Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội Tây Thiên

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 86)

1.1.3 .Vai trò của hoạt động quản lý đối với lễ hội truyền thống

3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tƣợng quản lý

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội Tây Thiên

Thiên đối với người dân và học sinh địa phương

Các cơ quan chức năng cần có những chính sách nhằm khuyến khích việc truyền dạy các nghi thức xưa cho thế hệ trẻ, tổ chức truyền dạy các bài cúng, các nghi thức truyền thống dân gian có trong lễ hội Tây Thiên để nhằm giúp cho thế hệ trẻ có thêm hiểu biết về lễ hội và các nghi thức của lễ hội từ đó duy trì cho lễ hội được phát triển.

Bên cạnh đó nhà nước cũng phải có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc quản lý lễ hội, giúp người dân hiểu rõ được vai trò và giá trị mà lễ hội mang lại từ đó mỗi người dân sẽ là một đại sứ cho lễ hội, góp phần tuyên truyền quảng bá cho lễ hội đồng thời cộng đồng dân cư cũng có vai trị quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động của lễ hội.

Công tác tuyên truyền luôn luôn phải được quan tâm sát sao. Qua các thông tin đại chúng, nhân dân địa phương cũng như thế hệ trẻ càng nắm vững về giá trị của lễ hội địa phương cùng với các hành động nhỏ cho đến lớn để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị có trong lễ hội.

Với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và giàu truyền thống lịch sử thì Vĩnh Phúc ln đề cao việc tuyên truyền và giáo dục về truyền thống. Trong các nhà trường, việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc

thiểu số tỉnh Vĩnh Phúc cho học sinh từ tỉnh xuống các huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

Đối với người dân và học sinh xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, trước hết cần tăng cường cơng tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác giáo dục truyền thống lịch sử xã Đại Đình và huyện Tam Đảo về văn hóa nói chung cũng như giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, DTLS, lễ hội cho học sinh phổ thơng; phát huy vai trị tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến cơ sở; có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường phổ thơng.

Nâng cao nhận thức về văn hóa, lịch sử cho học sinh trên địa bàn thị trấn Đại Đình cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Thơng qua những buổi tọa đàm, những cuộc nói chuyện với cựu chiến binh,... sẽ giúp học sinh am hiểu hơn về lịch sử cũng như văn hóa. Có thể sử dụng phịng Truyền thống, phịng Đồn, Đội, Thư viện... để trưng bày báo tường, báo ảnh, hiện vật, tranh ảnh theo các chủ đề hoặc thiết kế tờ gấp có nội dung tuyên truyền.

Thứ hai, kết hợp hoạt động Đội TNTP và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với bậc tiểu học, các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, các lễ hội trên địa bàn huyện có thể tổ chức vào các tháng có chủ đề phù hợp như “Chào năm mới”; “Mừng Đảng, mừng xn”; “Tiến bước lên Đồn”; “Mừng non sơng thống nhất”; “Uống nước nhớ nguồn”... Ở cấp THCS và THPT, có thể tổ chức vào các tháng thanh niên tình nguyện.

Thứ ba, Bên cạnh những giờ học chính, kết hợp với các hoạt động ngoại khóa, tham gia các chuyến đi thực tế, tham quan, tìm hiểu các di tích, lễ hội để hiểu thêm và có những kiến thức thực tế.

Thứ tư, Kết hợp việc trưng bày cổ vật tại các bảo tàng và phòng truyền thống của các trường trên địa bàn huyện Tam Đảo. Đồng thời, tổ chức những

chương trình giao lưu, tìm hiểu lịch sử lễ hội, di tích, truyền bá tư tưởng yêu nước, uống nước nhớ nguồn,...

Thứ năm, tăng cường tổ chức các hoạt động mang ý nghĩa về văn hóa, lịch sử. Liên kết với các đồn trường trên huyện Tam Đảo tạo ra những khơng gian văn hóa, cuộc thi tìm hiểu về lịch sử truyền thống, lễ hội, văn hóa DTTS trên địa bàn.

Thứ sáu, Tạo sự liên kết với người dân thơng qua những buổi trình diễn văn hóa, diễn thuyết về q trình hình thành di tích, lễ hội.

Thứ bảy, huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nhân các ngày lễ lớn, nhà trường và địa phương của xã Đại Đình, huyện Tam Đảo có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức (Hội Cựu chiến binh, Phịng Văn hóa, BCH Qn sự huyện, thành phố...) mời đại biểu đến nói chuyện truyền thống lịch sử thị trấn, huyện và vai trò của lễ hội trong đời sống.

Có thể tổ chức các hoạt động thực tế cho học sinh., sinh viên trên địa bàn xã, huyện, tỉnh kết hợp với công tác truyền bá tư tưởng, lịch sử văn hóa.Giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú của đồng bào DTTS tại địa phương, từ đó am hiểu hơn về lịch sử, văn hóa. Tạo mối quan hệ gắn bó giữa học sinh và các thế hệ khác tại địa phương thơng qua những trị chơi dân gian.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Ở chương 3, bên cạnh việc đã đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội và tổ chức lễ hội Tây Thiên, xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc tơi đã đề ra nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý và đối tượng quản lý một cách cụ thể. Tôi đã nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý di tích cũng như danh thắng; Nâng cao chất lượng của đội ngũ quản lý trong công tác quản lý lễ hội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội đối với người dân địa phương cũng như du khách thập phương tới dâng hương và tham quan danh thắng. Đồng thời, bảo tồn và phát huy truyền thống lễ hội và tăng cường hoạt động du lịch quảng bá lễ hội để lễ hội được vươn xa;

KẾT LUẬN

Lễ hội Tây Thiên là một trong những lễ hội cổ truyền mang đậm dấu ấn cư dân nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước. Bộ máy quản lý lễ hội được nghiên cứu và phân tích từ những góc độ khác nhau. Đặc biệt là quản lí nhà Nhà nước và quản lý cộng đồng.

Nhiều nét văn hóa đã được duy trì và tiếp tục phát triển như: khơi phục được các hình thức diễn xướng, trị chơi dân gian… Cơng tác quản lý đồng bộ, rõ ràng đem lại hiệu quả trong cơng tác này. Bên cạnh đó, những bất cập, khó khăn cũng được hiện lên cần đưa ra những biện pháp khắc phục như: đội ngũ tự quản tại lễ hội chưa thực nghiêm túc những quy định đề ra, công tác quản lý cấp cơ sở cịn thiếu và trình độ chun mơn chưa đáp và thích ứng được nhu cầu.

Cùng với việc tổ chức quản lý thì tự quản cộng đồng đã mang lại nhiều lợi ích cho lễ hội, đóng góp về mặt nhân sự cũng như tài chính. Bên cạnh đó, hoạt động tự quản cũng có nhiều hạn chế, khó khăn chưa kiểm soát được.

Qua việc khảo sát thực tế và nghiên cứu công tác quản lý lễ hội tại xã Đại Đình, tơi đã đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội Tây Thiên đó là: Hồn thiện bộ máy quản lý Nhà nước để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; Đào tạo, sử dụng để phát huy nguồn nhân lực quản lý lễ hội Tây Thiên; Quy hoạch mở rộng khơng gian tổ chức lễ hội; Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển loại hình du lịch lễ hội; Đổi mới cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại lễ hội Tây Thiên; Nghiêm khắc xử lý những sai phạm diễn ra trong không gian lễ hội; Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ; Tăng cường cơng tác quản lý nguồn tài chính của lễ hội chùa Tây Thiên; Đảm bảo tốt cơng tác vệ sinh mơi trường, an tồn thực phẩm; Đề cao vai trò của cộng đồng cư dân về việc tham gia trực tiếp vào lễ hội Tây Thiên; Đa dạng hóa hình thức tun truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân và du khách tham gia; Huy động nguồn lực từ cộng đồng cho tổ chức lễ hội.

Là một lễ hội nổi tiếng vùng trung du Bắc Bộ xưa, Vĩnh Phúc ngày nay, lễ hội Tây Thiên đã và sẽ tiếp tục hành trình vận động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và trước xu thế tồn cầu hóa hiện tại và tương lai. Để lễ hội Tây Thiên phát huy được những giá trị tốt đẹp cổ truyền của dân tộc thì cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Cũng rất cần thiết có nhiều cơng trình khảo cứu sâu hơn nữa về công tác quản lý lễ hội Tây Thiên. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của một lễ hội lớn được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về tiếp

tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Hà Nội.

2. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày

12/11/2013

về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

3. Phan Huy Chú (1973), Lịch triều hiến chương loại chí.

4. Đồn Văn Chúc (2010), Xã hội học văn hóa, Nxb Văn hóa – Thơng

tin, Hà Nội.

5. Cao Đức Hải (2010), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

6. Đinh Gia Khánh (1985), nghĩa xã hội và văn hóa của hội lễ

dân

gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

7. Nguyễn Văn Lý (1845), Bắc Thành Địa Dư Chí Lục.

8. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sửa đổi, bổ

sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Phạm Thị Thanh Quy (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện

nay, Nxb

Lao động, Hà Nội.

10. Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người

Việt,

Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

11. Ngô Đức Thịnh (1993), Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ

truyền và nhu cầu của xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

12. Lê Trung Vũ, Thạch Phương (1995), Lễ hội Việt Nam, Nxb KHXH,

MỘT SỐ WEBSITE THAM KHẢO 1. https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_ De tail.aspx?ItemID=17740 2. https://vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/VanHoaXaHoi/View_ De tail.aspx?ItemID=1847 3. https://baophapluat.vn/le-hoi-tay-thien-hanh-trinh-den-voi- phat-ve- voi-mau-post438036.html 4. http://conganvinhphuc.vn/noidung/tintuc/Pages/ANTTATGT.as px?I temID=672 5. https://tienphong.vn/khai-hoi-tay-thien-hanh-trinh-den-voi- phat-ve- voi-mau-post1423841.tpo 6. https://dangcongsan.vn/vinh-phuc-tiem-nang-va-trien- vong/vinh- phuc-con-nguoi-va-truyen-thong/dang-huong-quoc- mau-tay-thien- tai-le-hoi-tay-thien-2022-606604.html 7. https://kinhtevadubao.vn/le-dang-huong-quoc-mau-chinh-thuc- khai-hoi-tay-thien-21847.html

PHỤ LỤC ẢNH

Ảnh 1: Cổng tam quan khu danh thắng Tây Thiên

(Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

(Nguồn: Tác giả)

Ảnh 2: Lối dẫn lên đền Thõng hướng lên chùa Tây Thiên

Ảnh 3: Quang cảnh chuẩn bị lễ dâng hương lễ hội Tây Thiên

năm Nhâm Dần 2022

(Nguồn: Tác giả)

Ảnh 4: Banner Lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên xuân Nhâm Dần 2022 tại

khu di tích danh thắng Tây Thiên

Ảnh 5: Sơ đồ khu di tích danh thắng Tây Thiên

(xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

Ảnh 6: Triển lãm trưng bày, quảng bá du lịch Vĩnh Phúc tại khu di tích danh

thắng Tây Thiên do Sở VH,TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì (Nguồn: Tác giả)

Ảnh 7: Một số ấn phẩm xuất bản giới thiệu về khu di tích danh

thắng Tây Thiên và một số điểm tham quan tại tỉnh Vĩnh Phúc do Thư viện tỉnh trưng bày (Nguồn: Tác giả)

Ảnh 8: Banner lớn giới thiệu thời gian, địa điểm tổ chức Lễ dâng hương

tưởng niệm Quốc Mẫu Tây Thiên xuân Nhâm Dần 2022 (Nguồn: Tác

giả)

Ảnh 9: Quang cảnh khu di tích danh thắng Tây Thiên

(đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên và chùa Tây Thiên)

Ảnh 10: Đền thờ Cơ Chín thuộc quần thể di tích danh thắng Tây Thiên

(Nguồn: Tác giả)

Ảnh 11: Đền Cậu thuộc quần thể di tích danh thắng Tây Thiên

Ảnh 12: Tam Bảo chùa Tây Thiên thuộc quần thể di tích danh thắng Tây Thiên

(Nguồn: Tác giả)

Ảnh 13: Cổng chào với nội dung “Đến với Phật, về với Mẫu” tại quần thể

danh thắng Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)

Ảnh 14: Đền Địa Mẫu thuộc quần thể di tích danh thắng Tây Thiên

(Nguồn: Tác giả)

Ảnh 15: Đền thờ Tam Tịa Thánh Mẫu (quần thể di tích danh thắng Tây Thiên)

Ảnh 16: Các đại biểu Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc,

huyện Tam Đảo thực hiện nghi lễ dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên (Nguồn: Tác giả)

Ảnh 17: Phó Chủ tịch Nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu dâng hương

Ảnh 18: Hệ thống cáp treo được CTCPĐT Lạc Hồng đầu tư, phục vụ du

khách tham quan chiêm bái tại quần thể danh thắng Tây Thiên (Nguồn: Tác

giả)

Ảnh 19: Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Tam Đảo tiến hành kiểm tra các mặt

Ảnh 20: Lực lượng giao thông Tam Đảo tích cực đảm bảo trật tự an tồn giao

thơng trên địa bàn dịp trước, trong và sau Lễ hội Tây Thiên (Nguồn: Tác giả)

Ảnh 21: Công an huyện Tam Đảo tuần tra địa bàn, chủ động nắm tình hình,

phịng ngừa các ổ, nhóm tội phạm tại Khu danh thắng Tây Thiên (Nguồn: Tác

Một phần của tài liệu Quản lý lễ hội tây thiên tại xã đại đình,huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w