1.3 .Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.2. Thực trạng công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.2.4. Quản lý các hoạt động dịch vụ
Đến thời điểm này, khu lễ hội làng Vọng Nguyệt đang quản lý trên 20 quầy kinh doanh cố định của Trung tâm dịch vụ lễ hội và 120 hộ dân địa phương đã đăng kí hoạt động dịch vụ xung quanh lễ hội.
Các loại hàng hóa được bày bán phong phú, đa dạng, trong đó các sản phẩm được sản của tỉnh chủ yếu như: tơ tằm Vọng Nguyệt , bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ,…
Dự kiến trong hai ngày trọng điểm lễ hội, số hộ kinh doanh sẽ tiếp tục tăng lên. Từ thành công của các mùa lễ hội trước, ban quản lí di tích và lễ hội đã sớm ban hành quy chế về quản lý dịch vụ kinh doanh, dịch vụ bán hàng tại các quầy và ô bàn, tổ chức cho các đơn vị, cá nhân ký cam kết kinh doanh. Qua khảo sát, tất cả các quầy hàng kinh doanh, các bãi xe đều được cấp giấy phép kinh doanh, ký cam kết và niêm yết giá và treo biển niêm yết giá cụ thể.
Theo Trưởng phòng quản lý dịch vụ tại lễ hội làng Vọng Nguyệt ông Lê Thế Tồn ( trưởng thơn) cho biết: “Trong thời gian diễn ra lễ hội, lượng
du khách về tăng đột biến, nhu cầu sử dụng các loại hình dịch vụ cũng tăng lên. Vì vậy, để tránh tình trạng chặt chém du khách, ban quản lý lễ hội làng
đã yêu cầu các đơn vị, các cá nhân và các hộ kinh doanh dịch vụ xung quanh lễ hội phải kí cam kết thực hiện kinh doanh dịch vụ đúng pháp luật và niêm yết giá bán công khai các loại mặt hàng; đảm bảo vệ sinh môi trường, sắp xếp các vị trí bán hàng, bố trí các quầy dịch vụ hợp lý, tạo mỹ quan. Ngoài ra, tại các điểm cơng cộng đều phải có dán thơng báo số đường dây nóng để tiếp thu những ý kiến phản hồi của nhân dân nhằm kịp thời có những giải pháp hợp lý, xử lý các hộ kinh doanh có sai phạm”.
Bên cạnh việc quản lý các hoạt động kinh doanh, bán hàng, BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt cũng quản lý chặt chẽ đội ngũ chụp ảnh, gánh hàng thuê tại lễ hội. Theo đó, tất cả dịch vụ phải có quy định mức giá cụ thể. Những người tham gia vào dịch vụ chụp ảnh, gánh hàng thuê đều phải đăng ký hoạt động của mình với ban quản lý và đeo biển cá nhân khi hoạt động dịch vụ. Trước đó, ban quản lý và các cấp trên cũng tổ chức cho những người tham gia dịch vụ này về văn hóa ứng xử văn minh với du khách; khơng tranh giành, lơi kéo khách; có trách nhiệm giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh mơi trường xung quanh lễ hội. Theo BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt , tiếp tục tăng cường công tác an ninh trật tự; đảm bảo “5 không”: không ùn tắc giao thông; không nâng giá, ép giá; không ăn mày, an xin; không hành vi phản cảm và không mất vệ sinh môi trường và vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, các hoạt động nâng, ép giá, cờ bạc trá hình sẽ bị xử lý nghiêm và nghiêm cấm hoạt động.
Để phục vụ tốt nhất lễ hội làng Vọng Nguyệt , hàng năm, ban quản lý lễ hội đã lên kế hoặch chi tiết, phân công nhiệm vụ và tổ chức lễ hội cho các phòng chức năng, yêu cầu phối hợp với các đơn vị liên quan như: cơng an, Sở văn hóa, các đồn kiểm tra liên ngành, quản lý chặt các hoạt động tại lễ hội; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn, không để hiện tượng ăn mày ăn xin xảy ra tại lễ hội; xử lý bán hàng rong, đeo bám, ép giá, môi giới khách, đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch và các vi phạm khác,…
Với sự chủ động và nhiều biện pháp tích cực, đồng bộ trong quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sự phối hợp chặt chẽ với các ngành chức
năng, khu lễ hội làng Vọng Nguyêtđã góp phần tạo dựng được niềm tin, hình ảnh đẹp cho nhân dân, du khách thập phương về tham dự lễ hội.
2.2.5. Quản lý mơi trường và an tồn thực phẩm
Vì lễ hội thu hút rất đông lượt khách về tham dự nên công tác quản lý các hoạt động vệ sinh môi trường rất được chú trọng. Trước khi lễ hội diễn ra BTC đã yêu cầu người dân ở xung quanh vùng diễn ra lễ hội dọn dẹp vệ sinh, đường xá sao cho thơng thống, sạch đẹp. Những nơi trong khuôn viên tổ chức lễ hội phải được trang trí sao cho phù hợp, đẹp mắt, đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường.
Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh không gian tổ chức lễ hội thì việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cũng là vấn đề đáng được lưu tâm. Các hàng quán được bày bán trong khuôn viên lễ hội phải đăng ký với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xét duyệt. Các đồ ăn, thức uống được bày bán cũng phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Các địa điểm ăn uống như nhà hàng, quán cafe là nơi để du khách nghỉ ngơi trong suốt quá trình diễn ra lễ hội nên cũng phải tăng cường việc bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó lễ hội cũng là dịp để các nhà hàng đã bổ sung nhiều món ẩm thực mới, mang đậm chất vùng miền để giới thiệu đến với du khách nét văn hóa đặc sắc của địa phương nơi đây.
Để đảm bảo cho việc quản lý vệ sinh mơi trường và an tồn thực phẩm được chặt chẽ thì BTC và BQL lễ hội cũng phải thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát ở trước, trong và sau lễ hội. Đồng thời có hình thức xử lý kịp thời đối với những trường hợp vi phạm.
2.2.6. Quản lý di tích lịch sử trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội
Công tác quản lý vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt đều được lên kế hoạch và triển khai đảm bảo theo quy định. Các quy định tuyên truyền về ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường khi tham gia lễ hội đã được phổ biến đến nhân dân và du khách qua
các hình thức tuyên truyền bằng loa phát thanh, kết hợp cùng với đoàn viên thanh niên và người dân trong xã cùng nhau vệ sinh đường làng ngõ xóm. Mặc dù vẫn cịn tình trạng xả rác khi lễ hội diễn rác nhưng chỉ xảy ra ở số ít và được dọn dẹp sạch sẽ ngay sau đó. Từ đó khơng chỉ tạo nên khơng khí trang nghiêm, linh thiêng trong lễ hội mà còn tạo nên một cảnh quan đẹp đối với người dân và du khách.
Đối với khu các di tích diễn ra lễ hội, BTC đã bố trí các bộ phận vệ sinh có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, người đi lễ và dâng hương đều được nhắc nhở để đảm bảo an tồn trong cháy nổ. Xung quanh khu di tích cũng được đặt những thùng rác công cộng để người dân, du khách khi đến thăm quan không xả rác ra môi trường, gây mất phản cảm và mỹ quang xung quanh khu ti tích, đặc biệt là khơng để ảnh hưởng đến tính trang trọng và tơn nghiêm ở chùa và đình.
Đối với dịch vụ trông giữ phương tiện cũng được BTC thực hiện sắp xếp một bãi đất rộng trơng giữ phương tiện và tồn bộ nguồn kinh phí từ việc trơng xe sẽ được công đức để phục vụ lễ hội.
2.3. Đánh giá những công tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt Nguyệt
2.3.1. Những điểm tích cực
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm của các cấp,và người dân trong xã đặc biệt quan tâm. Công tác tổ chức, quản lý lễ hội luôn được quan tâm, chú trọng đã tạo nhiều biến chuyển tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển đời sống tinh thần của người dân địa phương. Ban tổ chức đã điều hành lễ hội diễn ra theo đúng quy định, quy chế tổ chức lễ hội mà Bộ VH -TT&DL cũng như địa phương, đảm bảo tính truyền thống, mang tính nghiêm trong phần lễ, vui chơi lành mạnh trong phần hội.Với vai trị trách nhiệm của mình, BTC lễ hội đã hoạt động tích cực, nỗ lực, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
cơng việc đảm bảo an tồn cho nhân dân về người và tài sản khi tham gia lễ hội, góp phần quan trọng trong việc thành công của lễ hội.
Công tác tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch,tạo khơng khí trang nghiêm, đảm bảo an toàn, từng bước xây dựng nếp sống văn minh trong tổ chức và quản lý lễ hội. Nhiều trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt,… đã được khôi phục làm phong phú thêm cho lễ hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục thế hệ hơm nay biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cha ơng để lại. Bên cạnh đó cịn kết hợp chương trình văn nghệ, nghệ thuật chào mừng lễ hội tại sân đình với sự tham gia của quần chúng nhân dân địa phương và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
Cơng tác xã hội hóa kinh phí để tổ chức lễ hội, tu bổ, tơn tạo, nâng cấp di tích ngày càng được đẩy mạnh, khơng chỉ có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền mà cịn có sự ủng hơ của mọi tầng lớp nhân dân, các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp công đức đem lại hiệu quả cao. Thông qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về văn hóa, lễ hội được chính quyền địa phương được triển khai rất tốt theo quy định của nhà nước cũng góp phần giáo dục, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân và du khách trong việc tham gia lễ hội, nêu cao ý thức gìn giữ sự tơn nghiêm nơi thờ tư, bảo vệ di tích, giữ gìn vệ sinh mơi trường, an ninh trật tự công cộng, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu tăm hương - sản phẩm từ làng nghề truyền thống của địa phương.
