7. Bố cục khóa luận tốt nghiệp
2.1. Khái quát chung về du lịc hở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư.
Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 bao gồm Thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá). Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hố 34 km về phía Bắc, cách thủ đơ Hà Nội 120 km về phía Nam. Có phía Bắc giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đơng giáp huyện Nga Sơn, phía Tây giáp huyện Thạch Thành (Tỉnh Thanh Hoá).
- Diện tích tự nhiên: 6.701,2 ha.
Đơn vị hành chính:
- Phường Ba Đình - Phường Ngọc Trạo - Phường Bắc Sơn - Phường Lam Sơn - Phường Đông Sơn - Phường Phú Sơn - Xã Quang Trung - Xã Hà Lan
*Dân cư.
Theo số liệu điều tra của thị xã Bỉm Sơn, dân số trung bình là: 58.362 (người). Trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội của cư dân phát triển khá cao, thu nhập và đời sống của đa số đã được cải thiện và nâng cao đáng kể.
2.1.1.2. Địa hình và khí hậu.
26
Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình, đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát. Tuy diện tích khơng rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối. Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đơng Bắc với diện tích 5.097,12 ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98 ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vơi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nơng nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đơ thị.
*Khí hậu
Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60, lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm khơng khí trung bình 80%, chế độ gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều…