2.1.2 .Điều kiện kinh tế xã hội
2.2. Khái quát về đền Sòng
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển đền Sịng.
Đền Sòng Sơn trước đây được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh. Ngôi đền được người dân đánh giá là nơi linh thiêng nhất Xứ Thanh.
- Năm 1998 trùng tu, tơn tạo lại theo vóc dáng uy nghi và linh thiêng thủa xưa.
- Năm 2005, trùng tu, tơn tạo lại các cơng trình, hạng mục theo kiến trúc cũ. - Năm 2013 xây dựng lại cổng tam quan và xây thêm hạng mục thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
- Năm 2014 tôn tạo, xây dựng lại khang trang các gian thờ, mở rộng bãi đỗ xa, xây dựng các hạng mục phụ khác. Từ năm 2014 cho tới hiện tại giữ nguyên các cơng trình, hạng mục trong khu di tích.
2.2.2. Những nét đặc trưng của đền Sịng.
34
Khách du lịch theo đường quốc lộ từ Hà Nội vào Thanh Hóa qua Dốc Xây hết địa phận Ninh Bình đi tiếp 3 km là đến đền Sịng Sơn – một ngôi đền nổi “thiếng thiêng nhất xứ Thanh” gắn với văn hóa tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Đền Sịng mặt hướng về phía tây bắc.
Phía trước
Là một cái hồ tự nhiên hình bán nguyệt, quanh năm nước trong xanh, không bao giờ cạn, có tên là hồ cá thần. Hồ có mạch ngầm chảy từ Dốc Xây theo chân núi qua hang động núi đá vôi đưa nước về đây. Từ hồ cá thần lại có hai khe nước nhỏ chảy xi lượn vòng quanh tạo nên khu đất trước đền dường như một hịn đảo nhỏ có hình trịn. Hai khe nước này hợp lại với nhau về phía trái đền thành một dịng nước chảy lượn quanh co về phía thấp tạo nên 9 cái giếng hình xoắn ốc.
Bên cạnh hồ cá thần
Là một núi đất thấp, tròn người ta gọi là núi Ngọc Bích, vì nó gần hồ nước xanh, núi là tiền án cho ngơi đền. Phía trái đền có dãy núi đất thấp thoải về phía nam, phía phải cũng có dãy núi thấp làn làn về phía bắc. Hai dãy núi tả hữu nhơ cao hẳn lên ở gần hịn núi Ngọc Bích và hồ cá thần tạo nên bức tranh lưỡng long ngậm thủy.
Đền Quan Giám
Ở cửa, trên con đường đi vào cịn có ngơi đền nhỏ tục gọi là đền Quan Giám, giám sát tâm địa của con nhang khi vào đền.
Cầu nhỏ nối vào đảo
Muốn qua hịn đảo nhỏ đó ta phải đi qua một chiếc cầu nhỏ hình vịm bắc qua. Đây là chiếc cầu mà bà Hoàng thái hậu họ Lê đã bỏ ra 50 lạng bạc cho dân xây dựng nên vào đời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 33.
*Kiến trúc bên trong đền Sòng.
Đền Sòng xưa kia thuộc trang Cổ Đam phủ Tống Sơn là thánh đường thờ Liễu Hạnh cơng chúa, ngơi đền ban đầu cịn đơn sơ, nhỏ bé, sau được mở rộng, khang trang, uy nghi, đẹp đẽ hơn.
35
Đền Sịng tọa lạc trên một khơng gian thiêng liêng, đắc địa theo hướng tây bắc. Được xây theo lối kiến trúc đền chùa truyền thống của Việt Nam với 3 cung liên tiếp: Hậu cung(chính tẩm), Cung đệ nhị, Cung đệ tam và ngoài cùng là cửa tam quan. Phía trước cổng tam quan là tượng phật bà Quan âm bồ tát. Kiến trúc nội điện của đền Sòng được thể hiện trong bảng dưới đây.
Cung đệ Nhị
Cung thờ Hội đồng thánh quan, Mẫu Cửu Trùng, các ơng Hồng và các Cơ, đồng thời phối thờ đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương.
