Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 34)

8. Kết cấu của đề tài

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực cho người lao động

trong doanh nghiệp

1.4.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp.

1.4.1.1. Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp hướng tới trong một khoảng thời gian nhất định. Để đạt được mục tiêu đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược phát triển cho từng giai đoạn cụ thể, chiến lược được xây dựng phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể khác nhau nhằm đưa doanh nghiệp phát triển để đạt mục tiêu đã đề ra. Thông thường mục mục tiêu của doanh nghiệp được chia thành hai loại bao gồm mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Thông qua mục tiêu của mình, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược để đạt được mục tiêu đã đề ra. Mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người lao động, điều đó buộc doanh nghiệp phải có những hoạt động để tạo động lực cho người lao động phù hợp.

1.4.1.2. Hệ thống các chính sách quản lý

Để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra thì khơng thể thiếu được các chính sách quản lý. Các chính sách này có tác động rất lớn tới động lực làm việc của người lao động, chính vì thế cần phải xây dựng các chính sách quản lý phù hợp với doanh nghiệp và với người lao động.

Các chính sách được ban hành và áp dụng trong tổ chức sẽ tác động trực tiếp đến

quyền lợi, trách nhiệm và động lực làm việc của mỗi cá nhân người lao động. Nếu những chính sách phù hợp, đáp ứng được nhu cầu, tạo điều kiện để người lao động phát huy được hết tiềm năng, sở trường, các chế độ đãi ngộ tương xứng với cơng sức người lao động thì sẽ tạo ra động lực làm việc cho người lao động và ngược lại.

1.4.1.3. Bản thân công việc

Mỗi cơng việc sẽ có những đặc điểm, tính chất khác nhau, chính vì thế mà yếu tố bản thân cơng việc cũng ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động. Khi bố trí, sắp xếp cơng việc nếu phù hợp với đặc điểm, trình độ, năng lực, chun mơn của người lao động thì sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong cơng tác tạo động lực cho người lao động và ngược lại.

Người làm công tác tổ chức phải biết sắp xếp, phân công lao động hợp lý để phát huy hết năng lực và sở trường của các cá nhân để người lao động có động lực làm việc tốt nhất. Các khía cạnh thuộc về bản thân cơng việc như: Tính hấp dẫn của công việc; Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết; Mức độ chun mơn hóa trong cơng việc; Mức độ hao phí về trí lực; Cơ hội thăng tiến, … Nội dung này tác giả sẽ phân tích kỹ hơn tại mục 1.4.4.

1.4.1.4. Điều kiện làm việc

Trong tổ chức, điều kiện làm việc của người lao động được quan tâm, được đầu

tư về trang thiết bị, về máy móc, về thiết bị an toàn, bảo hộ... người lao động sẽ cảm thấy yên tâm về tính mạng, sức khỏe, mơi trường, tâm lý sẽ ổn định và chuyên tâm vào công việc… điều đó góp phần quan trọng vào việc tạo động lực cho người lao động trong cơng việc.

1.4.1.5. Văn hóa tổ chức

“Văn hố tổ chức là tồn bộ những giá trị mà tổ chức tạo ra trong quá trình thực hiện các hoạt động để đạt tới mục tiêu của tổ chức. Nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên trong tổ chức” [22, tr.236]

Văn hóa tổ chức doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung từ triết lý, các giá trị cốt lõi, tác phong làm việc, môi trường làm việc, trang phục, … ảnh hưởng lớn tới việc thu hút người lao động làm việc, gắn bó với tổ chức.

1.4.1.6. Phong cách quản lý của người lãnh đạo

Phong cách quản lý của người lãnh đạo là một trong những nhân tố quan trọng trong quản lý. Phong cách quản lý thể hiện tính khoa học, đồng thời thể hiện được tài năng và nghệ thuật quản lý của người lãnh đạo.

Phong cách quản lý của người lãnh đạo bao gồm nhiều phong cách khác nhau như phong cách dân chủ, phong cách độc đoán chuyên quyền, phong cách lãnh đạo kết hợp cả dân chủ và độc đoán chuyên quyền, … Phong cách lãnh đạo của nhà quản lý nếu phù hợp sẽ tác động đến người lao động, tạo động lực, khuyến khích họ cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.

1.4.1.7. Mối quan hệ nhóm và bầu khơng khi tập thể

Trong doanh nghiệp, mối quan hệ nhóm và bầu khơng khí tập thể có vai trị quan

trọng, ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của người lao động. Giữa các nhóm người lao động trong tổ chức nếu có mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ nhau thì hiệu quả lao động sẽ cao hơn. Bầu khơng khí tập thể thoải mái, sẽ tạo nên môi trường làm việc lành mạnh, giúp người lao động trong tổ chức làm việc tốt hơn.

Các doanh nghiệp cần chú trọng tới việc xây dựng mối quan hệ nhóm và bầu khơng khí tập thể phù hợp với điều kiện thực tế của mình để có thể thúc đẩy động lực làm việc của người lao động một cách hiệu quả.

1.4.2. Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi doanh nghiệp

1.4.2.1. Chính sách và pháp luật của Nhà nước

Trong công tác tạo động lực cho người lao động, chính sách và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng lớn tới nội dung của công tác này. Khi xây dựng các nội dung của công tác tạo động lực cho người lao động, đặc biệt là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, … doanh nghiệp phải căn cứ vào các chính sách và pháp luật của Nhà nước để xây dựng cho phù hợp nhằm bảo đảm tuân thủ các quy định. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước đều nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp giữa người sử dụng lao động và người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định.

Nội dung các chính sách và pháp luật của Nhà nước càng chặt chẽ trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động thì người lao động sẽ càng n tâm làm việc, chính vì thế mà các chính sách và pháp luật ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động.

1.4.2.2. Đặc điểm cơ cấu của thị trường lao động

Cơ cấu của thị trường lao động có tác động gián tiếp đến công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Khi thị trường lao động đang ở tình trạng dư thừa một loại lao động, người lao động thuộc loại này đang làm việc ở trong tổ chức sẽ cảm thấy thiếu “an toàn” bởi nguy cơ mất việc làm, người lao động sẽ nỗ lực làm việc hơn, nâng cao năng suất và hiệu quả cơng việc với mục đích giữ được việc làm.

Bên cạnh đó, thị trường thiếu việc làm cho người lao động cũng dẫn đến việc dư thừa nguồn nhân lực, điều đó cũng tác động đến các tổ chức, doanh nghiệp sao phải bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động hiện tại ở doanh nghiệp mình. Đồng thời, cần chú trọng các phương án thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, bảo đảm tính ổn định trong cơng việc, điều đó sẽ kích thích động lực làm việc của người lao động.

1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay, doanh nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chính vì thế

mà các doanh nghiệp ra đời và cạnh tranh với nhau ngày càng gay gắt. Để đứng vững và phát triển yếu tố nguồn nhân lực ln giữ vai trị quan trọng nhất, các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh nguồn nhân lực có chất lượng cao bằng việc đưa ra các chính sách, chế độ đãi ngộ về vật chất và phi vật chất nhằm thu hút và giữ chân người lao động trong đó đặc biệt là tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi, …

1.4.3. Các nhân tố thuộc về bản thân người lao động

1.4.3.1. Thái độ, quan điểm của người lao động đối với công việc và tổ chức

Thái độ, quan điểm của người lao động đối với công việc và tổ chức là yếu tố tác động đến quá trình làm việc của người lao động trong doanh nghiệp. Khi người lao động cảm thấy u thích cơng việc, muốn gắn bó với cơng việc thì người lao động sẽ khơng ngừng sáng tạo, tích cực trong cơng việc, ủng hộ, tán thành với các chủ trương, quan điểm của doanh nghiệp. Điều đó thúc đẩy động lực làm việc của người lao động, thơng qua đó năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được nâng cao và ngược lại.

Thái độ, quan điểm của người lao động luôn tỷ lệ thuận với hiệu quả, hiệu suất làm việc của người lao động, chính vì thế mà doanh nghiệp cần xây dựng các nội dung tạo động lực cho người lao động phù hợp nhằm kích thích thái độ, quan điểm của người lao động gắn với mục tiêu phát triển của tổ chức.

1.4.3.2. Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân

Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân là một trong những yếu tố thuộc bản thân người lao động tác động đến công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Trước hết, giá trị của người lao động không ngừng thay đổi qua thời gian, doanh nghiệp cần phải xây dựng các nội dung về tạo động lực cho phù hợp với giá trị của bản thân người lao động để kích thích người lao động làm việc hiệu quả. Bên cạnh đó, nhu cầu của mỗi cá nhân người lao động rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi không ngừng của môi trường xã hội. Doanh nghiệp cũng cần xác định các nhu cầu của người lao động để xây dựng công cụ tạo động lực cho người lao động hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhận thức của người lao động về nhu cầu và giá trị của bản thân người lao động cũng ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động, khi người lao động có nhận thức đúng đắn họ sẽ tự xây dựng các kế hoạch, mục tiêu phát triển bản thân trong doanh nghiệp, nỗ lực làm việc không ngừng và ngược lại.

