1 2.2 Liên quan giải phẫu ứng dụng trên lâm sàng và khi mổ
1.5.1. Thể điển hình – chảy máu dưới mạng nhện đơn thuần
Đây là biến chứng hay gặp nhất của vỡ túi phình ĐMN chiếm 80- 89%. Biểu hiện lâm sàng kinh điển của CMDMN là đau đầu, dấu hiệu kích thích màng não và suy giảm tri giác. Thể này hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 40- 60 tuổi [6, 14, 15,17, 31, 34,37, 43].
Có thể có tiền triệu đau đầu cấp tính và bất thường từ trước đó vài ngày hay vài tuần. Đau đầu cấp tính thể hiện ở chỗ đau dữ dội, khác với đau đầu từ trước. Đau như “búa bổ”, bệnh nhân cảm thấy “chưa bao giờ đau như vậy”. Trong các nghiên cứu trên thế giới thấy rằng 50- 80% dấu hiệu đau đầu điển hình như mô tả, không giảm dù đã được điều trị giảm đau thông thường. Đau thường khu trú ở vùng trán hoặc chẩm lan xuống cổ hoặc hố mắt. Nguyễn Thế Hào nghiên cứu thì có tới 85,3% bệnh nhân có triệu chứng đau đầu [6].
Mất tri giác ban đầu (khoảng 10- 15 phút), do hiện tượng tăng ALNS, giảm tưới máu não khi vỡ túi phình hay tình trạng co thắt mạch não phản ứng. Triệu chứng này xuất hiện ngay sau đau đầu 58,9% bệnh nhân [ 6,31, 34, 43]. Mất tri giác cũng có thể đến trước khi đau đầu. Rodman và CS thấy có 45% bệnh nhân đau đầu khi tri giác hồi phục.
Đấu hiệu kích thích màng não ( buồn nôn, nôn, đau cổ và hội chứng màng não) là triệu chứng thường gặp, chiếm tỉ lệ 57- 61% [2, 6, 12, 31], và 35- 70% có hội chứng màng não rõ biều hiện như: co cứng cơ (bệnh nhân ở tư thế cò súng), dấu hiệu cứng gáy, dấu hiệu Kernig, Brudzinski, Babinski có thể dương tính, tăng cảm giác đau, sợ ánh sáng và tiếng động, vạch màng não dương tính [2, 4, 6,17, 17, 31, 34]…
Sự giảm tri giác phụ thuộc vào mức độ chảy máu và mức độ tổn thương não, bệnh nhân trong tình trạng lơ mơ, lú lẫn hoặc hôn mê.
Năm 1900, Albert Terson đã mô tả các triệu chứng như: giảm thị lực, chảy máu dịch kích, chảy máu vỡng mạc ( hội chứng Terson) gặp trong 16- 46% các trường hợp CMDMN do vỡ túi phình ĐMN. Tác giả cho rằng, tăng ALNS làm cản trở lưu thông tĩnh mạch trở về, làm ứ đọng và vỡ mạch máu trong nhãn cầu. Liệt dây TK sọ ít gặp như liệt dây TK IV một hặc hai bên ( lác trong, nhìn đôi) có thể do tăng ALNS, liệt dây TK III ( sụp mi, đồng tử giãn, lác ngoài, mất khả năng điều tiết) do túi phình ĐM thông sau. Liệt dây TK II ( mất hoặc giảm thị lực) do túi phình ĐM mắt.
Động kinh toàn thể đột ngột có thể xảy ra do tăng ALNS đột ngột lúc túi phình vỡ chiếm 12,3 % [5, 6]