Chính tẩm
Đây là cung thờ phụng thánh mẫu Liễu Hạnh, là cung thâm nghiêm, ít khhi được mở cửa, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Con nhang, đệ tử và khách thập phương chỉ được đứng bên ngoài cầu nguyện. Chính tẩm cung có 3 gian: gian giữa đặt tượng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong trang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung, độ lượng. Tay trái đặt sấp, tay phải đặt ngửa, 4 ngón chụm lại theo tư thế bắt quyết. Ngồi 2 bên Thánh Mẫu là 2 tiên cô theo hầu, bên phải là tiên cô Quế Nương trong trang phục màu xanh, bên trái là tiên cô Thị Nương trong trang phục màu hồng. Đây là hai tiên cô được vua cha phái xuống theo hầu Liễu Hạnh khi giáng trần lần thứ 2 tại phố cát (Thạch Thành).
- Gian bên trái là ban thờ Mẫu Thoải, trong trang phục màu vàng, yếm trắng. - Gian bên phải là ban thờ Mẫu Thượng Ngàn trong trang phục màu vàng, yếm
đỏ.
Cung đệ Tam
Cung thờ Hội đồng thánh quan, Mẫu Cửu Trùng, các ơng Hồng và các Cô, đồng thời phối thờ đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương.
Câu đối, hồnh phi
Khơng gian chính của cung cấm được trải thảm đỏ. Trong các gian điện thờ có 26 bức hồnh phi, câu đối và đại tự với nội dung chủ yếu là suy tôn, ca ngợi
36
công đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu. Nội dung các câu đối: - Sùng sơn Thánh Mẫu.
- Thùy sơn hiển thánh. - Sùng Sơn hiển thánh. - Vạn cổ lộ ân.
- Sùng Sơn Mẫu đức đơng thiên địa - Thanh Hóa danh truyền vãn cổ kim. - Mẫu nghi thiên hạ.
* Lễ hội đền Sòng Sơn.
Từ bao đời nay, khách thập phương cả nước vẫn không quên câu ca “Tháng sáu hội giai tháng hai hội mía”. Đây là lễ hội văn hóa tâm linh và loại lớn nhất xứ Thanh.
Lễ hội đền Sòng hay còn gọi là lễ rước bóng Thánh Mẫu đền Sịng được tổ chức vào tháng 2 âm lịch kể từ khi đền thờ được xây dựng đến nay.Cứ vào độ tết đến xuân về, khách thập phương và nhân dân quanh vùng lại nô nức hướng về ngày hội rước bóng đền Sịng.
Xưa kia để tổ chức lễ hội trang nghiêm, chu tất, công tác chuẩn bị rất công phu, kỹ càng trước lễ hội cả tháng trời; Những cô gái đồng trinh, xinh đẹp. gia đình hịa thuận, nề nếp, làm ăn khá giả, con cháu hiếu thảo mới được các vị chức sắc trong làng Cổ Đam, Phú Dương chon vào tham gia đám rước bóng. Gia đình nào có con được chọn là một niềm vinh dự và là hồng phúc lớn. Những cô Đồng thanh và các cung văn cũng phải giữ mình, ăn chay. ở ẩn, sinh hoạt chay tĩnh hàng tháng trời mới được vào tham gia hầu đồng, hát văn, cúng tế.
Trước ngày lễ chính là ngày 26 tháng 2 âm lịch là những nghi thức long trọng được tổ chức như:
Lễ Rước nước và lễ Mộc dục:
Lễ rước nước được tổ chức trước chính lễ 3 ngày, nước được lấy từ 9 cái giếng tự nhiên trong dịng suối Sịng trong vắt trước đền Cơ Chín vào chiếc chum
37
sành có thắt lụa đào, do 8 trai tân, khỏe mạnh, trang phục màu đỏ.
Trong trang phục khăn đóng áo the, các cụ thành tâm thắp hương bái cáo Thánh Mẫu, sau đó cùng nhau cắt tỉa, sửa sang bụi tre thần trước đền.
Lễ cáo yết và lễ tế cáo gia quan.
Đây là một nghi lễ được chuẩn bị khá công phu, trang nghiêm, do các bản hội của các làng tham gia, thu hút đông đảo con nhang đệ tử tham gia.
Vào buổi lễ, các bà, các cô trong hội tế với phục lễ xanh, đỏ. Tím vàng theo phẩm phục tứ phủ, hai tay chấp bái thành kính thực hiện nghi thức thành lễ theo lời xướng lễ của chủ tế. Trong tiếng trống chầu khi rộn ràng, khi trầm bổng của đội nhạc lễ, trong tiếng đàn đáy thánh thót đỡ nhịp cho các bài hát giá hầu ngọt ngào của các cung văn; các cơ thanh đồng say sưa hóa thân diễn tả công đức của các thánh quan các Mẫu thượng thiên… một cách sinh động. Con nhang đệ tử và dân chúng ngồi dự thành kính, khi nào lễ tan mới về.
Chính lễ
Từ sáng sớm ngày 26 âm lịch dân làng 2 thôn Cổ Đam, Phú Dương và con nhang đệ tử kéo tới trước cửa hội tụ trước sân đền. Sau 3 hồi trống chầu, thủ từ đền Sòng, các già làng và các bản hội làm lễ dâng hương bái kiến, thực hiện các nghi nghi thức tế lễ. Chủ từ đền Sòng dâng hương, dâng sớ thỉnh cầu Thánh Mẫu ban ơn đức cho quốc thái dân an. Tiếng trống chầu rộn ràng, hòa với âm thanh trầm bổng của các nhạc khí, trong khói hương thơm ngát, mờ ảo làm cho khơng khí buổi lễ thêm long trọng và linh thiêng.
Chúc văn được chủ tế và hai bồi tế hóa dâng một cách thành kính, sau đó là lễ rước bóng Thánh Mẫu được cử hành. Linh vị và bát hương thờ Thánh Mẫu được cẩn trọng đưa tượng từ điện kiệu rước. Các cô gái được chọn rước kiệu, phục lễ đẹp đẽ, nhẹ nhàng thành kính rước liệu Thánh Mẫu từ sân đền đi theo con đường thiên lí qua đền Chín Giếng lên đèo Ba Dội. Hai bên kiệu rước là bốn tán lọng rước sặc sỡ. Đi trước đoàn rước là đội múa lân, tiếp đến là trống, kèn.
38
trưng cho xiêm y, khăn áo của Thánh Mẫu được các cơ đồng thành kính khiêng nâng. Những cơ gái trẻ trung, xinh đẹp trong đội rước kiệu cảm thấy như có một sức mạnh nâng đỡ trên vai, nhẹ nhàng bước đi lúc nhanh, lúc chậm như không hề biết mệt trên con đường thiên lí đưa Thánh Mẫu thăm thú, du ngoạn ngắm cảnh non sông, đất nước quê hương.
Kiệu vàng Thánh Mẫu là trung tâm của đoàn rước, đi sau hầu kiệu là hàng ngàn con nhang đệ tử của các bản hội, vừa đi vừa thành tâm kêu cầu. Lên đến đỉnh đèo Ba Dội vào lúc chính ngọ. Đồn rước hạ kiệu làm lễ dâng hương, hồi tưởng lại, chính nơi đây tiên Thánh đã hóa thành cơ gái bán hàng xinh đẹp để giúp đỡ khách bộ hành và những học trò nghèo ra kinh đi thi.
Chiều tà, đoàn rước trở lại đền Sịng. Các cơ đồng nhảy múa và tung hoa xung quanh kiệu như đón mừng thánh Mẫu trở về đền. Chủ từ đền Sòng, các già làng, các vị chức sắc làm lễ yên vị và bái tạ Thánh Mẫu.
Trên sân đền, nhiều trò trơi diễn ra như đánh đu, múa lân, đánh cờ… được tổ chức thu hút hàng ngàn dân chúng tham gia hưởng ứng.
Lễ hội đền Sòng, từ bao đời nay đã trở thành một tập tục đẹp, một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh ăn sâu vào tiềm thức của đông đảo nhân dân trong và ngoài vùng và trong những năm gần đây thu hút được nhiều du khách nước ngoài tới thăm viếng. Lễ rước bóng là cịn giữ được tới ngày nay là giá trị cốt lõi nhất để phục vụ cho công tác đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển du lịch tâm linh và thu hút khách của di tích đền Sịng.