Đặc điểm của mơ hình quản trị nhà nước tốt

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH QUẢN TRỊ NHÀ nước tốt ở UBND PHƯỜNG HỒNG hà, THÀNH PHỐ hạ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 28)

Quản trị nhà nước tốt có một phương pháp và cơng cụ nhằm cải thiện và điều chỉnh quan hệ quản lý và quản trị hệ thống nhà nước cũng như quan trọng trong cơng cuộc cải cách hành chính.

Khác biệt so với các nơ hình quản trị nhà nước khác, mơ hình này dựa trên tám đặc điểm, đó là tám đặc điểm cốt lõi nhất từ đó định thế nào là một nhà nước hiệu quả, nhà nước tốt. Tám đặc điểm được nêu ra trong mơ hình quản trị nhà nước tốt:

- Đồng thuận xã hội: Huy động, bảo đảm sự tham gia của các chủ thể trong xã hội, nhất là người dân vào quản trị nhà nước. Đặc trưng tiêu biểu nhất của mơ hình này là tăng cường sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động của hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương. Các cá nhân, tổ chức trong xã hội có thể tham gia vào hoạt động của chính phủ (cụ thể, tham gia vào việc ban hành các quyết định hành chính, các chính sách, biện pháp hành động) một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua người đại diện hoặc các tổ chức hợp pháp. Nó huy động được sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý nhà nước như quản lý, giám sát hoạt động cơng, thực hiện chính sách, chương trình hành động, thay đổi luật, quyết định hành chính,… Là cách thức, phương thức, cơng cụ quản trị nhằm tìm được sự đồng thuận của các chủ thể

trong xã hội không biệt họ là ai đối với Nhà nước thông qua những hoạt động nhằm đem lại lợi ích cho cơng dân, tổ chức. Từ đó thiết lập một xã hội đồng thuận và bảo đảm lợi ích của cả cộng đồng khơng phân biệt bất kì chủ thể đó là ai. Đồng thời, địi hỏi khả năng thực hiện của nhà nước trong ban hành chính sách và quản trị mọi nguồn lực. Các chủ thể xã hội được giới hạn: Người dân thuộc địa phương và lãnh thổ, người nước ngồi có đăng ký và cư trú hợp pháp, thành phần tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức phi nhà nước, các loại hình thành phần kinh tế cả trong lẫn ngoài nước.

- Quản trị theo tinh thần nhà nước pháp quyền: Nhà nước pháp quyền phải khẳng định thể chế của mình qua luật pháp và luật pháp là trên hết, tối cao, đó là khn khổ, là hành lang pháp lí cơng bằng và tạo ra những giá trị pháp luật để công dân hoặc mọi người tuân theo.

- Minh bạch: minh bạch là hoạt động hướng tới thông tin với mọi cá nhân trong xã hội không phân biệt họ là ai, thể hiện ở việc các hoạt động thơng tin phải liên tục, chính xác, kịp thời tới mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội một cách đầy đủ theo hướng dễ truy cập, dễ hiểu. Quyền được thơng tin là quyền chính đáng của mọi người. Mất quyền tự do tiếp cận thông tin là biển hiện của hành vi gian lận và hiện tượng tham nhũng.

- Sự tham gia của các chủ thể: Đó là huy động được sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động quản lý nhà nước như quản lý, giám sát hoạt động cơng, thực hiện chính sách, chương trình hành động, thay đổi luật, quyết định hành chính,… Từ đó là cơ sở để điều chỉnh các quan hệ trong chính sách cũng như tạo dựng mơi trường phù hợp từ các chủ thể. Chủ thể trong xã hội là người dân chính là những người tạo ra các u cầu và phải có u cầu thì mới có các quan hệ điều chỉnh và muốn có các điều chỉnh thì phải có sự tham gia của các chủ thể.

- Trách nhiệm giải trình: Đó là tồn bộ khả năng thực hiện việc làm công khai, tuyên bố chịu trách nhiệm, giải trình, phản hồi, hồi đáp của người nắm giữ và thực hiện quyền lực đối với bộ máy nhà nước với xã hội và trước pháp luật hoặc luật định với các hoạt động dân sự và chính sách.

chính quyền là cơ quan hỗ trợ và kiến tạo và là chủ đạo trong mối quan hệ cung cấp các nguồn tạo ra đáp ứng, việc đáp ứng không chỉ là khả năng mà còn là sự sáng tạo, linh hoạt khi đưa ra các quyết định quản trị đáp ứng yêu cầu song song với nhu cầu thay đổi và mong đợi của các chủ thể này. Ngồi ra, việc có sự thay đổi và yêu cầu đáp ứng cũng dẫn tới các kết quả mới trong hoạt động từ đó là tiền đề cải cách công quyền.

