Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tín dụng xã hội ở huyện sóc sơn – TP hà nội” (Trang 55 - 59)

2.2.3 .Chức năng của NHCSXH huyện Sóc Sơn

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả quan trọng trong cơng tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong những năm qua, qua q trình phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách tại huyện cũng nảy sinh những hạn chế cần tiếp

43

tục được tháo gỡ, đó là:

Một là: Rủi ro tín dụng của NHCSXH

- Đối tượng của chính sách tín dụng xã hội là hộ nghèo, hộ gia đình đối tượng chính sách, doanh nghiệp ở vùng kinh tế khó khăn thuộc những đối tượng dễ bị tác động, dễ bị tổn thương nhất, và chịu hậu quả cũng nhiều nhất khi gặp phải sự biến đổi môi trường như: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa,... Khi NHCSXH cho vay phần lớn là đối tượng không phải thế chấp tài sản, không ràng buộc chặt chẽ về đảm bảo tiền vay bằng vật chất nếu chất lượng tín dụng kém, nợ quá hạn và mức độ rủi ro cao có thể dẫn đến phản ứng dây chuyền tiêu cực của cả khách hàng vay vốn với ngân hàng.

- Nếu người vay không thể trả sẽ làm giảm nguồn thu cho NHCSXH dẫn đến khơng có khả năng chi trả các chi phí quản lý, thất thốt vốn của nhà nước, tăng thêm gánh nặng cho ngân sách, giảm sự nhiệt tình, năng lực làm việc của cán bộ.

- Những chương trình tín dụng chính sách có nguồn vốn vay nước ngồi phần lớn là vốn ODA với mức vay lớn nếu để xảy ra rủi ro thất thốt vốn sẽ làm giảm uy tín của chính phủ và hệ thống tài chính quốc gia, mơi trường đầu tư.

Hai là : Lãi suất thấp khiến một số hộ người dân ỷ lại, lười biếng hoặc sử

dụng vốn vay đơn điệu

Về lãi suất cho vay hiện nay theo quy định của Chính phủ chỉ bằng khoảng 50 - 60% lãi suất của các Ngân hàng thương mại, gây ra tư tưởng trông chờ, ỷ lại của hộ vay. Mặt khác, Ngân sách Nhà nước phải cấp bù chênh lệch lãi suất tương đối lớn, gây khó khăn cho Ngân sách và về phía NHCSXH cũng khơng chủ động được về tài chính.

Hơn nữa đối tượng sử dụng vốn vay cịn đơn điệu: trong đó, chăn ni trâu, bị là chính, các ngành nghề và dịch vụ chưa nhiều. Chưa có sự phối hợp tốt giữa công tác lồng ghép chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo và đầu tư tín dụng nên hiệu quả sử dụng vốn còn nhiều hạn chế.

Ba là: Sự phối hợp của NHCSXH huyện vẫn chưa thực sự đồng bộ với các

tổ chức chính trị xã hội

Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội có nơi, có lúc

44

chưa được tốt. Chưa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai. Chưa chủ động được nguồn vốn, bị phụ thuộc rất lớn vào việc điều chuyển vốn của ngân hàng cấp trên và ngân sách địa phương

Bốn là: Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp.

Nguồn vốn bị hạn chế và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước phân bổ hàng năm. Nguồn vốn ngân sách nhà nhà nước hàng năm Chính phủ chuyển sang cho NHCSXH để cho vay còn hạn chế do theo kế hoạch đầu năm cấp 1 lần trong năm khơng bổ sung; trong khi đó nguồn vốn huy động ngân sách địa phương để cho vay hộ nghèo mới đáp ứng một phần rất nhỏ. Trong khi đó nhu cầu vay có tính thời vụ. Điều này chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, đã phần nào tác động làm hạn chế hiệu quả vốn vay.

Năm là: Chưa đánh giá đúng số hộ thốt nghèo và tái nghèo hàng năm, có sự

bình xét hộ nghèo khác nhau giữa các xã.

Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo qua các năm chưa đánh giá chính xác. Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế. Số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm giữa sổ sách và thực tế cịn khác nhau (Số hộ thốt nghèo trong danh sách lớn hơn thực tế, số hộ tái nghèo thực tế lớn hơn danh sách).

Sáu là: Vẫn cịn tồn tại tình trạng tín dụng đen trên địa bàn huyện

Trái ngược với tín dụng trắng (có tính pháp lý để bảo về người vay và người cho vay, các khoản cho vay tn thủ 100% luật định), tín dụng đen là hình thức cho vay tín dụng với lãi suất cao từ các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động cho vay tiền nhưng không đăng ký kinh doanh và không được sự cấp phép của nhà nước. Lãi suất do cá nhân hoặc tổ chức cho vay tín dụng đen tự đặt, thường vượt 150% mức lãi suất của ngân hàng nhà nước và thu hồi nợ bằng những thủ đoạn phi pháp đến mức tàn nhẫn.

Không chỉ ở thành thị, nông thôn, mà ngay cả những nơi khó khăn tại miền núi có nhiều bà con dân tộc sinh sống, tín dụng đen cũng đã len lỏi đến và gây nhiều hệ lụy về cả tài sản, tính mạng người dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

45

Nguyên nhân do thủ đoạn của các tổ chức, cá nhân cho vay tín dụng đen rất thủ đoạn và tinh vi nhằm lôi kéo người tham gia, chính quyền tại địa bàn quản lý cịn lỏng lẻo để các hành vi trên lộng hành, và do chính bản thân người dân khơng có kiến thức để “lọt lưới” những đối tượng của đường dây cho vay tín dụng đen.

Bảy là: Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT, tổ chức chính

trị xã hội nhận làm dịch vụ uỷ thác các cấp và Tổ trưởng vay vốn cịn hạn chế, nên khơng phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong q trình vay vốn như: Sử dụng sai mục đích, chây ỳ, vay ké, xâm tiêu vốn hộ nghèo tại một số địa phương. Mà vẫn chủ yếu qua tự kiểm tra phát hiện của NHCSXH, hoặc nhân dân và báo chí phản ánh

Tiểu kết chương 2:

Trong chương 2 tác giả đã đưa ra tổng quan chi tiết nhất về Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Sóc Sơn từ đó người đọc có thể hiểu được về lịch sử hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, hoạt động và đối tượng, những yếu tố dẫn đến việc thành lập và các chương trình tín dụng cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện. Cũng đã đưa ra những khái quát cụ thể nhất về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội tại địa bàn huyện. Bên cạnh đó tác giả đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách tín dụng xã hội tại địa bàn huyện Sóc Sơn, đã đưa ra những đánh giá về mặt được và mặt hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại đó và rút ra bài học kinh nghiệm cho q trình thực thi chính sách. Đó là những nội dung quan trọng để trong chương 3, tác giả sẽ đề xuất những phương hướng và giải pháp cụ thể để nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác thực thi chính sách tín dụng xã hội tại huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.

46

Chương 3.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG XÃ HỘI Ở HUYỆN SĨC SƠN – THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách tín dụng xã hội ở huyện sóc sơn – TP hà nội” (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w