1.3 .Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt
3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tượng quản lý lễ hội làng Vọng
3.2.4. Quản lý phát triển du lịch văn hóa gắn với các hoạt động của lễ
tồn địi hỏi có sự hỗ trợ từ các lực lượng an ninh của xã, huyện, bởi chỉ với các lực lượng dân phịng của địa phương thì q mỏng và yếu, khơng đủ sức kiểm soát hay mỗi khi có những xung đột, hay tình trạng trộm cắp móc túi diễn ra trong lễ hội. Đảm bảo lễ hội là điểm đến an toàn với du khách thập phương.
3.2.4. Quản lý phát triển du lịch văn hóa gắn với các hoạt động của lễ hội lễ hội
Trong các hoạt động của nền kinh tế thì du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói mang lại giá trị cao cho nền kinh tế. Hoạt động du lịch văn hóa ở Bắc Ninh trong những năm qua vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Vì vậy việc phát triển du lịch văn hóa có một ý nghĩa rất lớn đối với Vọng Nguyệt hiện nay.Cần xây dựng các chương trình tour du lịch gắn với các di tích lịch sử văn hóa và làng nghề truyền thống của địa phương.
Trên đây là một số nhóm giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội làng Vọng Nguyệt trong giai đoạn hiện nay. Để lễ hội thật sự trở thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc và ý nghĩa thiết nghĩ mỗi ban ngành đồn thể và nhân dân địa phương cần có một nhận thức đúng đắn về những giá trị của hội làng mang lại với người dân Vọng Nguyệt hiện nay.
3.2.5.Tăng cường quản lý về nguồn lực và cơ sở vật chất cho trùng tu, tơn tạo các di tích lễ hội kịp thời
Việc quản lý, trùng tu tôn tạo nhằm bảo đảm cảnh quan của lễ hội là một vấn đề mang tính cấp thiết. Địi hỏi cần phải có sự thận trọng nhằm đảm bảo cảnh quan của các di tích. Chúng ta khơng cịn q bất ngờ khi biết ở một số đia phương người ta sẵn sàng đập cũ và xây mới toàn bộ một số cơng trình trong các di tích. Điều đó đã vơ tình làm mất đi giá trị của di tích đó mà vĩnh
viễn chúng ta khơng thể lấy lại được. Công tác bảo tồn và tôn tạo hệ thống các di tích địi hỏi các cấp chính quyền cần có những kế hoạch tu bổ khoa học các cơng trình trong các di tích đang bị xuống cấp. Đảm bảo các di tích đó khơng bị mất đi các giá trị về văn hóa, lịch sử vốn có.
Bên cạnh đó cần làm tốt cơng tác xã hội hóa trong việc bảo vệ và tu bổ các di tích. Hàng năm cũng cần có các chương trình sơ kết, tổng kết đánh giá biểu dương kịp thời các tập thể, dịng họ, gia đình hay cá nhân có thành tích trong việc bảo vệ tu bổ các di tích lễ hội. Đồng thời cũng chỉ ra các hạn chế yếu kém và có kế hoạch khắc phục.
Ngồi nguồn kinh phí của địa phương và do khách thập phương công đức cần đề xuất với các cấp chính quyền tăng cường hỗ trợ kinh phí cho việc bảo tồn và tơn tạo hệ thống di tích lễ hội của địa phương. Bên cạnh đó kêu gọi các nguồn lực từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, và đơng đảo người dân đia phương.
* Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, Tác giả đã nêu ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt, xã Tam Giang , huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh. Từ đó, tác giả đã nêu ra nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý và đối tượng quản lý một cách cụ thể. Tác giả đã nêu ra một số giải pháp tăng cường quản lý di tích; đào tạo và bổ sung đội ngũ quản lý; tăng cường công tác quản lý di tích; bảo tồn và phát huy truyền thống lễ hội; tăng cường hoạt động quảng bá lễ hội; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội đối với người dân địa phương.
KẾT LUẬN
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt là một trong những lễ hội cổ truyền mang đâm dấu ấn cư dân nông nghiệp nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh và cả nước. Trong phạm vi đề tài, tác giả đã tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động lễ hội của ngành quản lý văn hóa và chính quyền địa phương. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp như về cơ chế chính sách, về cơng tác nhân sự, quản lý di tích phục vụ cho lễ hội, về hoạt động tuyên truyền quảng bá, giáo dục những giá trị truyền thống của lễ hội cho con em địa phương.