1.4.3.3. Đặc điểm cá nhân của người lao động

Để tạo động lực cho người lao động hiệu quả, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm cá nhân của người lao động như độ tuổi, giới tính, sở thích, tính cách, mục tiêu, … để xây dựng các nội dung công tác tạo động lực cho phù hợp. Các đặc điểm cá nhân của người lao động ảnh hưởng rất lớn tới động cơ làm việc, chính vì thế khi bố trí, sắp xếp nhân sự cần chú ý các đặc điểm này để có thể tạo động lực cho người lao động một cách hiệu quả.

1.4.4. Các nhân tố thuộc về cơng việc

Nếu cơng việc trong doanh nghiệp có tính ổn định cao, một mặt có thể dẫn tới tâm lý nhàm chán của người lao động hoặc cũng có thể dẫn đến sự yên tâm đối với cơng việc. Cho dù đó là sự nhàm chán hay n tâm trong cơng việc thì tính ổn định đều ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động.

Công việc q ổn định, người lao động khơng có những thay đổi trong cơng việc cũng sẽ dẫn đến sự nhàm chán trong công việc, người lao động có thể thờ ơ, làm việc khơng hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơng việc có những bước đột phá, có sự đổi mới sẽ tạo ra tâm lý yên tâm bởi tính ổn định, hấp dẫn và có thể giúp người lao động gắn bó với cơng việc đó.

1.4.4.2. Sự phức tạp của cơng việc

Sự phức tạp của công việc tác động rất lớn tới động lực làm việc của người lao

động, các cơng việc có tính chất phức tạp người lao động sẽ hao tổn nhiều trí lực và thể lực hơn, vì thế khi xây dựng cơng cụ lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động đảm nhiệm các cơng việc có tính chất phức tạp doanh nghiệp cần chú ý xây dựng phù hợp với giá trị sức lao động người lao động bỏ ra. Ngược lại, đối với các công việc giản đơn, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các công cụ tạo động lực cho người lao động phù hợp. Điều đó tác động rất lớn tới động lực làm việc của người lao động.

Các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết: Để người lao động có thể đảm nhiệm cơng việc một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý tạo tâm lý tích cực.

Mức độ chun mơn hóa trong cơng việc: Mức độ chun mơn hóa trong cơng việc càng cao thì hiệu quả cơng việc càng được đảm bảo, tuy nhiên, hệ quả của chuyên môn hóa là khiến người lao động dễ nảy sinh tâm lý nhàm chán, người lao động chỉ am hiểu một cơng việc nên rất khó để thay đổi cơng việc hay kiêm nhiệm một vị trí cơng việc khác.

Mức độ hao phí về trí lực: Đây là sự đầu tư về trí tuệ của người lao động trong cơng việc. Khi mức độ hao phí về trí lực cao sẽ gây tâm lý mệt mỏi, căng thắng, nếu xảy ra liên tiếp trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc.

1.4.4.3. Sự hấp dẫn của công việc

Sự hấp dẫn của công việc sẽ thu hút được người lao động gắn bó với cơng việc,

có động lực làm việc hiệu quả hơn. Người lao động sẽ cảm thấy hứng khởi khi thực hiện cơng việc có sức hấp dẫn, từ đó năng suất và hiệu quả cơng việc cũng được nâng cao. Ngược lại nếu cơng việc khơng có sức hấp dẫn thì người lao động sẽ nhàm chán, năng suất chất lượng và hiệu quả cơng việc từ đó cũng đi xuống.

Với những cơng việc có tính hấp dẫn sẽ giúp người lao động phát huy khả năng sáng tạo, kích thích tinh thần làm việc, thúc đẩy người lao động say mê, gắn bó với cơng việc. Cơ hội thăng tiến: Đây là yếu tố thuộc về cơng việc khi có khả năng thăng tiến cao, người lao động sẽ nỗ lực làm việc, có động lực để cố gắng phấn đấu lên vị trí cao hơn. Cơ hội thăng tiến là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới công tác tạo động lực cho người lao động.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần thời trang hà thanh, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)