6. Bố cục đề tài
3.3. Hoàn thiện nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng thái độ phục vụ
phục vụ
Giống như nhiều lĩnh vực khác, đối với ngành du lịch, nguồn nhân lực được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao và hoàn thiện các sản phẩm du lịch cũng như dịch vụ du lịch. Đây cũng được coi là một trong những yếu tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh và sự sống còn trên thị trường du lịch cho từng doanh nghiệp, địa phương, rộng hơn là ngành du lịch của cả quốc gia.
Để tăng sức hấp dẫn của điểm đến suối khống nóng Kim Bơi trong lịng du khách, cần phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho Du lịch. Trong đó những chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực phải thơng qua các chương trình đào tạo bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Dành nguồn tài chính thoả đáng để đào tạo nguồn nhân viên, từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp năng động và sáng tạo có đủ năng lực để điều hành các hoạt động kinh doanh Du lịch theo cơ chế thị trường. Tổ chức điều tra xác định nhu cầu đào tạo cụ thể đối với đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và các lĩnh vực liên quan; đội ngũ lao động trực tiếp trong các hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên; đối với cộng đồng tham gia hoạt động dịch vụ du lịch làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo/bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cụ thể.
Triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên. Từng bước đào tạo đội ngũ nhân viên tinh thông về nghiệp vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn. Đặc biệt là trang bị những kiến thức ban đầu cho họ nhất là đối với các hướng dẫn viên Du lịch sẽ kém hấp dẫn khi hướng dẫn viên ít hiểu biết về phong tục tập quán, về nếp sống truyền thống và các giá
54
trị Văn hoá của dân tộc.
Bên cạnh đó là việc xã hội hố cơng tác giáo dục, nâng cao nhận thức về Du lịch cho nhân dân địa phương và khách Du lịch hỗ trợ giáo dục cho những người dân tộc trực tiếp tham gia các hoạt động Du lịch, ưu tiên phát triển lao động là đồng bào các dân tộc thiểu số với những lao động giản đơn.
Bồi dưỡng kiến thức cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ cộng đồng. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch; hoàn thiện tổ chức bộ máy; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường thông tin về du lịch cho các nhà quản lý, tổ chức một số chuyến thăm quan học tập kinh nghiệm ở các khu vực có điều kiện phát triển tương tự trong nước và quốc tế.
Nâng cấp, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các doanh nghiệp du lịch thông qua việc kết hợp với các trường, cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo theo những hình thức phù hợp.
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá
Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đang diễn ra giữa các doanh nghiệp. Đồng thời khách hàng có thể tự do lựa chọn những sản phẩm và dịch vụ mà họ ưa thích. Như vậy nghiên cứu thị trường cũng như xúc tiến quảng bá sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết. Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức có trọng tâm, trọng điểm, đi vào chiều sâu, đảm bảo thiết thực hiệu quả. Có chính sách mời chào các Công ty lữ hành, các cơ quan báo chí đến khảo sát, giới thiệu các sản phẩm du lịch của điểm, tổ chức các tour, tuyến du lịch cố định.
Thường xuyên nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách du lịch, để có kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch. Sản xuất các loại tài liệu, ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch. Bên cạnh đó có thể xem xét khả năng tổ chức một số cuộc thi để một mặt giới thiệu, nâng cao nhận thức của địa phương, mặt khác tranh thủ được sự sáng tạo, đóng góp của cộng đồng địa phương trong việc đưa ra các ý tưởng, thiết kế cho các vật phẩm xúc tiến quảng bá hoặc quà tặng mang thông điệp quảng bá cho du lịch Kim Bôi.
55
Một số cơng cụ xúc tiến quảng bá chính có thể cân nhắc sản xuất: Tập gấp du lịch; Bản đồ du lịch; sách hướng dẫn du lịch,…Tăng cường thông tin, quảng bá về hình ảnh, sản phẩm du lịch của điểm du lịch suối khống nóng Kim Bơi trên các phương tiện thơng tin đại chúng: báo, đài, ti vi, trên các website của tỉnh, của huyện và của các tổ chức lữ hành.
Nâng cao chất lượng quảng bá du lịch trên các trang mạng xã hội như facebook, instagram, tiktok... Cần thành lập một bộ phận Marketing chuyên phụ trách các hoạt động quảng cáo, tiếp thị hình ảnh của suối khống nóng Kim Bơi trên nhiều hình thức khác nhau. Bộ phận này cần đề ra một chiến lược cụ thể, thực hiện một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Nghiên cứu sản phẩm du lịch, nghiên cứu thị trường khách tiềm năng để đưa ra những kế hoạch hợp lý, mang lại hiệu quả cao.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, cách thức làm du lịch bền vững, ý thức bảo vệ môi trường cho người dân địa phương, nhằm xây dựng hình ảnh thân thiện, an tồn, bền vững cho du lịch Kim Bơi nói riêng và du lịch Hịa Bình nói chung. Quảng bá tuyên truyền du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú ý các phương tiện công nghệ mới: Thiết kế các ứng dụng trên Smartphone (App mobile) phục vụ cung cấp thông tin du lịch Kim Bôi.