- Công bằng và thu hút: Mặc dù đáp ứng tất cả nguyện vọng cho xã hội nhưng thiếu đi sự công bằng giữa các chủ thể cũng làm giảm khả năng quản trị đặc biệt là với nhà nước về kinh tế, nhà nước quản trị tạo ra sân chơi nhưng phải cân bằng giữa các bên và phải tạo ra khả năng thu hút các bên đó tham ra vào. Điều này có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực ngồi kinh tế.

- Hiệu lực và hiệu quả: Đó là khả năng ban hành và thực hiện các quy định pháp luật, chính sách phải đảm bảo sự tuân thủ tới các đối tượng chịu sự điều chỉnh,đồng thời, là hiệu quả đạt được phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội và phát triển một cách bền vững. Quản trị tốt tạo ra hiệu lực, hiệu quả giúp cân bằng và duy trì một hệ thống quản lý tốt bền vững. Ngồi ra, hiệu lực hiệu quả cịn là một xu hướng hướng tới các hoạt động phi xã hội như đảm bảo nguồn lực tự nhiên và môi trường.

Với những đặc trưng trên, có thể khẳng định quản trị tốt là mơ hình lý tưởng nhưng khó đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối với bất kỳ chính phủ nào. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững, việc nghiên cứu và áp dụng mơ hình này vào thực tiễn là cần thiết đối với các quốc gia trên thế giới hiện nay.Nhóm nghiên cứu đánh giá rằng: Mơ hình quản trị nhà nước tốt giống như một giải pháp phát triển hệ thống chính trị một cách bền vững giữa mối quan hệ của nhà nước và các thành tố trong đó cũng như tương tác của nó tới kinh tế và xã hội, đặc biệt nó được coi như một giải pháp chung cho tồn bộ các quốc gia và nền kinh tế mà không lệ thuộc vào thể chế hay ý định loại bỏ, bài trừ bất kỳ thể chế nào.

Mơ hình quản trị nhà nước tốt là mơ hình tập trung vào giải quyết các tồn tại trong hệ thống hành chính cơng cụ truyền thống và cải cách hành chính theo hướng mới; Mở rộng vào cải cách tồn bộ hệ thống hành chính, cơng quyền; Đưa ra các đặc điểm mới nhằm hỗ trợ các tiêu chuẩn chuẩn mực trong hành chính cơng

như cam kết hoặc bộ quy tắc ứng xử phù hợp; Áp dụng cho tất cả nền hành chính cơng ngồi cơ quan cơng quyền như doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cổ phần hoá, cơ quan xã hội hoá; Đẩy mạnh những tiến bộ nhân loại văn minh; Đề xuất như một giải pháp mới cho công quyền, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn.

Một trong những vướng mắc mà nhóm nghiên cứu nhận thấy: Có ý kiến cho rằng chỉ só PAPI đã là cơ sở đánh giá quản trị nhà nước tốt do có nhiều nét tương đồng với mơ hình quản trị nhà nước tốt”. Mặc dù đây là ý kiến không sai, tuy nhiên chỉ số thông thường dành đánh giá cho cấp tỉnh và các cấp địa phương hơn là dành cho toàn bộ chung hệ thống chính trị, mơ hình quản trị nhà nước tốt ngắm tới thay đổi toàn bộ hệ thống theo một phần quan điểm của mơ hình và hướng, chỉ số PAPI có thể thay thế được một phần mơ hình và trợ giúp thêm cho mơ hình, do nó đánh giá một cách cụ thể và có cơng cụ, phương pháp làm thay vì sử dụng tồn bộ Mơ hình quản trị nhà nước tốt làm nguyên mẫu đánh. Đặc biệt đây cũng làm một nhược điểm khi bản thân Mơ hình nhà nước tốt khơng cho một cơng cụ nào để thực hiện và thường không rõ ràng, dẫn tới việc áp dụng và đánh giá cũng khác và khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG mô HÌNH QUẢN TRỊ NHÀ nước tốt ở UBND PHƯỜNG HỒNG hà, THÀNH PHỐ hạ LONG, TỈNH QUẢNG NINH THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w