Có thể thấy lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt sẽ tiếp tục hành trình vận động trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và trước xu thế tồn cầu hóa hiện tại và tương lai. Để lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt phát huy được những giá trị tốt đẹp cổ truyền của dân tộc, cần có sự chung tay vào cuộc của các cấp, các ngành và tồn xã hội. Cũng rất cần thiết có nhiều cơng trình khảo cứu sâu hơn nữa về cơng tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt. Từ đó làm cơ sở lý luận cho việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của một lễ hội lớn vùng Kinh Bắc xưa nay được cả nước và bạn bè quốc tế biết đến.
Q trình đơ thị hóa ngày nay đang ngày càng đang tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa , kinh tế và xã hội của nước ta nói chung và của Bắc Ninh nói riêng.Tỉnh Bắc Ninh hiện đang là một địa phương phát triển mạnh mẽ về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng trong các năm gần đây vì những sự thay đổi khơng gian văn hóa của hầu hết lễ hội trên địa bàn tỉnh nói chung và lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt nói riêng là một điều mà ta rất dễ nhận thấy. Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt hiện nay chính là sự tiếp thu các giá trị văn hóa truyền thống và được cải biến phù hợp với cuộc sống đương đại, nhằm đưa lễ hội trở lại với đời sống tâm linh của người dân một cách chân thực và ý nghĩa nhất. Thông qua việc phục dựng và cách thức tổ chức lễ hội và công tác quản lý lễ hội đã chỉ ra một số vấn đề đã và đang tồn
tại ở lễ hội Vọng Nguyệt hiện nay, từ đó đưa ra các kiến giải giúp chính quyền đĩa phương có những giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý lễ hội cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần làm phong phú thêm vốn di sản văn hóa của dân tộc.
Việc thu thập tài liệu và điền dã tại địa phương để phục vụ việc viết đề tài, do trình độ hiểu biết cịn có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó điều kiện không gian và thời gian chưa cho phép tác giả nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về công tác quản lý của lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt. Trong giới hạn cho phép của đề tài tác giả mới chỉ bước đầu miêu tả phân tích những thực trạng công tác quản lý của lễ hội làng Vọng Nguyệt và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy cũng như nâng cao cơng tác quản lý góp phần nào đó để lễ hội làng Vọng Nguyệt ngày càng tốt hơn và góp phần vào việc xây dừng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hy vọng đề tài này sẽ là bước khởi đầu, gợi ý cho các đề tài nghiên cứu khoa học tiếp theo của tác giả sau này được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2002), Kho tàng lễ hội cổ truyền, Nxb
Văn hóa dân tộc và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội.
2. Bộ Chính trị (2009), Kết luận số 51-KL/TW ngày 22/7/2009 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, Hà Nội.
3. Bộ Văn hóa - Thơng tin (1998), Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11/7/1998 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Bắc Ninh.
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 ban
hành Quy định về tổ chức hoạt động và quản lý lễ hội.
5. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
6. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2016),
Giáo trình Quản lý học, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Cao Đức Hải (Chủ biên) (2010), Giáo trình quản lý lễ hội và sự kiện, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Giáo trình khoa học quản lý, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội.
10. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Vũ Ngọc Khánh (2007), Văn hóa dân gian người Việt (Lễ hội và trò
13. Thu Linh - Đặng Văn Lung (2009), Lễ hội tỉnh Bắc Ninh, Nxb
VHTT, Bắc Ninh.
14. Nhiều tác giả (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb Từ
điển bách khoa, Hà Nội.
15. Thạch Phương, Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội.
16. Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb CTQG, Hà Nội.
17. Phạm Thị Thanh Quy (2009), Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay,
Nxb Lao động, Hà Nội.
18. Ngơ Đức Thịnh (1993), Những giá trị văn hóa của lễ hội cổ truyền
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT (XÃ TAM GIANG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH)
Cổng làng Vọng Nguyệt ( Ảnh Tác giả)
Đám rước hội làng (nguồn: tác giả sưu tầm tại địa phương)
Đám rước đến cổng đền(nguồn:tác giả)