7. Kết cấu của đề tài
2.3. Nguyên nhân của thực trạng phát huy vai trò của MXH trong phòng,
2.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được
Nhóm tác giả đưa ra một số nguyên nhân của những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch COVID-19 như sau:
Thứ nhất, do sự phát triển kinh tế của các quận nội thành, số lượng người dân có điện thoại thơng minh và sử dụng MXH khá cao.
Theo khảo sát của nhóm tác giả, có 75,2% người tham gia khảo sát có sử dụng các thiết bị điện tử thơng minh có kết nối Internet. Số lượng người ln sử dụng và thường xuyên sử dụng MXH Facebook lần lượt chiếm 17,2% và 47,8% người tham gia khảo sát, lượng người sử dụng Zalo thường xuyên chiếm 39,7% người tham gia khảo sát, lượng người thường xuyên sử dụng Tik Tok 41,3% người tham gia khảo sát. Việc người dân tại các quận nội thành sử dụng MXH với tần suất cao giúp họ có thể tiếp nhận thơng tin của các cơ quan Nhà nước về phịng, chống dịch một cách nhanh chóng, các thơng tin được chia sẻ rộng rãi để nhiều người cùng biết đến và thực hiện theo. Bên cạnh tiếp nhận thông tin qua loa đài, báo chí, vơ tuyến hay các buổi họp trực tiếp tại nơi làm việc và nơi cư trú, có 18,2% và 38,1% người tham gia khảo sát lần lượt cho biết họ luôn đọc được và thường xuyên đọc được những thơng tin về dịch COVID-19 và phịng, chống dịch thông qua MXH.
Thứ hai, người dân có trình độ dân trí cao, văn hóa ứng xử tốt.
Người dân Hà Nội từ xưa đến nay vốn được biết đến ln mang thái độ ứng xử có văn hóa. Mặc dù trong q trình hội nhập, có nhiều người dân nhập cư mang văn hóa, thói quen của vùng quê họ - dù có cả mặt tốt và chưa tốt - vào Hà Nội nhưng nhìn chung, người dân trên địa bàn Thủ đơ vẫn được coi là có trình độ dân trí cao. Điều đó được thể hiện thơng qua những hành động, thái độ khi Nhà nước có những biện pháp phịng, chống dịch từ cấp độ nhẹ đến mạnh, người dân Thủ đô đều hưởng ứng và thực hiện nghiêm các quy định. Thông qua bảng khảo sát 2.3 và 2.4 như nhóm tác giả đã đưa ra ở trên, có thể thấy đã có
một bộ phận người dân thể hiện sự quan tâm, phải đối một cách rất văn minh khi nhìn thấy những thơng tin sai sự thật trên MXH và khi thấy bạn bè mình đăng những quan điểm khơng tích cực về dịch COVID-19 bằng cách liên hệ với cơ quan chức năng để gỡ bài hay nhắn tin riêng để nhắc nhở bạn. Những hành động này tuy chưa nhiều những vẫn đáng được ghi nhận.
Thứ ba, lãnh đạo Hà Nội luôn kịp thời chỉ đạo bằng các văn bản đến các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.
Trong từng giai đoạn của dịch COVID-19, lãnh đạo TP Hà Nội nói chung và lãnh đạo các quận nói riêng ln kịp thời đưa ra các cơng văn, quyết định chỉ đạo về cơng tác phịng, chống dịch trên địa bàn, tiên phong đưa ra các biện pháp ngăn chặn dịch có hiệu quả. Từ khi dịch bùng phát đến khi bước vào giai đoạn thiết lập trạng thái “bình thường mới”, Cổng thơng tin điện tử và các trang MXH của các quận thường xuyên cập nhật những văn bản chỉ đạo của UBND các quận như: văn bản số 312/UBND-GDĐT do UBND quận Ba Đình ban hành điều chỉnh hình thức dạy học tại các trường đảm bảo thích ứng, linh hoạt an tồn để phịng, chống dịch COVID-19; Cơng văn số 924-CV/QU ngày 25/4/2022 của Quận ủy Hai Bà Trưng về việc thực hiện Thông báo số 739-TB/TU ngày 20/4/2022 của Thường trực Thành ủy về cơng tác phịng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội; các văn bản tổng kết hội nghị giao ban về cơng tác phịng, chống dịch trên địa bàn các quận và còn nhiều văn bản chỉ đạo khác. Việc thường xuyên cập nhật thông tin về những chỉ đạo của lãnh đạo TP đã cho thấy sự bám sát, quan tâm đến cơng tác phịng, chống dịch của Hà Nội từ đó ngày càng phát huy hơn nữa vai trị của MXH trong việc tuyên truyền những biện pháp phòng, chống dịch này đến người dân.
Thứ tư, do TP đã xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm trên MXH trong thời gian dịch bệnh diễn ra.
Từ đầu năm 2021, cuộc chiến phòng chống dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, tuy nhiên lãnh đạo TP vẫn quyết tâm kiểm sốt tình hình, triển khai các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là xử lý nghiêm những hành vi vi
34
phạm pháp luật, đăng thông tin sai sự thật trên MXH về công tác phòng, chống dịch. Ngày 10/5/2021, Sở TT&TT Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản Facebook có tên “Hà Nội Phố” do có hành vi "cung cấp thơng tin sai sự thật” - thông tin “Hà Nội phố thơng thống trong ngày đầu phong tỏa” kèm theo một video về trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021. Trong 3 ngày 12, 13 và 14/5/2021, Sở cũng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 chủ tài khoản Facebook có hành vi cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật về ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong cơng tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, vi phạm quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 5, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP. Tháng 7/2021, Sở Tư pháp Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1996/STP-PBGDPL về tuyên truyền một số quy định người dân cần tuân thủ trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội và mức xử phạt vi phạm pháp luật trong phịng, chống dịch COVID-19, cụ thể trong đó có viết: “Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thơng thơng tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và cịn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm)”.
Cùng những nguyên nhân của những kết quả đạt được trong phịng, chống dịch COVID-19, nhóm tác giả cũng nhận thấy có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc phát huy vai trò của MXH trong phòng, chống dịch bệnh còn gặp hạn chế.