Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động làm việc tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật thuận vĩnh, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

8. Kết cấu của khóa luận

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động

1.5.3. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức

Mục tiêu, chiến lược tổ chức:

Mục tiêu, lợi ích của mỗi cá nhân ln được bản thân người lao động đặt lên hàng đầu, khi tham gia vào bất kỳ một tổ chức nào thì đều thoả mãn một mục tiêu, lợi ích nhất định của cá nhân. Do đó, nếu lợi ích của cá nhân và lợi ích của tổ chức được

hiểu và nắm được những mục tiêu chiến lược của tổ chức có như vậy hỗ mới nỗ lực hết mình thực hiện những mục tiêu đó.

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo động lực cho NLĐ trong DN. Mục tiêu, chiến lược của tổ chức có đúng đắn hợp lý phù hợp với nhu cầu nguyện vọng cần thiết của ngơời lao động thì lúc đó mục tiêu chung của tổ chức cũng chính là mục tiêu mỗi cá nhân người lao động và tạo được động lực lao động cho NLĐ.

Văn hóa của tổ chức:

Văn hố của tổ chức là được tạo thành từ tổng thể các triết lý quản lý, mục tiêu sản xuất kinh doanh, các chính sách quản lý nhân sự, bầu khơng khí tâm lý của tập thể lao động, lề lối làm việc và các mối quan hệ trong tổ chức

Thực tiễn cho thấy văn hoá DN ảnh hưởng rất lớn đến hành vi cá nhân trong cơng việc, nó chỉ cho mỗi người thấy bằng cách nào để thoả mãn các nhu cầu cá nhân. Muốn các thành viên trong tổ chức hết lịng vì mục tiêu chung tức là có động lực làm việc thì tổ chức cần có được một văn hố mạnh. Việc tạo dựng được một nền văn hoá mạnh trong tổ chức sẽ giúp NLĐ cảm thấy hưng phấn trong cơng việc, có động lực làm việc nên nỗ lực sáng tạo trong công việc và giảm sự lưu chuyển lao động. Kết quả là tổ chức sẽ có tỷ lệ hồn thành các mục tiêu đạt hiệu quả cao trong công việc.

Lãnh đạo (quan điểm, phong cách, phương pháp):

Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tắc hoạt động của một

hệ thống các điều kiện môi trường nhất định. Lãnh đạo là một hệ thống cá tổ chức bao gồm người lãnh đạo, NLĐ, mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường.

Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trị rất quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền lực là những quyền hạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo. Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách, phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhắc,

không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường khơng làm việc tự giác và độc lập, khơng phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc cũng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của người lãnh đạo khác nhau. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trị to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tâp thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động .Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hồn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.

Quan hệ nhóm:

Đây là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, ln có sự liên quan càng tác động qua lại lẫn nhau. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu khơng khí của tập thể. Trong tập thể lao động ln có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với lao động, với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, nhất là các chính sách về quản trị nguồn nhân lực:

Các chính sách liên quan đến bản thân người lao động như là quyền và nghĩa vụ của người lao động có tạo thuận lợi cho người lao động hay khơng từ đó người lao động mới có động lực lao động.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động của người lao động. Vì vậy, trong quá trình quản lý nhà quản lý cần phải hiểu rõ những yếu tố này để có thể

Tiểu kết chương 1

Chương 1 tác giả đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác tạo động lực cho người lao động như đưa ra được khái niệm, vai trò, mục đích của động lực lao động và các hình thức tạo động lực lao động cho người lao động. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động và sự cần thiết của nó. Các vấn đề lý luận ở chương 1 là cơ sở để tác giả đối chiếu so sánh với các vấn đề ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT THUẬN VĨNH

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động làm việc tại công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật thuận vĩnh, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)