Chủ thể quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

1.1.3 .Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội truyền thống

2.1. Chủ thể quản lý

2.1.1. Chủ thể quản lý Nhà nước

2.1.1.1. UBND huyện Tam Đảo và UBND thị trấn Đại Đình

Thực hiện chỉ đạo của Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Tam đảo với chức năng QLNN về quản lý lễ hội trên địa bàn.Việc tiếp nhận nội dung tổ chức và quản lý lễ hội được chịu trách nhiệm bởi UBND huyện trước các cơ quan TW. UBND dưới sự tham mưu của phịng VHTT huyện thực hiện cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội; thực hiện nội dung trong Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về xây dựng nếp sống văn hóa của người dân địa phương trên địa bàn cư trú trước và trong tiến trình lễ hội Tây Thiên diễn ra; đồng thời thực hiện các biện pháp biện pháp bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử lễ hội và danh thắng Tây Thiên.

UBND xã Đại Đình dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh thực hiện văn bản liên quan đến nghị định. UBND thị trấn kết hợp với các tổ chức liên quan thực hiện tổ chức lễ hội đảm bảo các yếu tố về môi trường thắng cảnh, tăng cường đảm bảo an tồn giao thơng, an ninh xã hội trong suốt quá trình chuẩn bị vfa diễn ra lễ hội.

2.1.1.2. Phịng Văn hóa- Thơng tin huyện Tam Đảo

UBND huyện Tam Đảo nói chung và phịng VH - TT huyện Tam Đảo nói riêng tập trung chỉ đạo các lễ hội lớn trên địa bàn huyện: Lễ hội đền Chân Suối (ngày 15 tháng Giêng), hội vật làng Hà (ngày mùng 7-1 âm lịch), Lễ Hội Tây Thiên (ngày 15-2 âm lịch), đại lễ Phật Đản và lễ Vu Lan báo hiếu của Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên, lễ hội đình Bồ Lý, lễ hội đền thờ Đức Thánh trần (thị trấn Tam Đảo), ngày 20-8 âm lịch v.v...

Thành lập ban tổ chức và chỉ đạo tổ chức của lễ hội theo kế hoạch của sở VH,TT& DL tỉnh ban hành; công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện tốt, nghi lễ tổ chức lễ hội trang nghiêm, nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được diễn ra sơi nổi, văn minh. Cơng tác xã hội hóa trong lễ hội Tây Thiên cũng được chú trọng, kinh phí tổ chức cũng chủ yếu do nhân dân và khách thập phương đóng góp. Cơng tác kiểm tra chặt chẽ, bố trí lực lượng an ninh xung quanh địa bàn tổ chức lễ hội nên khơng cịn các trị chơi mang tính cờ bạc. Cơng tác tổ chức đã có nhiều chuyển biến tích cực đi vào nề nếp.

Trong quá trình tổ chức lễ hội, đội kiểm tra liên ngành 814 của UBND huyện thường xuyên làm việc với BTC lễ hội trong việc thực hiện công tác quản lý lễ hội theo quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh hoạt động văn hóa cộng đồng ban hành theo Nghị định số 158/2003/NĐ-CP [2].

Bên cạnh đó, Phịng VH - TT huyện còn phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như đài phát thanh và truyền hình của huyện, Bộ chỉ huy quân sự huyện, trên địa bàn huyện cùng với các phòng, ban trên địa bàn trong việc tổ chức và quản lý lễ hội, đảm bảo lễ hội được diễn ra lành mạnh, ý nghĩa, thu hút sự chú ý tham gia của đông đảo người dân mà vẫn đảm bảo giữ gìn và phát huy những giá trị thuần phong mỹ tục của lễ hội.

Tại đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đưa ra định hướng lâu dài, Tam Đảo được tỉnh xác định là địa phương tập trung để phát triển ngành du lịch trọng điểm, đặc sắc của tỉnh, là khu vực bảo tồn tự nhiên. Ngoài thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển du lịch được nêu trong báo cáo chính trị, huyện cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch. Có các giải pháp căn bản để chấn chỉnh các yếu kém về quản lý để du lịch hoạt động thực sự hiệu quả; xây dựng thương hiệu giá trị du lịch vùng Tam Đảo xứng tầm cả nước. Tập trung giải phóng mặt bằng đẩy nhanh tiến độ dự án Tam Đảo 2, quy

hoạch lại và xây dựng nâng tầm các sản phẩm du lịch của Tam Đảo 1, Tây Thiên, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu vực ven hồ Xạ Hương, hồ Đồng Mỏ, hồ Bản Long, hồ làng Hà...

Ban chỉ đạo lễ hội Tây Thiên cũng được thành lập nhằm đảm bảo công tác tổ chức lễ hội hàng năm được diễn ra thành công. Các thành viên trong BCĐ lễ hội gồm 19 thành viên với các nhiệm vụ được phân công chi tiết và rõ ràng. Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Vĩnh Phúc được mời vào BCĐ để cùng phối hợp với phịng văn hóa trong q trình quản lý và tổ chức lễ hội Tây Thiên.

2.1.1.3. BQL di tích khu danh thắng Tây Thiên

Ban Quản lý Di tích Danh thắng Tây Thiên (BQL) là đơn vị trực thuộc UBND huyện Tam Đảo có nhiệm vụ tham mưu, giúp UBND huyện Tam Đảo tổ chức, giám sát các hoạt động lễ hội. BQL cũng là đơn vị chịu trách nhiệm về tổ chức lễ hội hàng năm trước UBND huyện.

BQL danh thắng Tây thiên chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức lễ hội bao gồm các công việc cụ thể như: bảo đảm khn viên chùa Phật và các di tích liên quan ln được vệ sinh sạch sẽ, trang nghiêm; trang trí băng rơn khẩu hiệu tại các điểm... Ngồi ra cịn có sự tham gia của ban giám hiệu vào BQL , cụ thể là phó ban điều hành, phó ban tổ chức ngày hội.

Cùng BTC lễ hội tổ chức thành công lễ hội Tây Thiên. Ngoài ra, tất cả các trưởng bộ phận có trách nhiệm ở lại nhà trưng bày và giới thiệu khách đến tham gia lễ hội. Ngoài việc trực tiếp tham gia tổ chức và phục vụ lễ hội, hàng năm anh thường đến. Việc trang trí cảnh quan lễ hội được BTC quan tâm và trích một phần chi phí thực hiện cơng tác trang trí trong dịp lễ hội.

2.1.1.4. Ban tổ chức lễ hội Tây Thiên

Hằng năm, BTC được thành lập và đổi mới dưới sự phân công và bổ nhiệm của UBND huyện Tam Đảo. Đồng thời BTC là đơn vị thực hiện lễ hội và chịu trách nhiệm trước Huyện ủy. UBND tỉnh thực hiện tổ chức họp và

phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong BTC cũng như các tiểu ban phục vụ lễ hội; đồng thời, thường xun nắm chắc tình hình, nhanh chóng kh UBND tỉnh giám sát và khuyến khích các thành viên hồn thanh nhiệm vụ được giao; BTC chỉ ra và khắc phục những tồn tại trong công tác tổ chức lễ hội; kiểm duyệt lại những nghi thức quan trọng diễn ra lễ hội, loại bỏ những thiếu sót cịn tồn tại trong q trình diễn ra lễ hội trước đó.

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w