Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng tại Sở Nội vụ

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc ninh 1 (Trang 74 - 79)

Bảng 2.11 Bảng đánh giá chương trình bồi dưỡng của học viên

8. Kết cấu khóa luận

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng tại Sở Nội vụ

vụ tỉnh Bắc Ninh

* Tăng cường công tác lãnh đạo quản lý và thực hiện các chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức đã có nhiều quy định, quyết định, cơng văn có liên quan của Trung ương, tỉnh và thành phố đã được ban hành như: Luật cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Nghị định số: 101/2017/NĐ – CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quyết định số: 163/QĐ – TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2020 – 2030;

Siết chặt công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, tận tình để những người làm cơng tác này thực sự là cầu nối giữa học viên và giảng viên. Họ phải là người sát sao trong cơng tác nắm tình hình đào tạo, bồi dưỡng: về những khó khăn mà cơng chức đang gặp phải, trao đổi phản ánh với giảng viên về nội dung chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có những khó khăn gì để kịp thời phản ánh lại với các cấp có thẩm quyền giải quyết. Hầu hết những người làm công tác quản lý ĐTBD là những người làm kiêm nhiệm khơng có kỹ năng, chun mơn sâu về cơng tác này, chính vì thế muốn khắc phục cần nhanh chóng tuyển dụng thêm người có chun mơn hoặc đưa những đào tạo của tổ chức phù hợp với nhu cầu cầu của bản thân người CBCC thì sẽ tạo

động lực cho họ phát huy tinh thần tích cực học tập.

- Tăng cường kiểm tra giám sát, đổi mới đề thi

Ở chương 2 đã có nhắc đến hạn chế cơng tác đào tạo, bồi dưỡng còn tồn tại là việc đánh giá hiệu quả qua thi cử cuối chương trình đào tạo. Việc xây dựng nội dung, hình thức thi cử phải có sự đổi mới. Hiện nay, hình thức thi chủ yếu của CBCC là thi viết với nội dung đơn thuần về các kiến thức đã học. Để tăng cường hiệu quả, cũng như có cái nhìn khách quan hơn về hoạt động thi cử cần làm một số việc sau:

Thứ nhất, về nội dung thi cử cần kết hợp các kiến thức chuyên ngành được

học, với thực tế công việc hiện tại của lĩnh vực đào tạo. Bằng cách đề ra các câu hỏi gắn liền của kiến thức sẽ được áp dụng như thế nào trong thực tế, bằng những câu hỏi mở, giúp cho người học tăng cường khả năng tư duy của bản thân.

Thứ hai, về hình thức thi cử cũng cần đa dạng hơn nữa. Ngồi hình thức thi

truyền thống là viết, giảng viên có thể kết hợp với các phịng ban biên soạn các câu hỏi tình huống thực tế để các học viên giải quyết, các đề thi trắc nghiệm, thi vấn đáp trực tiếp. Xây dựng các ngân hàng câu hỏi, các đề để đến khi thi bốc tránh tình trạng cho câu hỏi trước để về ơn tập.

Thứ ba, cần làm tốt công tác coi thi, để đảm bảo kỳ thi cuối của chương trình

ĐTBD được diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế. Việc thực hiện chấm điểm của giảng viên cũng cần dựa trên sự công tâm, không cả nể, không thiên vị để đảm bảo tính cơng bằng, nghiêm minh. Việc đổi mới các hình thức, nội dung thi sẽ đánh giá một cách khác quan hơn trong công tác đánh giá năng lực tiếp thu của CBCC và hiệu quả của công tác ĐTBD.

* Xây dựng và sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

Sau khi xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn trong nước và ngồi nước, đảm bảo tính cụ thể, thiết thực, xác định rõ đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn chứ không phải là đào tạo lại từ đầu. Kế hoạch đào tạo cần phải nêu rõ mục tiêu, phải cụ thể, đo lường được tránh sự chung chung, đảm bảo tính khả thi

thực hiện. Việc đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng tránh lãng phí trong đào tạo, gắn với việc bổ nhiệm, sử dụng CBCC.

Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước giành cho đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các nguồn tài trợ trong xã hội để huy động kinh phí, giám sát chặt chẽ chi tiêu trong đào tạo, bồi dưỡng. Có hình thức khuyến khích vật chất cho CBCC có thành tích tốt trong q trình ĐTBD nhằm thúc đẩy quá trình học tập đạt hiệu quả cao.

Về mặt vật chất: tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ về tiền chi trả về học phí, ăn

uống, đi lại của các học viên khi tham gia q trình ĐTBD. Bên cạnh các chính sách chung của Nhà nước, của tỉnh, thành phố cũng nên có những sự hỗ trợ riêng tùy thuộc vào tình hình tài chính của cơ quan, đơn vị , hồn cảnh cụ thể để hỗ trợ nhằm mục đích khuyến khích, động viên CBCC trong q trình đào tạo, bồi dưỡng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công tác này.

Về mặt tinh thần: các cơ quan, đơn vị có CBCC đang đi học các lớp ĐTBD cần

tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ yên tâm học tập. Về cơng việc cũng cần bố trí, sắp xếp hợp lý các công việc, không nên giao quá nhiều việc cho người đang đi học hoặc bố trí người làm thay trong thời gian đi học. Để người học có thể tồn tâm, tồn ý đầu tư hết thời gian, tâm sức vào việc học từ đó có thể nâng cao hiệu quả học tập.

Chính sách về khen thưởng: có những chế độ khen thưởng, biểu dương nhất

định giành cho những CBCC đạt thành tích cao trong việc học tập. Được giảng viên và trường đào tạo ghi nhận, từ đó tổ chức khen thưởng. Khen thưởng những cán bộ, cơng chức có thành tích cao trong cơng tác ĐTBD là sự ghi nhận của UBND thành phố đối với nỗ lực học tập của họ, từ đó thúc đẩy những người đi đào tạo sau phấn đấu hơn nữa và đạt thành tích cao hơn.

Xây dựng cơ sở vật chất: Tăng cường việc đầu tư lắp đặt các trang thiết bị

phục vụ công tác dạy và học. Đầu tư xây dựng, mở rộng các phòng, hội trường học tập. Lắp đặt đồng bộ các trang thiết bị phục vụ học tập tiên tiến, hiện đại. Việc xây dựng các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đủ các tiêu chuẩn sẽ giúp quá trình học tập của học viên được nâng cao hơn, hiệu quả theo đó mà sẽ tăng lên.

* Đa dạng hóa các chương trình, loại hình đào tạo, bồi dưỡng - Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay chương trình đào tạo cịn thiên nhiều về lý thuyết ít thực hành, ít có sự trải nhiệm thực tế, xa rời cơng việc thực tế. Chính vì thế, việc xây dựng nội dung chương trình cần cập nhật các kiến thức mới nhất và dựa trên cơ sở thực tế công việc của người học, tăng cường thực hành trên thực tế công việc để các học viên nhận thấy lợi ích của việc học tập sẽ làm giảm công sức phải bỏ ra để thực hiện công việc mà hiệu quả lại cao hơn.

Tăng cường xây dựng các chương trình học riêng cho CBCC trong đó lồng ghép các kỹ năng hiện nay là yếu kém của cán bộ công chức là: kỹ năng soạn thảo văn bản, tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp.

- Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng

Về phương pháp đào tạo cần có sự thay đổi tích cực hơn nữa, các phương pháp truyền thơng đã khơng cịn nhiều sự phù hợp với thực tế nữa cần có sự thay đổi và thay vào phương pháp truyền thống áp dụng các phương pháp mới như: làm việc nhóm, thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn ... để người học có thể vận động bản thân trong q trình học tập. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề:

Thứ nhất, cần lưu ý đến đối tượng đào tạo, độ tuổi của người học và mơn học

để có thể áp dụng một cách chính xác và hiệu quả các phương pháp. Để tránh áp dụng bừa bãi dẫn đến phản tác dụng.

Thứ hai, đối vói giảng viên cần nắm bắt được tâm lý, nhu cầu đào tạo, bồi

dưỡng của CBCC, tạo cho CBCC có tác phong chủ động hòa nhập vào các phương pháp mới. Giảng viên đóng vai trị là trợ giúp, là người hướng dẫn học viên tự tìm ra phương pháp học, tìm hiểu kiến thức mới từ đó giúp học viên tăng khả năng tư duy, khám phá của bản thân. Phối hợp với các đơn vị tổ chức ĐTBD để đưa học viên đi thực tế ở một số xã phường trên địa bàn.

Thứ ba, cần phải sắp xếp các học viên có trình độ, độ tuổi, khả năng tiếp thu

tương đối đồng đều vào học chung một lớp để dễ dàng áp dụng các phương pháp học mới và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, học tập. Để làm được điều này người phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng cần có sự tìm hiểu sâu, có trình độ chun

mơn cao, có sự tổ chức tốt. CBCC trước khi lên lớp cần có sự chuẩn bị bài vở, hăng hái phát biểu trao đổi kiến thức với giảng viên. Muốn làm được điều đó cần có những quy chế thưởng, phạt trong nội bộ lớp học nhằm khuyến kích cũng như răn đe các học viên cần cố gắng trong học tập.

*Xây dựng hệ thông kiểm tra, đánh giá của cán bộ, công chức trước, trong và sau đào tạo, bồi dưỡng

Xây dựng hệ thống đánh giá cần dựa trên tổng thể các q trình của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Các tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, người thực hiện đánh giá cần khách quan, trung thực khơng vì thành tích mà có sự đánh giá sai lệch. Việc đánh giá cũng cần lấy ý kiến của CBCC tham gia q trình đào tạo để có cái nhìn hai phía về q trình đó. Lấy ý kiến chuyên môn của giảng viên giảng dạy, bằng những thơng tin đã thu thập được trước đó chun viên đánh giá, tổng hợp lại để có cái nhìn đa chiều về hoạt động ĐTBD.

Bộ phận thi đua, khen thưởng, đào tạo chịu trách nhiệm với những hệ thống các tiêu chí đáng giá. Trước tiên đưa ra các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng rồi tiến hành công việc để đạt mục tiêu mà loại bỏ qua và coi nhẹ việc đánh giá. Vì vậy mang câu hỏi đào tạo, bồi dưỡng có đáp ứng được nhu cầu đào tạo khơng, hiệu quả của nó đến đâu? chưa có câu trả lời có sức thuyết phục, cơng tác đào tạo cần được đánh giá thường xuyên để thu thập thông tin phản hồi nhằm đưa ra những quyết định, những điều chỉnh kịp thời, công tác này cần thực hiện ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo, nhất là việc đánh giá sau đào tạo, xét hiệu quả đào tạo đối với học viên trong việc họ có áp dụng những điều đã học vào cơng việc của họ hay không và hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng đối với quá trình phát triển của tổ chức như thế nào. Đánh giá cần tiến hành theo kế hoạch, áp dụng những tiến bộ khoa học và những phương pháp khác nhau, cần tiến hành để thấy được kết quả đối với từng cá nhân và tổ chức.

Sau quá trình đào tạo, bồi dưỡng cần đánh giá lại hiệu quả bằng cách so sánh với mục tiêu trong bản kế hoạch đã đề ra trước đó, đạt được những mục tiêu gì và chưa đạt được mục tiêu gì, tìm nguyên nhân và các giải pháp cụ thể để giải quyết và quy trách nhiệm với từng cá nhân, tổ chức khơng hồn thành nhiệm vụ. Sau quá trình đào tạo cần tiếp tục theo dõi hiệu quả công việc của CBCC sau khi đi học khóa

ĐTBD về có sự chuyển biến tích cực hay khơng? Và nếu khơng có thì phải tìm hiểu ngun nhân tại sao để kịp thời có phương án giải quyết.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức tại sở nội vụ tỉnh bắc ninh 1 (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)