6. Bố cục của khóa luận
2.1. Tín ngưỡng trong TếtNguyên Đá nở Hà Nội
2.1.1. Tống cựu nghinh tân
Nghi lễ Tống Cựu Nghinh Tân (20 tháng Chạp trở đi) không chỉ riêng ở Hà Nội, bao gồm việc thực hành các tục lệ cổ là: Lễ ban sóc, phất thức; lễ cúng ông Công, ông Táo, thả cá chép và lễ dựng cây nêu. Đây là các nghi thức được nhiều đời vua tại Hoàng thành Thăng Long thực hiện mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Cũng theo tục lệ, trước đây chỉ khi nghi lễ trong hoàng cung kết thúc, dân chúng mới tiến hành nghi lễ này tại tư gia. Là nơi Hoàng Thành Thăng Long tọa lạc, Hà Nội trở nên nhộn nhịp và gấp rút hơn mỗi khi Tết đến xuân về.
Giao thừa đến, từ các quận các đường, các nhà riêng đến xóm, ngõ, đình, chùa… nơi nơi đều có lễ trừ tịch (cịn có tên là lễ giao thừa, vì cử hành đúng lúc giao thừa), tiễn cũ và đón mới. Người ta làm lễ này để bỏ đi hết những điều xấu, cũ kỹ của năm cũ và đón những điều mới mẻ, tốt đẹp của năm mới.
Công việc dọn dẹp tuy đơn giản nhưng lại ngốn rất nhiều thời gian. Đặc biệt, với các bà, các chị vừa phải gánh vác cơng việc xã hội vừa phải chăm sóc tổ ấm gia đình thì thời gian vào dịp cuối năm lại càng trở nên hiếm hoi hơn bao giờ hết.
Cuối năm là thời gian các chị, các mẹ phải tất bật với: công việc công ty, mua sắm đồ tết, chăm lo công việc nội ngoại, đi làm đẹp... Người người nhà nhà,
34
một năm làm việc mệt mỏi khi quay về đón Tết cũng phải tay trái cầm khăn tay trái cầm vịi nước để lau chùi, kì cọ bàn ghế, phịng ốc,... để chuẩn bị cho dịp quan trọng sắp tới mang tên Giao thừa.
Theo quan niệm không được quét nhà trong 3 ngày Tết nên mỗi người mỗi việc đều bắt tay vào dọn vén và chuẩn bị, sắp xếp nhà cửa lại thật gọn gàng để đầu năm mới, gia đình sẽ khơng phải động chổi hay có bất kỳ sự xê dịch nào để tránh mất lộc.
Đây là cơ hội cho các bạn trẻ, các du khách về một phong tục truyền thống có ý nghĩa vô cùng đặc biệt của Việt Nam, vừa là cơ hội để mở ra chuỗi các hoạt động Tết tại Hoàng Thành Thăng Long, mỗi năm là một chủ đề hoàn toàn khác nhau. Điểm nhấn của chuỗi các hoạt động này thường là không gian trưng bày về nhà Nho với văn phòng tứ bảo, nhiều câu đối mang ý nghĩa sâu sắc, gửi gắm mong muốn về những điều tốt lành, thịnh vượng trong năm mới. Bên cạnh đó cịn có khơng gian ngồi trời với nhiều khu vực được thiết kế hết sức tỉ mỉ, bay bổng, trang trí bắt mắt với những hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền như đèn lồng, câu đối, cây nêu,... Tất cả làm toàn vẹn thêm bức tranh đa sắc rõ nét phong vị ngày Tết.
2.1.2 Hạ Nguyên
Từ sáng sớm ngày 23 tháng Chạp, người dân Hà Nội tất bật chuẩn bị lễ cúng tiễn ông Táo về trời theo truyền thống.
Từ sáng sớm, ở hầu hết các khu chợ ở Hà Nội, từ chợ sỉ chợ đầu mối đến chợ đầu ngõ, quán tạp hóa đã tấp nập kẻ bán người mua. Có những khu chợ gần nhà quá đông, nỗi lo không đi chợ sớm sẽ khơng có đồ cúng ưng ý nên tất cả như tất bật, rộn rã, tay xách nách mang những món đồ cúng lễ. Các gian hàng bán đồ cổ họp mỗi năm một lần vào dịp Tết Nguyên Đán trên phố Hàng Mã cũng bắt đầu dọn hàng từ một vài hôm nay.
Ban thờ bao gồm:
+ Thường được đặt gần bếp, trên có bài vị; + Lư hương;
+ Bình hoa;
35
+ Mâm quả; + Bát nước.
Lễ vật cúng Táo Quân bao gồm:
+ Mũ ông công ba cỗ hay 3 chiếc (2 mũ đàn ông và 1 mũ phụ nữ); + Mũ đành cho các ơng Táo thì có hai cánh chuồn; mũ Táo bà thì
khơng có cánh chuồn; + Cá chép;
+ Một số vàng thoi bằng giấy.
=> Các mũ được trang trí rất sặc sỡ, lấp lánh kim tuyến. Màu sắc của áo, mũ thay đổi hằng năm theo ngũ hành:
+Năm hành kim thì dùng màu vàng +Năm hành mộc thì dùng màu trắng +Năm hành thủy thì dùng màu xanh +Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ +Năm hành thổ thì dùng màu đen.
Lễ vật cúng Táo quân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, nhưng đa số các gia đình ở Hà Nội đều chuẩn bị những món ăn bao gồm các món ăn mặn, mang hương vị đặc trưng ngày Tết như: bánh chưng, gà (gà ngậm hoa hồng),xơi, giị chả, cá chép, đĩa muối trắng cùng rượu và hoa quả... chọn những nhành mai nhỏ có thể cắm trong lọ cũng được nhiều người dân lựa chọn để chuẩn bị mâm lễ cúng Tết ông Công, ông Táo Điều đặc biệt phải có 3 bộ mũ áo, hài; một hoặc 3 con cá chép (cá sống hoặc bằng giấy mã). Sách "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính ghi: "Mua hai mũ ơng, một mũ bà để thờ và mua
con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lên chầu trời".
Những năm 1990 trở về trước, ở miền Bắc, nhiều gia đình bất kể lễ vật nhiều hay ít, ln cố gắng có một đĩa bánh kẹo (bánh mật, kẹo mạch nha, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo kéo...) hoặc một bát mật mía. Dân gian cho rằng Táo quân về chầu Ngọc hoàng cần "ngọt giọng" tấu báo những điều tốt đẹp về gia đình mình, cầu mong Ngọc hồng ban phúc lành cho gia đình trong năm mới.
36
Người dân Hà Nội quan niệm, ngày này không chỉ là một nghi lễ truyền thống, mà cịn là dịp cả gia đình cùng ngồi quây quần bên mâm cơm, chuẩn bị đón năm mới. Những đồ lễ vật cúng sẽ được đốt sau khi lễ cúng ơng Táo được diễn ra, sau đó lập bài vị mới cho Táo Quân mới, đốt bài vị cũ thay bằng bài vị mới. Lễ xong thì hóa vàng, hóa ln cả cỗ mũ năm trước. Mỗi vùng, miền sẽ có những nét khác biệt làm nên văn hóa ở đây đó chính là:
+ Đối với miền Bắc, người ta thả cá chép cịn sống xuống ao, sơng,... cá chép sẽ hóa rồng để ơng cưỡi lên chầu trời;
+Miền Trung người ta cúng một con ngựa giấy với yên, cương đầy đủ; +Miền Nam thì giản dị, người ta chỉ cúng mũ và đơi hia bằng giấy. => Dù mỗi miền đều có những nét văn hóa riêng nhưng có thể nói tục cúng ông Táo đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến, một nghi lễ những dịp cuối năm. Từ đó, cũng thấy được sự trân trọng của dân ta đối với đời sống gia đình, cơng việc bếp núc, việc chăm sóc dinh dưỡng cho mọi người, cũng như ý thức lối sống nề nếp, cách ứng xử đúng mực của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về.
Cả gia đình cùng thực hiện nghi thức cúng lễ trước bàn thờ để cầu mong cho một năm mới sức khỏe, may mắn. "Nam mô a di đà phật/ Nay nhân ngày 23 tháng chạp/ Lòng chúng con dào dạt mênh mơng/ Tồn gia quyến dốc một lịng/ Sắm lễ mọn dâng lên linh tọa...", trang phục chỉnh tề vừa đọc lời văn khấn vừa chắp tay làm lễ. Khi hết một tuần hương sẽ đó lập bài vị mới cho Táo Quân mới, đốt bài vị cũ thay bằng bài vị mới, thu dọn vàng mã trên bàn thờ để đem hóa vàng và thả cá chép ở Hồ Tây tiễn ông Táo về trời. Tại nhiều nơi, người dân có quan niệm phải thực hiện nghi lễ cúng ơng Công, ông Táo trước 12 giờ trưa; trong khi một số nơi khác thì quan niệm cúng trong ngày 23 tháng Chạp là được.
Người Hà Nội xưa quan niệm rằng, ngày Ơng Cơng Ơng Táo về trời thì đất sẽ chẳng có ai cai quản và bảo vệ, cho nên cũng vào những ngày này, dân ta dựng cây nêu để ngăn chặn việc quỷ xâm chiếm từ biển Đông. Nên hôm nay cũng là ngày dựng nêu. Nằm trong chuỗi các hoạt động thường niên đón mừng năm mới của phố cổ Hà Nội, nên năm nào cũng vậy, chương trình "Tết phố" tái hiện khơng gian tết với những nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội xưa đã tạo nên
37
khơng khí đón tết sơi động giữa lịng phố cổ trước thềm năm mới. Trên ngọn cây, người ta treo lên một vòng tròn nhỏ rồi gắn nhiều vật dụng có tính biểu tượng vào tùy theo mỗi địa phương, phong tục và dân tộc nhằm ngăn ngừa không cho ma quỷ bén mảng đến nhà. Ngày dựng cây nêu người ta gọi là ngày lên nêu và ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu. Người Mường thường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch, người H’mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 - ngày 5 tháng Giêng Âm lịch. Với phần dựng cây nêu ở Hà Nội, việc Cây Nêu được treo rất nhiều vật dụng khiến việc dựng thẳng, cố định vào một điểm sao cho thẳng cần đến sự hỗ trợ của rất đông thanh niên khỏe mạnh. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc
những điều không may. Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là
ngày Táo qn về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.
Tất cả đã cùng hịa chung vào bầu khơng khí vui tươi, hào hứng, phấn khởi để chuẩn bị cho sự mong đợi sắp đến của tồn thể người dân Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung: TẾT – NGUYÊN – ĐÁN!
2.1.3. Tất niên
Tất niên có thể là một bữa tiệc, liên hoan cuối năm để bước sang năm mới (Tết Tây) và là một phần trong nghi thức Tết diễn ra vào những ngày cuối năm âm lịch, từ ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) được gọi là ngày tất niên.
Đây là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên, cùng nhìn lại năm cũ đã qua và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, việc cúng tất niên có thể được gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự.
Mâm cúng tất niên của người Hà Nội được bày biện tương đối công phu, bởi nó khơng chỉ đơn thuần là chuyện ăn, mà cao hơn nó thể hiện bộ mặt của gia đình, dịng tộc. Với người Hà Nội, mâm cúng Tết càng đầy càng thể hiện lịng thành kính với tổ tiên. Nếu so sánh với một bức tranh thì cỗ Tết Hà Nội xưa là
38
một bức tranh đa sắc màu nhưng khơng lịe loẹt. Nhìn vào mâm cỗ Tết, người ta cũng biết được sự khéo léo, giỏi thu vén, sắp xếp của người đứng bếp. Nói đến mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội là nhắc đến những gì ngon nhất, tinh túy nhất được thể hiện qua bàn tay người phụ nữ đảm đang, thanh lịch, dịu dàng của người Tràng An. Những tinh túy của trời và đất đều được người ta dồn vào mâm cỗ cổ truyền của dân tộc: tinh tế về hình thức, chế biến cầu kỳ tỉ mẩn, tượng trưng cho tấm lịng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên và chư vị thánh thần trong những ngày đầu năm, mong được phù hộ độ trì để có một năm may mắn, mùa màng bội thu. Vì người Hà Nội xưa cũng quan niệm, cỗ Tết càng cầu kỳ càng tỏ lịng thành kính với tổ tiên.
Bữa ăn gia đình của người Hà Nội mang một phong cách riêng từ bày đặt mâm cỗ đến các món ăn thanh tịnh, đơn giản nhưng được bày đẹp mắt, thanh lịch và cao quý. Người Hà Nội xưa thường bày cỗ thành nhiều tầng, ngăn cách giữa các tầng lại có một chiếc mâm đồng nên dân gian mới gọi là “mâm cao cỗ đầy” để chỉ mâm cỗ Tết của người Hà Thành vốn cầu kỳ, kỹ tính trong văn hóa ẩm thực. Dù trọng “mâm cao cỗ đầy” nhưng không phải đĩa nào cũng ú ụ thức ăn. Điều quan trọng nhất trong mâm cỗ Tết xưa của người Hà Nội là vừa phải có nhiều món ăn, nhiều hương vị, vừa phải bày biện đẹp mắt, hấp dẫn thể hiện được nghệ thuật ẩm thực thanh lịch, tinh tế.
Số lượng món ăn trên mâm cỗ Tết thường khơng cố định, không phải nhà nào cũng giống nhau mà tùy thuộc nhiều vào hoàn cảnh, điều kiện của gia chủ để bày cỗ, nhưng dù ít hay nhiều thì mâm cỗ nào cũng phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giị lụa, thịt gà và xôi. Dù đơn giản nhưng không hề qua loa, số lượng đĩa và bát trên mâm cỗ cũng phải đảm bảo số lượng nhất định, thường thì 4 đĩa 4 bát tượng trưng cho tứ trụ, 4 phương và 4 mùa. Bốn bát gồm chân giị lợn hầm măng, bóng thả, miến và một bát mọc nấm. Bốn đĩa gồm thịt gà, thịt lợn, giị lụa và xơi. Đó là mâm cỗ vừa phải của những nhà chưa có điều kiện. Cịn đối với những gia đình khá giả hơn có thể bày biện 6 đĩa 8 bát, 8 đĩa 8 bát tùy quan niệm mỗi người, bởi số 6 và số 8 trong tiếng Hán đọc chệch sang có thể hiểu là lộc và phát, là điều ai cũng mong muốn trong năm mới. Người Hà Nội khá giả xưa cịn có cỗ “bát
39
trân” truyền thống với 8 bát, 8 đĩa. Cụ thể, 8 bát gồm: măng lưỡi lợn hầm chân giị, bóng bì, mực nấu, su hào thái chỉ ninh kỹ, nấm thả, bóng cá mú trong suốt, chim hầm nguyên con, gà tần. Trong đó 6 món đầu tiên là khơng thể thiếu cịn 2 món cuối có thể thay đổi... 8 đĩa là: gà luộc, giò lụa, chả quế, trứng muối, dưa hành, bánh chưng, dứa xào lòng gà và cá trắm đen kho. Nhà nào sang nữa thì có thêm bát vây yến. Ngồi các món chính thì hầu hết nhà nào cũng có mứt hay chè kho để làm món tráng miệng.
Cách bày biện mâm cúng tất niên không chỉ là sự đảm bảo về số lượng bát đĩa nhất định trên mâm đồng, mà cịn là cách trưng bày các món ăn truyền thống
- đây là tục lệ đẹp của dân tộc!
2.1.4. Giao thừa
Vào dịp này, Hà Nội sẽ là nơi hướng về của cả nước vì là tụ điểm bắn pháo hoa hoặc các lễ hội khác để chấm dứt năm cũ (tất niên) và đón mừng năm
mới vào đúng thời điểm 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1 tháng 1 đối với Tết Dương
lịch, đối với Tết Âm lịch, giao thừa là phút giây thiêng liêng lúc đêm 30 Tết, lúc này khí tiết chuyển sang lập xn, chính thức bắt đầu năm mới.
Đón giao thừa ln là thời khắc rất quan trọng, có ý nghĩa thiêng liêng, có sức lay động lan tỏa rất lớn đối với đời sống tinh thần người Hà Nội trong dịp Tết. Vì thế, hầu như mọi người đều thức để chờ đợi thời khắc đó. Đây là một dịp để trai gái ăn diện thật đẹp, hẹn hị, dập dìu bên nhau đi chơi quanh Hồ Gươm lung linh huyền ảo. Người già thì thi thoảng lại thắp nén nhang trên bàn thờ tổ tiên hoặc vui đùa cùng mấy đứa cháu nhỏ. Bố mẹ tôi thường hay đi lễ chùa rồi trở về nhà chuẩn bị cho cúng giao thừa.
Đón giao thừa ở Hồ Gươm bao giờ cũng là niềm say mê, háo hức của riêng người Hà Nội. Cho dù thời tiết thế nào, khoảng 8 giờ đến 9 giờ tối, người Hà Nội với những trang phục đẹp, lịch sự, sang trọng nhất từ mọi nơi, mọi nẻo phố đổ về Hồ Gươm. Ðơng nhất trong dịng người vẫn là lớp trai gái trẻ tuổi trở về Hồ Gươm. Trên các vỉa hè không thiếu các cụ ông, cụ bà ăn vận sang trọng, lững thững đi bách bộ đến với Hồ Gươm đêm giao thừa “ôn cố tri tân”, để được sống trong khơng khí lễ hội thiêng liêng mỗi năm chỉ có một lần... Khoảng 10 giờ đêm, xung
40
quanh Hồ Gươm, người người đã đông như nêm đủ mọi lứa tuổi, gương mặt ai