6. Bố cục đề tài
2.4. Xúc tiến quảng bá du lịch
Với định hướng biến ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hịa Bình ln đặc biệt chú trọng cơng tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng
33
thị trường, tiếp cận đa dạng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách khi tìm hiểu về du lịch ở đây. Những năm vừa qua, tỉnh đã có nhiều hoạt động quảng bá du lịch với quy mô lớn, đem đến hiệu quả rõ rệt đối với phát triển du lịch ở đây.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2014 - 2020 của tỉnh dựa trên căn cứ Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 - 2020; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, ban hành kèm theo Quyết định số 1112/QĐ-UBND ngày 07/8/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Xác định mục tiêu Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch của tỉnh nhằm thông tin tuyên truyền, quảng bá rộng rãi các tiềm năng, lợi thế và các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hịa Bình trên các phương tiện thơng tin đại chúng đến khách du lịch trong nước và quốc tế. Tăng cường kêu gọi thu hút các đầu tư khai thác có hiệu quả những tài nguyên cho phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó cụ thể hóa bằng sáu nội dung chính: Cơng tác tun truyền quảng bá, xúc tiến du lịch qua mạng Internet; Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Hịa Bình ở trong nước; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Hịa Bình ở nước ngoài; Tổ chức sản xuất ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến du lịch; Phát triển Marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch.
Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015- 2020 đã xác định: “…phấn đấu đến năm 2020 huyện Kim Bôi phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hóa và du lịch chất lượng cao”. Để du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thời gian tới, Ban chỉ đạo du lịch huyện đề ra các biện phát chủ yếu như: Tiếp tục chỉ đạo ngành chức năng tiếp tục tham mưu đề đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển du lịch của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng
34
du lịch sinh thái nhằm thu hút đầu tư khai thác nâng cấp những điểm hiện có và các điểm đang cịn là tiềm năng mang tính đặc thù của địa phương, tạo việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch của huyện. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn du khách. Thu hút vốn đầu tư du lịch theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, tập thể, cá nhân làm du lịch. Huyện cũng có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho 6 dự án không hoạt động và 3 dự án dãn tiến độ trong năm 2014- 2015 sẽ tiếp tục tái khởi động đầu tư, xây dựng, hoàn thiện các hạng mục, phân khúc các hợp phần để đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ nhu cầu thăm quan, du lịch, nghỉ dưỡng của du khách. Kiên quyết thu hồi các dự án hoạt động kém hiệu quả, không hoạt động để các nhà đầu tư mới khai thác.
Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Kim Bôi chỉ đạo ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương. Năm 2017, UBND huyện ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bơi giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đưa huyện trở thành điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh và vùng lân cận với các sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Huyện đã xây dựng phương hướng, giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong hoạt động quản lý, khai thác tiềm năng và kinh doanh du lịch, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ khi thực hiện Đề án và tăng cường tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trang web về du lịch, huyện Kim Bôi đã thu hút được 5 nhà đầu tư vào xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng.
Trên thực tế, đối với điểm du lịch suối khống nóng, nguồn thơng tin dễ tiếp cận nhất là thông qua internet với các bài viết quảng cáo về các sản phẩm du lịch của điểm. Các cơ sở kinh doanh đều xây dựng cho mình các trang website mang thương hiệu riêng, quảng cáo dịch vụ, thông báo giá cả để khách hàng có thể nắm rõ mọi thông tin của dịch vụ du lịch mà họ cung cấp. Các trang web này
35
được thiết kế khoa học, các mục phân chia rõ ràng, thuận tiện cho việc tìm kiếm thơng tin.
Một phương thức để khách hàng có thể tiếp cận với dịch vụ ở điểm đó chính là các bài viết “review”, chia sẻ kinh nghiệm của những du khách đã sử dụng dịch vụ trước đó. Trước đây, kênh thơng tin này nằm ngồi kiểm sốt và khơng phụ thuộc vào mong muốn của các cơ sở kinh doanh, hoàn toàn là ý kiến cá nhân của du khách. Tuy nhiên thời gian gần đây, các cơ sở, doanh nghiệp đã phát triển hình thức quảng cáo dựa trên các bài viết cá nhân, tạo độ tin cậy cao cho khách hàng.
Cơng tác xúc tiến quảng bá đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao số lượng khách hàng và doanh thu du lịch huyện Kim Bôi. Nếu so sánh với các huyện trong tỉnh, lượng khách đến huyện Kim Bơi ở mức trung bình, cao hơn các huyện: Kỳ Sơn, Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong nhưng thấp hơn thành phố Hịa Bình, huyện Mai Châu, Lạc Thủy. Tổng thu từ du khách đến huyện Kim Bôi đứng thứ 3 trong tỉnh (sau huyện Lương Sơn và Lạc Thủy). Năm 2017, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Kim Bơi đã có nhiều tín hiệu khả quan, các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tính đến tháng 11/2017 đã có 196.985 lượt khách du lịch, trong đó, khách nội địa 18.771 lượt, khách quốc tế 8.124 lượt, cơng suất sử dụng phịng đạt 65%; doanh thu đạt 137.651 triệu đồng. Năm 2018, tồn huyện đón trên 215.700 lượt khách, trong đó khách quốc tế trên 15.300 lượt. Tổng thu nhập từ du lịch đạt 145,158 tỷ đồng, nộp NSNN 18,425 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành dịch vụ - du lịch của Kim Bơi chiếm 50,62%, đóng góp lớn nhất cho giá trị tăng thêm trong tổng cơ cấu kinh tế chung của tồn huyện, cho thấy đây có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.