. Kết cấu của đề tài

3.1. Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước

- Mục tiêu của giải pháp: Nền tảng pháp lý được coi là một trong những

giải pháp cho sự phát triển tích cực của truyền thơng xã hội nói chung và MXH nói riêng. Trước những tác động hai mặt cả tích cực và hạn chế của MXH trong phịng, chống dịch COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội cần có những biện pháp quyết liệt, xây dựng các quy định cụ thể để tăng cường quản lý, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng MXH để vi phạm pháp luật, trục lợi cá nhân.

- Các biện pháp thực hiện giải pháp:

Nhóm tác giả đề xuất các biện pháp thực hiện giải pháp về quản lý nhà nước như sau:

Thứ nhất, cần xây dựng chế tài phù hợp và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa hơn nữa các quy định pháp luật đối với các hành vi

liên quan đến MXH, nhất là những thơng tin về phịng chống dịch COVID-19. Các quy chế, chính sách về phịng, chống dịch trên MXH cần công khai, minh bạch, rõ ràng để mọi người dân cùng biết. Đăng tải thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về dịch bệnh COVID-19 trên MXH là hành vi vi phạm pháp luật. Các mức xử phạt đối với hành vi này được quy định như sau:

Điều 101, Nghị định số 15/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vơ tuyến điện, cơng nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng MXH để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 hoặc cung cấp, chia sẻ thơng tin bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19, gây hoang mang trong nhân dân.

38

Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 nghiêm cấm hành vi đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại đến hoạt động kinh tế xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành cơng vụ, xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Người có hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng” với mức phạt tù lên đến 3 năm.

Thứ hai, tăng cường quản lý thị trường cung cấp dịch vụ và ứng dụng trên các phương tiện truyền thông MXH, yêu cầu các cơng ty truyền thơng phải có

trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, cam kết chống thông tin giả mạo về dịch COVID-19 hay bôi nhọ danh dự Đảng và Nhà nước. Có chính sách đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện các nền tảng MXH trong nước phát triển để những thơng tin chính xác của Nhà nước và TP về phòng, chống dịch bệnh được đưa đến người dân một cách nhanh nhất.

Thứ ba, trước lượng thông tin khổng lồ trên các nền tảng MXH, cần tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và các phần mềm để phòng ngừa, phát hiện,

xử lý kịp thời các thơng tin sai sự thật về phịng, chống dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến ổn định chính trị, xã hội; chú trọng sử dụng cơng nghệ, trí tuệ nhân tạo để xử lý, phân loại thông tin, dẹp bỏ những trang giả mạo, bảo vệ những trang thơng tin chính thống. Nghiên cứu thành lập đơn vị đặc trách chống tin giả trong phịng, chống dịch, nâng cao năng lực phân tích, điều tra, nghiên cứu công chúng, đo lường thái độ của người sử dụng MXH để truyền thơng về cơng tác phịng, chống dịch có hiệu quả.

Thứ tư, phát hiện và xử lý kịp thời, sử dụng biện pháp mạnh (nếu cần thiết) với những thơng tin khơng chính xác, khơng có lợi cho cơng tác phịng chống dịch, gây tiêu cực đến người dân. Việc TP Hà Nội nhanh chóng vào cuộc, xử lý

nghiêm các đối tượng tung tin giả về dịch bệnh trên các trang MXH nhằm câu like, câu view, gây hoang mang trong dư luận, kích động mâu thuẫn vùng miền,

chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; bất chấp quy định giãn cách, ngang nhiên tụ tập đông người để đánh bạc, nhậu nhẹt; mạo danh cơ quan, tổ chức có uy tín để chiếm đoạt tiền và thông tin cá nhân của người dân, làm giả giấy tờ đi đường, giấy chứng nhận xét nghiệm, làm giả thuốc chống COVID, đầu cơ, tăng giá trang thiết bị y tế, có hành vi chống lại lực lượng chống dịch, lợi dụng xích mích cá nhân để kích động bạo lực, kêu gọi biểu tình… là hết sức cần thiết và được đơng đảo người dân đồng tình, ủng hộ.

3.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, đoàn thể

- Mục tiêu của giải pháp: Nhóm giải pháp này nhằm khai thác lợi thế, phát

huy thế mạnh vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, đồn thể tại TP Hà Nội trong việc phòng ngừa đấu tranh làm giảm thiểu tác động của những thơng tin độc hại, sai trái trên MXH về phịng, chống dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến môi

trường xã hội, lợi ích cộng đồng, an ninh quốc gia, kịp thời định hướng dư luận, đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên MXH cho người dân Hà Nội là lành mạnh, hữu ích, có trách nhiệm. Ngồi ra, trong bối cảnh ảnh hưởng mạnh mẽ của MXH dẫn đến hành vi sử dụng MXH của người dân ngày càng phức tạp, khó kiểm sốt, việc đẩy mạnh cơng tác của các cơ quan, đồn thể giúp chúng ta có thể dễ dàng trong mọi cơng tác phòng, chống dịch COVID-19 là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng.

- Các biện pháp thực hiện giải pháp:

Nhóm tác giả đề xuất các biện pháp thực hiện giải pháp về phát huy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, đồn thể như sau:

Cần phải gần dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt được tư tưởng, quan điểm, tình cảm của người dân về phịng, chống dịch bệnh trên khơng gian mạng. Để làm được điều này, trên thức tế, ngành tuyên giáo Hà Nội đã quán triệt quan điểm: mỗi cán bộ, công chức các cấp và đội ngũ đảng viên với kỹ năng tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng phải thực sự là một đầu mối thu thập thông tin và nắm bắt dư luận xã hội. Mỗi người phải có

40

trách nhiệm kết nối, gắn kết với người dân, khu dân cư, tổ nhóm, câu lạc bộ trên MXH; thường xuyên gần gũi với quần chúng trong địa bàn công tác, sinh sống để nắm bắt tâm trạng cộng đồng, để hiểu xem quần chúng có cái nhìn thế nào về dịch COVID-19, về những biện pháp mà nhà nước đưa ra để đầy lùi dịch bênh.

Phần việc này trở nên thuận lợi, bởi Đảng bộ TP Hà Nội là đảng bộ lớn nhất cả nước, với hơn 450.000 đảng viên (chiếm gần 10% số đảng viên cả nước). Hà Nội cũng là địa phương tập trung đơng các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức, cán bộ trung, cao cấp. Cùng với đó là một số lượng lớn cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng, người có uy tín ở địa phương, tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang… đang sinh sống, cơng tác, gắn bó với Thủ đơ. Đây là lực lượng có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng, có vai trị quan trọng với hệ thống chính trị cơ sở. Đặc biệt, MXH có sức ảnh hưởng sâu rộng đến quan điểm nhân dân thì những phát ngơn, bình luận, chia sẻ... trên các nền tảng MXH của những cá nhân này có tính định hướng, dẫn dắt dư luận rất lớn. Họ chính là chỗ dựa tinh thần của đơng đảo quần chúng nên có khả năng nắm chắc lịng dân, thuyết phục và vận động nhân dân tích cực tham gia cơng tác phịng, chống dịch bệnh.

Để phát huy vai trị đội ngũ cán bộ, cơng chức, đảng viên trên địa bàn trong phòng chống dịch trên MXH, Hà Nội nên có chủ trương: vận động, thu hút và tranh thủ tiếng nói của những người có uy tín trong cộng đồng; các tổ chức, các giới, cá nhân có tầm ảnh hưởng trên cộng đồng MXH... cùng tham gia công tác tuyên truyền, vận động người dân xây dựng Thủ đơ, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố về phòng chống dịch COVID-19. Cùng với đó, lãnh đạo TP Hà Nội cũng thường xuyên tham khảo, lấy ý kiến đóng góp của những cán bộ, nguyên lãnh đạo cấp cao trước khi đưa ra những quyết định, quyết sách quan trọng liên quan đến cơng tác phịng chống dịch bệnh.

Mặt khác, để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể trong việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19, Theo khảo sát, hiện nhiều lực lượng trong các ngành: Tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra,

thanh tra, dân tộc, tôn giáo... cần chủ động thành lập các nhóm (group) kết nối trên Facebook, Zalo, fanpage, blogger... để truyền đi những thông điệp cần thiết về phịng chống dịch bệnh và nắm thơng tin ngược khi cần. Thành lập nhóm hoặc kênh hỏi đáp trên các nền tảng MXH để giải đáp các thắc mắc của người dân làm thế nào để giúp phòng, chống dịch COVID-19 trong sử dụng MXH một cách hiệu quả, hướng dẫn cách giải quyết các tình huống về tin giả mà người dân cịn lúng túng chưa biết xử lý. Đó khơng chỉ là sự kết nối tình cảm của những đồng chí, đồng nghiệp mà cịn là cách phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trên MXH trong việc nắm bắt, phát hiện kịp thời mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Chính những lực lượng hùng hậu này kết hợp với hiệu quả hoạt động trên không gian mạng giúp đưa nghị quyết của Đảng, các chính sách ngăn ngừa dịch bệnh vào cuộc sống, đến từng người dân; và ngược lại, nhanh chóng thu thập dư luận, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng để phản ánh kịp thời đến cơ quan chức năng.

Bên cạnh những biện pháp mạnh, răn đe những trường hợp gây ảnh hưởng xấu trên MXH về dịch COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội cũng cần ghi nhận và tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân đã thực hiện nghiêm túc, hỗ trợ công tác tuyên truyền, phổ biến, lan tỏa những thơng điệp tích cực và các biện pháp phịng chống dịch đúng theo chỉ đạo của Bộ Y tế trên MXH đến mọi người.

3.3. Nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thơng, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm công dân

- Mục tiêu của giải pháp: Để nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy ý thức của

người dân Hà Nội trong sử dụng MXH để phịng, chống dịch COVID-19, cần có những hoạt động giáo dục, truyền thông thiết thực để một mặt vừa thu lại được phản hồi của người dân Hà Nội, một mặt để người dân hiểu và tham gia cơng tác phịng, chống dịch trên MXH, cùng lan tỏa đến mọi người. Thơng qua đó hình thành thái độ giáo dục, truyền thơng, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm đúng đắn cho mọi người sử dụng MXH trong phòng, chống dịch COVID-19.

42

- Các biện pháp thực hiện giải pháp:

Nhóm tác giả đề xuất các biện pháp thực hiện giải pháp về giáo dục, truyền thông, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm công dân như sau:

Thứ nhất, tạo dựng được một môi trường MXH mạnh, đủ sức lấn át các dịng thơng tin độc hại trên khơng gian mạng; bảo đảm dịng thơng tin chất lượng, chính xác, kịp thời là thơng điệp chủ đạo, là bộ lọc tin cậy về các vấn đề xung quanh dịch COVID-19 mà dư luận xã hội quan tâm.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức,

hiểu biết về pháp luật, ý thức, trách nhiệm khi tham gia các nền tảng MXH của mọi công dân, định hướng giáo dục giá trị để người dân biết và tránh nhận thức lệch lạc và hành vi sai trái trên MXH về dịch COVID-19.

Thứ ba, tổ chức các buổi họp theo tổ dân phố, khu dân cư, các buổi tập huấn nhằm trang bị cho người dân những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ thông

tin cá nhân, cách thức chắt lọc, tiếp nhận thông tin về dịch COVID-19 một cách đúng đắn, phù hợp, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lãnh đạo TP, giải đáp thắc mắc của người dân về nguy cơ tiềm ẩn trên MXH, nhất là vấn nạn tin giả.

Thứ tư, đa dạng hóa các hình thức truyền thơng thông qua các kênh MXH

như Facebook, Zalo… thực hiện những video (dạng radio, dạng bản tin, dạng parody,…) có nội dung thiết thực, mới mẻ, khơng nhàm chán, khai thác triệt để những tính năng truyền tải thơng tin của các nền tảng MXH tuyên truyền về dịch COVID-19, các chính sách của Đảng và Nhà nước, những hướng dẫn, biện pháp phòng dịch của Bộ Y tế sao cho thu hút sự chú ý của mọi tầng lớp người dân. Phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân, nhất là những người điều hành website, blog, fanpage, các KOL (Key Opinion Leader), influencers, giới trẻ trong xây dựng môi trường MXH lành mạnh.

Thứ năm, đổi mới về nội dung lẫn hình thức các bài viết và hoạt động

nhằm nâng cao ý thức của người dân Thủ đơ về phịng chống dịch bệnh khi sử dụng MXH, sáng tạo những nội dung dành riêng cho mỗi lứa tuổi, lan tỏa những

thơng điệp tích cực ngồi đời thực cũng như trên MXH từ đó góp phần thúc đẩy những hành vi tích cực của người dân và hạn chế những tiêu cực trên MXH về dịch COVID-19.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, nhóm tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp đến nhằm phát huy vai trị của MXH trong cơng tác phịng chống dịch bệnh COVID-19. Đó là: nhóm giải pháp về quản lý nhà nước; nhóm giải pháp về phát huy vai trị, trách nhiệm của các cơ quan, đồn thể; nhóm giải pháp về giáo dục, truyền thơng, thúc đẩy ý thức, trách nhiệm công dân. Các giải pháp này phải được tiến hành đồng bộ, linh hoạt và nhanh chóng, nó khơng chỉ góp phần đảm bảo hiệu quả phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch mà còn thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo TP Hà Nội, là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong các chính sách dành người dân, thể hiện sự phát triển của TP Thủ đô so với cả nước.

44

KẾT LUẬN

MXH là một hệ thống liên kết những người sử dụng có chung mục đích với nhau, cung cấp cho họ các dịch vụ tìm kiếm, chia sẻ, trao đổi thơng tin thơng qua hình thức âm thanh, hình ảnh và các hình thức tương tự khác. Các nền tảng MXH có vai trị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực đối với cơng tác phịng chống dịch bệnh từ khi dịch bắt đầu xuất hiện cho đến khi có diễn biến phức tạp, khó lường và thời điểm hiện tại đó là phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Từ việc nghiên cứu thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19 tại ba quận nội thanh TP Hà Nội, có thể rút ra được một số kết luận như sau:

Thủ đô Hà Nội là một TP rất đặc thù về phịng, chống dịch vì là địa bàn giao lưu rộng, dân số đông, tập trung nhiều thành phần dân cư, đa nguồn lây, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Tuy nhiên TP đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh. Lãnh đạo TP luôn bám sát và thực hiện đúng các chỉ đạo của Chính phủ, đưa ra những quyết sách hợp lý, linh hoạt, đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, tăng cường tuyên

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò của mạng xã hội trong phòng, chống dịch COVID 19 tại thành phố hà nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w