1.3 .Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt
2.3. Đánh giá những công tác quản lý lễ hội truyền thống làng Vọng
Nguyệt
2.3.1. Những điểm tích cực
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm của các cấp,và người dân trong xã đặc biệt quan tâm. Công tác tổ chức, quản lý lễ hội luôn được quan tâm, chú trọng đã tạo nhiều biến chuyển tích cực, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển đời sống tinh thần của người dân địa phương. Ban tổ chức đã điều hành lễ hội diễn ra theo đúng quy định, quy chế tổ chức lễ hội mà Bộ VH -TT&DL cũng như địa phương, đảm bảo tính truyền thống, mang tính nghiêm trong phần lễ, vui chơi lành mạnh trong phần hội.Với vai trị trách nhiệm của mình, BTC lễ hội đã hoạt động tích cực, nỗ lực, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong
cơng việc đảm bảo an tồn cho nhân dân về người và tài sản khi tham gia lễ hội, góp phần quan trọng trong việc thành công của lễ hội.
Công tác tổ chức lễ hội diễn ra theo đúng kế hoạch,tạo khơng khí trang nghiêm, đảm bảo an toàn, từng bước xây dựng nếp sống văn minh trong tổ chức và quản lý lễ hội. Nhiều trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt,… đã được khôi phục làm phong phú thêm cho lễ hội, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giáo dục thế hệ hơm nay biết gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của cha ơng để lại. Bên cạnh đó cịn kết hợp chương trình văn nghệ, nghệ thuật chào mừng lễ hội tại sân đình với sự tham gia của quần chúng nhân dân địa phương và thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan.
Cơng tác xã hội hóa kinh phí để tổ chức lễ hội, tu bổ, tơn tạo, nâng cấp di tích ngày càng được đẩy mạnh, khơng chỉ có sự quan tâm, ủng hộ của các cấp chính quyền mà cịn có sự ủng hơ của mọi tầng lớp nhân dân, các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp công đức đem lại hiệu quả cao. Thông qua công tác chỉ đạo, hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về văn hóa, lễ hội được chính quyền địa phương được triển khai rất tốt theo quy định của nhà nước cũng góp phần giáo dục, nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của người dân và du khách trong việc tham gia lễ hội, nêu cao ý thức gìn giữ sự tơn nghiêm nơi thờ tư, bảo vệ di tích, giữ gìn vệ sinh mơi trường, an ninh trật tự công cộng, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu tăm hương - sản phẩm từ làng nghề truyền thống của địa phương.
Lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong nhiều năm qua được diễn ra trong khơng khí trang nghiêm, vui vẻ, để lại ấn tượng tốt cho người dân và du khách là nhờ làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mà trong quá trình tổ chức lễ hội khơng có hiện tượng tuyên truyền văn hóa phẩm độc hại, các hiện tượng mê tín dị đoan, truyền bá tư tưởng, lơi kéo kích động trái phép trong suốt thời gian lễ hội. Các gian hàng dịch vụ được tổ chức, quản lý chặt chẽ và có sự giám sát của BTC, từ đó khơng có hiện tượng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ kinh doanh đều sử dụng hàng hóa có nguồn gốc rõ
ràng, khơng sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm.
2.3.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh những kết quả đat được, trong quá trình tìm hiểu, khảo sát thực tế và nghiên cứu tác giả cũng nhận thấy rằng trong quá trình quản lý đối với lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt trong những năm gần đây, thấy được những mặt còn hạn chế, những mặt cần phải khắc phục.
Đầu tiên, phải nói đến cơ sở hạ tầng phục vụ cho lễ hội còn một số bất cập. Do lễ hội được mở rộng quy mơ, kéo theo đó là lượng khách về dự hội ngày càng đơng, nhưng khn viên tổ chức lễ hội cịn hạn chế vì khơng gian, chưa đáp ứng được nhu cầu tối đa về khơng gian. Tuy đã có lực lượng phân là giao thông, nhưng tuyến đường giao thông hiện nay vẫn chưa đáp ứng được số lượng người tham gia lễ hội, gây ảnh hưởng đến quá trình tham gia lễ hội của người dân và người đi đường.
Do sự phát triển mạnh mẽ của xã hội kéo theo đó là sự phát triển về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao nên công tác tổ chức xã hội đơi khi cịn khó kiểm sốt, như việc người bán hàng rong từ địa phương khác vẫn còn rao bán trên vỉa hè. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý đối với vệ sinh mơi trường cịn bất cập, du khách về tham gia lễ hội và người dân tham dự lễ hội đông kèm theo số lượng rác thải rất lớn, rác thải chủ yếu là chất vô cơ nên việc gây ra sự ô nhiễm cho người dân ở khu vực xung quanh sau khi lễ hội diễn ra.
Sự thiếu hụt về nhân lực trong BTC lễ hội cũng làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý đối với di tích và tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, cơng tác nhân sự trong BTC lễ hội, lại chủ yếu là các cụ trong hội người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, về cán bộ và thanh niên trong xã chiếm số lượng ít.Hạn chế trong cơng tác tổ chức, quản lý lễ hội đó chính là khó khăn về cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ lễ hội phát triển thiếu đồng bộ. Khu vực vệ sinh công cộng phục vụ người tham gia lễ hội chưa được xây dựng, khu vực hàng quán dù đã được quy hoạch nhưng vẫn có tình trạng bán hàng rong khó kiểm sốt...
Cơng tác quảng bá lễ hội đến với du khách còn hạn chế, chủ yếu nằm ở vấn đề kinh phí, khơng có chương trình quảng bá và chiến lược cụ thể để thu hút du khách đến với lễ hội. Công tác thanh tra, kiểm tra đảm bảo an ninh trật tự và kinh doanh dịch vụ văn hóa cơng cộng tuy có những chuyển biến nhưng vẫn còn xảy ra các trường hợp như: treo biển, băng rôn quảng cáo không đúng quy định (treo băng rôn ngang đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông); một số hộ kinh doanh không niêm yết giá cả các mặt hàng. Vấn đề an toàn thực phẩm tuy được quan tâm nhưng chưa toàn diện, vẫn cịn có những thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và được bán tràn lan trong những dịp tổ chức lễ hội như: xúc xích, cá viên chiên, trà sữa.. Về hệ thống loa đài âm thanh của các gian hàng bày bán sử dụng với công suất quá lớn, làm ảnh hưởng tới nghi thức tế lễ trong khu di tích.
Những hạn chế trên đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức và quản lý lễ hội, ít nhiều đã giảm đi những giá trị văn hóa vốn có của lễ hội, có nguy cơ làm phai mờ đi bản sắc văn hóa truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng. Vì vậy, để lễ hội truyền thống làng Vọng Nguyệt có thể giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có, phát huy được thế mạnh của địa phương, đòi hỏi các nhà quản lý cần có những biện pháp hữu hiệu, thiết thực để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
* Tiểu kết chương 2
Ở Chương 2, tác giả đã tìm hiểu về thực trạng cơng tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt ở các phương diện chính sau: Chủ thể quản lý lễ hội làng, trong đó có Sở VH, TT&DL tỉnh Bắc Ninh, Phòng VH - TT huyện Yên Phong, UBND xã Tam Giang và BQL lễ hội làng Vọng Nguyệt. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt , các công tác quản lý kế hoạch, nội dung, an ninh, môi trường, và các hoạt động dịch vụ trong lễ hội, cơng tác quản lý di tích trước, trong và sau khi kết thúc lễ hội. Đồng thời từ đó, tác giả cũng đã đánh giá được một số điểm tích
cực và hạn chế, đồng thời chỉ ra nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý lễ hội làng Vọng Nguyệt. Tất cả những vấn đề tác giả tìm hiểu là cơ sở và tiền đề để tác giả thực hiện triển khai các vấn đề ở Chương 3.
Chương 3
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT, XÃ TAM GIANG,
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH