Những nét đẹp trong Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 49 - 56)

6. Bố cục của khóa luận

2.2. Những bàn luận về Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội

2.2.1. Những nét đẹp trong Tết cổ truyền Việt Na mở Hà Nội

48

Tết cổ truyền với người Việt không chỉ đơn thuần là lễ hội mà còn là dịp để trở về nguồn cội quê huơng, lưu lại những dấu ấn văn hóa riêng mang phong vị riêng biệt. Tết vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, thân thương. Tết không chỉ là hoạt động văn hóa bình thường mà cịn là cả hệ thống một chuỗi lễ nghi tuần tự, bị chi phối bởi những phong tục tập quán cũng như tín ngưỡng.

Tết làm nên sự riêng biệt, là nét riêng không chỉ mang giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc mà cịn mang đậm giá trị tinh thần, giá trị đạo đức mà còn mang cả giá trị thẩm mỹ!

Giá trị văn hóa

Có thể nói, Tết là một sinh hoạt văn hóa cổ truyền hết sức quan trọng bởi tấtcả mọi hoạt động làm ăn trong 1 năm đều đổ dồn và vì “một cái Tết êm đẹp”. Tết không chỉ đơn thuần là sửa soạn , là thong dong hưởng thụ Tết, Tết ở đây là sự bình an gia đạo khi quay trở về bên vịng tay cha mẹ, được thắp khấn nhang cầu, bái ơng bà. Cịn được may mắn khốc lên mình tấm áo mới - ơi cảm giác bồi hồi thuở còn bé chờ chực để trở về!

Nếu như trên thế giới ngày xưa, Tết là tìm về thì bây giờ, Tết là nơi để đi. Sẽ đồn tụ gia đình vào dịp cuối năm, cịn đầu năm mới người ta sẽ đi du lịch tận hưởng và coi như là phần thưởng cho bản thân suốt 365 ngày đằng đẵng đối chọi với đời, với công việc!

Tết là sự tổng hòa của tất cả các lễ nghi, những phong tục tập quán, thể hiện nét văn hóa đặc sắc và mãi trường tồn, dù bận bịu hay thiếu thốn, giàu sang hay nghèo khó thì “mâm cơm ngày Tết cũng phải có nhàn mai - bánh chưng - mứt Tết”.

Khách nước ngoài khi ghé thăm và đến với Việt Nam, người ta thường rất dễ nhầm lẫn và đánh đồng Tết âm lịch của Việt Nam mới một số nước Phương Đông khác, đặc biệt là tết của người Hoa. Nhưng khi tìm hiểu những nguồn gốc sâu xa xét trên nhiều góc độ lại có rất nhiều sự khác biệt:

- Điều khác biệt đầu tiên: đó chính là chiếc bánh chưng (bánh tét), bánh dầy. Người Hoa thường ăn các đặc sản này vào ngày tất niên. Với Việt ta, bánh

chưng bánh dầy còn là sự thể hiên của lòng uống nước nhớ nguồn, gắn liền với sự 49

tích các vua Hùng.

- Điểm khác biệt thứ hai: Vào thời điểm bắt đầu Tết, thời điểm không cố định, liên tục thay đổi theo quan niệm của từng đại (khơng phụ thuộc tính thời vụ), thì với Việt Nam, thời điểm bắt đầu Tết Nguyên Đán luôn là mùa xuân, mùa khởi đầu của sự tái sinh, mùa khởi điểm của mùa vụ, của chu kỳ sinh trưởng của cây cối (Xuân sinh - Hạ trưởng - Thu thu - Đông tàng).

- Điểm khác biệt thứ ba: là ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm “Đông tàng” tức mọi sự sẽ ngưng đọng đến Giao thừa là tròn 7 ngày - số 7 là số thiêng, con số đại diện cho phần dương - cho nam cường “Hào khí Đơng A”, là Đức Phật sinh ra bước đi 7 bước. Nhận thức sâu sắc về “Đông tàng” nên dân ta mua cá chép về thả, ngồi ý nghĩa là phương tiện, là cơng cụ giúp ơng Táo về trời cịn có ý nghĩa đó là biểu trưng cho hình tượng con thuyền - phương tiện di chuyển của cư dân Đông Nam Á cổ “Bắc đi mã, Nam đi chu”.

- Điểm khác biệt thứ tư: khơng thể khơng nhắc đến: cây Nêu. Cây Nêu hồn tồn là sản phẩm của cư dân phương Nam. Nó được biến thể từ cây bất tử, được thu nhỏ lại và biến thành cây mía thờ dựng cạnh ban thờ tổ tiên.

- Điểm khác biệt thứ năm: chính là ơng Táo. Ở Trung Hoa, thần bếp chỉ có

một người, là nam thần, gọi là Táo qn. Ở Việt Nam thì có cả gia đình nhà Táo, ba vị ấy được nhân dân khái quát thành “Tam vị nhất thể”. Không chỉ đơn thuần là canh giữ bếp mà còn là sự vun vén, bảo trợ, bình an gia đạo cầu sự đầm ấm đề huề, bởi quan niệm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, tức ý muốn nói ở đây, 3 vị thần này sẽ phù trợ cho phái nữ quán xuyến mọi việc cho gia chủ ấm êm.

- Điểm khác biệt thứ sáu: màu sắc trong dịp Tết. Với Trung Hoa, gam màu chủ đạo chính là màu đỏ, Việt Nam cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc và chọn tơng đỏ là gam mà chủ lực, nhưng bên cạnh đó, màu vàng của hoa mai, màu hoa đại diện cho miền Nam thân yêu. Cho nên có thể nói, việc chọn màu sắc chỉ là sự giao thoa văn hóa giữa 2 nước bạn nhà mà thơi!

Điểm khác biệt cuối cùng: dễ nhận thấy giữ Tết của Việt Nam và Trung Quốc đó là người Việt có năm con Mèo cịn người Trung Quốc lại thay vào đó là

năm con Thỏ. Đây chính là sự khác biệt giữa hai nền văn hóa...

50

Có thể nói, sự giao thoa văn hóa chính là cơ hội để đa dạng hóa và phong phú thêm, làm nên nét riêng biệt đậm tính bản địa, hình thành nên những giá trị mà chỉ khi ghé Viêt Nam du khách mới thực sự cảm nhận được!

Giá trị văn hóa tâm linh

Tết Ngun Đán có một giá tri tinh thần to lớn. Giá trị đó ẩn sâu trong đời sống tâm linh của mỗi người. Trong mỗi gia đình và cộng đồng mà ta có thể gọi chung là một giá trị tâm linh của văn hóa gia đình Việt Nam. Bởi trong những ngày Tết mọi việc chỉ diễn ra trong gia đình với tất cả những thuần phong, mỹ tục từ nhiều đời truyền lại, cuốn hút tất cả mọi người. trong những ngày Tết người Việt hoàn toàn tuân theo những giá trị bắt nguồn từ cái thiêng liêng, cái bí ẩn, tơn thờ những giá trị khơng vụ lợi mà rất trừu tượng mơng lung, có thể coi chúng là đời sống tâm linh.

Tết cổ truyền thắm đượm tình người trong trời đất, sâu thẳm nơi cội nguồn, bản thể mà gia đình là cái nơi ni dưỡng nó. Những phong tục đậm đà trong mấy ngày Tết diễn ra trong các gia đình tạo thành nếp nhà, làm nên một giá trị tâm linh của văn hóa gia đình. Nhờ những ngày Tết con người được trở về với chính mình. Dù ai đi đâu, ở đâu thì những ngày Tết cũng phải trở về bên gia đình, là nơi thiêng liêng và để làm trịn bổn phận của mình với tổ tiên, ơng bà, cha mẹ, vợ con , lễ cúng giao thừa, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi, thăm hỏi họ hàng….Trong những ngày Tết con người ai cũng trở nên tốt hơn

và mong mỏi cho người khác tốt đẹp hơn. Họ chúc nhau năm mới vạn sự tốt lành….lời chúc đó xuất phát từ cái tâm lương thiện, nên nó chân thật khơng phải những lời giả dối.

Tết là cuộc gặp gỡ đẹp nhất, thân thương nhất, ấm áp nhất của những người thân trong gia đình mà đau đớn cho những ai phải xa nhà. Đặc biệt là vào giây phút giao thừa thiêng liêng, vào giây phút ấy diễn ra cuộc gặp gỡ linh diệu của từng người với các vị thần trong nhà, với các bậc tổ tiên, ông bà, người thân đã khuất và cũng là cuộc gặp gỡ giữa con người và trời đất. Cuộc gặp gỡ vơ hình này tạo nên một giá trị tâm linh mà thiếu nó con người sẽ khơng thể trở thành người.

51

Những giá trị tâm linh của gia đình trong ngày Tết đem đến cho con người một sức sống bền vững. Đời sống tâm linh đó chính là hạt nhân bất biến của gia đình và văn hóa gia đình. Những phong tục đẹp đẽ trong ngày Tết gia đình Việt Nam cịn là bài học đầu tiên về mối quan hệ giữa Trời- Đất, để con người tìm cách sống hịa nhập với thiên nhiên theo nguyên lý Thiên - Địa – Nhân hợp nhất của triết học phương Đông.

Những phong tục Tết tốt đẹp như sắm Tết, xông nhà, chúc Tết, mừng tuổi... có vẻ như để chú trọng ni dưỡng tình cảm và các mối quan hệ giữa con người với con người nhất là quan hệ gia đình, dịng tộc. Nhờ giữ gìn phong tục người ta trở nên gần gũi, thân thiết hơn, các giá trị trở nên thiêng liêng hơn, gắn bó sâu sắc với nhau hơn và trở thành bản sắc văn hóa, dấu ấn tinh thần của mỗi cá thể và mỗi dân tộc. Khơng ít người có cơng việc phải xa quê hương, bản quán nhưng mỗi khi Tết đến dù bận đến mấy cũng thu xếp trở về là bởi cái nỗi nhớ những phong tục đó. Lại có những người Tết đến là dịp du xuân thông thường, tùy năm tùy tuổi người ta chọn hướng xuất hành, chọn nơi thăm viếng, thưởng ngoạn, khám phá. Hội nhập bây giờ chuyện du xuân càng thêm tấp nập. Đi đề biết đó biết đây, biết mình giống ai, ai giống mình và khác nhau như thế nào để hiểu thêm phong tục vừng đất khác, dân tộc khác…

Giá trị tinh thần

Đằng sau tấm rèm mang tên những phong tục tập quán, tín ngưỡng trong những ngày Tết luôn ẩn minh che đi những giá trị tinh thần tốt đẹp mà chỉ những người yêu văn hóa, yêu đất nước yêu cội nguồn mới có thể khai phá ra được! Nhịp sống đang dần vội hơn, con người dần trở thành cỗ máy lao đầu vào công việc nên Tết chính là cánh cổng lơi họ ra khỏi guồng quay đó!

Họ biếu nhau những món quà Tết mang hương vị q hương khơng rề rà vật chất, bình dị đúng chất con người Việt Nam và chỉ mong cái nét đẹp đơn thuần này sẽ mãi giữ được đúng phẩm vị, nguyên giá trị sơ khai của nó!

Tết Âm lịch là Tết của toàn dân tộc, là Tết của toàn dân, là Tết của 54 anh em ruột thịt, chính cái tinh thần đồn kết giản dị này nó kéo chúng ta lại làm một!

Giá trị đạo đức

52

Các tín ngưỡng đều là những gì đã qua trải qua ngàn đời vẫn để lại, ẩn chứa những giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc. Điển hình như:

- Tín ngưỡng cơ bản người tiểu nơng Việt Nam chính là trồng lúa nước cổ

truyền;

- Ảnh hưởng từ nhận thức, tâm lý cộng với sự tác động từ Nho giáo hình thành phong tục thờ cúng tổ tiên;

- Tục thờ cúng tổ tiên còn tồn tại bởi nhân nghĩa, cốt cách người Việt, nhớ đến nơi phụng dưỡng ni nấng mình, truyền lại nịi giống thịt xương, là dịp thể hiện lịng tơn kính.

Ngày xưa có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” quả khơng sai, được đúc kết từ xa xưa và đến nay vẫn in nguyên giá trị. Những lời chúc Tết còn cao hơn gấp bội lời chào ngày thường, nó thiêng liêng ấm áp, cởi mở từ chân tình, từ những lời khơng sua nịnh chúm chím bé xinh của con cháu gửi đến ơng bà cha mẹ. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, từ một câu nói đến dáng ngồi, dáng đứng, từ cách nâng chén đến bàn tay cầm đũa tất cả đều phải học. Những điều tưởng chừng như vơ vị, tầm thường nhưng nó lại làm nên nhân cách của mỗi người.

Giá trị thẩm mỹ

Theo nhận xét của giáo sư Trần Quốc Vượng, ông cho rằng: “Một trong

những sức mạnh lạ lùng của ngày tết Nguyên Đán là nó mang lại cái đẹp cho mỗi con người, khiến con người cảm thấy niềm vui, hạnh phúc, hy vọng...” và

cũng với sức mạnh ấy, hình như tết cũng ngầm bắt mỗi con người phải tự làm đẹp cho mình, làm vừa lịng người khác, đem hy vọng đến cùng xung quanh, nghĩa là cũng phải góp cái đẹp riêng của mình vào cái đẹp chung.

Đón năm mới, người người nhà nhà hào hứng lau dọn sạch sẽ ban thờ gia tiên với ý nghĩa “tống cựu, nghênh tân” và chuẩn bị những trang phục đẹp nhất, bắt mắt nhất để diện 3 ngày Tết. Quan niệm “đói quanh năm, no 3 ngày tết” thì người Việt cũng cố gắng chăm chút tút tát lại bản thân nổ bật hơn ngày thường. Người Việt ta luôn chọn những bộ màu sặc sỡ nhất bởi những màu tươi, hợp mệnh sẽ mang lại bình an may mắn!

Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ Bắc mặc áo tứ thân, dải yếm đào, khăn mỏ quạ 53

cùng nón quai thao. Dần dần theo thời gian, sự du nhập từ văn hóa phương Tây đổ về, trang phục ngày càng có sự biến đổi rõ nét hơn, đa dạng và làm phong phú thêm thời trang nước nhà.

Tục trưng mai và thưởng đào là đặc trưng 2 miền Nam Bắc, trang hoàng nhà cửa, dùng cái đẹp tự nhiên để xua đuổi những điều xấu. Ngồi ra ta cịn dán giấy đỏ, chữ viết của ơng đồ, trang trí những gam màu nổi bật, màu của sự may mắn và màu của sự sống, là bình an, hạnh phúc.

Dù thành thị hay nơng thơn, “đói cả năm no 3 ngày Tết”, giàu sang hay nghèo khó thì mâm cơm Tết sẽ khơng thể thiếu. Mâm cỗ luôn được bày biện cho đẹp mắt với những sắc màu rực rỡ. Được đặt trước ban thờ gia tiên hòa cùng ánh đèn lung linh, ánh lên tình u thương kính trọng của con cháu dành cho ông bà cha mẹ!

Một phần của tài liệu Những tín ngưỡng trong tết cổ truyền việt nam ở hà nội và ảnh hưởng với du lịch (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w