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong nhiều năm qua được diễn ra trong khơng khí trang nghiêm, vui vẻ, để lại ấn tượng tốt cho người dân và du khách là nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mà trong quá trình tổ chức lễ hội khơng có hiện tượng tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, các hiện tượng mê tín dị đoan, truyền bá tư tưởng, lơi kéo kích động trái phép trong suốt thời gian lễ hội. Các gian hàng dịch vụ được tổ chức, quản lý chặt chẽ và có sự giám sát của BTC, từ đó khơng có hiện tượng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ kinh doanh đều sử dụng hàng hóa có nguồn gốc rõ
ràng, khơng sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm.
2.3.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh những kết quả đat được, trong quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tế và nghiên cứu tác giả cũng nhận thấy rằng trong quá trình quản lý đối với lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong những năm gần đây, thấy được những mặt còn hạn chế, những mặt cần phải khắc phục.
Đầu tiên, phải nói đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho lễ hội còn một số bất cập. Do lễ hội được mở rộng quy mơ, kéo theo đó là lượng khách về dự hội ngày càng đơng, nhưng khn viên tổ chức lễ hội cịn hạn chế vì khơng gian, chưa đáp ứng được nhu cầu tối đa về khơng gian. Tuy đã có lực lượng phân là giao thông, nhưng tuyến đường giao thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được số lượng người tham gia lễ hội, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia lễ hội của người dân và người đi đường.
Do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội kéo theo đó là sự phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao nên công tác tổ chức xã hội đơi khi cịn khó kiểm sốt, như việc người bán hàng rong từ địa phương khác vẫn còn rao bán trên vỉa hè. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý đối với vệ sinh mơi trường cịn bất cập, du khách về tham gia lễ hội và người dân tham dự lễ hội đông kèm theo số lượng rác thải rất lớn, rác thải chủ yếu là chất vô cơ nên việc gây ra sự ô nhiễm cho người dân ở khu vực xung quanh sau khi lễ hội diễn ra.
Sự thiếu hụt về nhân lực trong BTC lễ hội cũng làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đối với di tích và tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, cơng tác nhân sự trong BTC lễ hội, lại chủ yếu là các cụ trong hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, về cán bộ và thanh niên trong xã chiếm số lượng ít.Hạn chế trong cơng tác tổ chức, quản lý lễ hội đó chính là khó khăn về cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ lễ hội phát triển thiếu đồng bộ. Khu vực vệ sinh công cộng phục vụ người tham gia lễ hội chưa được xây dựng, khu vực hàng qn dù đã được quy hoạch nhưng vẫn có tình trạng bán hàng rong khó kiểm sốt...
Cơng tác quảng bá lễ hội đến với du khách còn hạn chế, chủ yếu nằm ở vấn đề kinh phí, khơng có chương trình quảng bá và chiến lược cụ thể để thu hút du khách đến với lễ hội. Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng tuy có những chuyển biến nhưng vẫn còn xảy ra các trường hợp như: treo biển, băng rôn quảng cáo không đúng quy định (treo băng rôn ngang đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông); một số hộ kinh doanh không niêm yết giá cả các mặt hàng. Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được quan tâm nhưng chưa toàn diện, vẫn cịn có những thực phẩm khơng rõ nguồn gốc, xuất xứ và được bán tràn lan trong những dịp tổ chức lễ hội như: xúc xích, cá viên chiên, trà sữa.. Về hệ thống loa đài âm thanh của các gian hàng bày bán sử dụng với công suất quá lớn, làm ảnh hưởng tới nghi thức tế lễ trong khu di tích.
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội, ít nhiều đã giảm đi những giá trị văn hóa vốn có của lễ hội, có nguy cơ làm phai mờ đi bản sắc văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng. Vì vậy, để lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt có thể giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có, phát huy được thế mạnh của địa phương, đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
* Tiểu kết chương 2
Ở Chương 2, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng cơng tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt ở các phương diện chính sau: Chủ thể quản lý lễ hội làng, trong đó có Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Ninh, Phòng VH - TT huyện Yên Phong, UBND xã Tam Giang và BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt , các công tác quản lý kế hoạch, nội dung, an ninh, môi trường, và các hoạt động dịch vụ trong lễ hội, cơng tác quản lý di tích trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội. Đồng thời từ đó, tác giả cũng đã đánh giá được một số điểm tích
cực và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt. Tất cả những vấn đề tác giả tìm hiểu là cơ sở và tiền đề để tác giả thực hiện triển khai các vấn đề ở Chương 3.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT, XÃ TAM GIANG,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH