Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội truyền

Một phần của tài liệu QUẢN lý lễ hội TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT (xã TAM GIANG, HUYỆN yên PHONG,TỈNH bắc NINH) (Trang 42 - 45)

1.3 .Tổng quan lễ hội làng Vọng Nguyệt

3.2. Nhóm giải pháp đối với đối tượng quản lý lễ hội làng Vọng

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về lễ hội truyền

thống làng Vọng Nguyệt đối với người dân và học sinh địa phương

Các cơ quan chức năng cần có những chính sách nhằm khuyến khích việc truyền dạy các nghi thức xưa cho thế hệ trẻ, tổ chức truyền dạy các bài cúng, các nghi thức truyền thống dân gian có trong lễ hội để nhằm giúp cho thế hệ trẻ có thêm hiểu biết về lễ hội và các nghi thức của lễ hội từ đó duy trì cho lễ hội được phát triển.

Bên cạnh đó nhà nước cũng phải có những biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc quản lý lễ hội, giúp người dân hiểu rõ được vai trò và giá trị mà lễ hội mang lại từ đó mỗi người dân sẽ là một đại sứ cho lễ hội, góp phần tuyên truyền quảng bá cho lễ hội đồng thời cộng đồng dân cư cũng có vai trị quan trọng trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động của lễ hội.

Công tác tuyên truyền luôn luôn phải được quan tâm sát sao. Qua các thông tin đại chúng, nhân dân địa phương cũng như thế hệ trẻ càng nắm vững về giá trị của lễ hội địa phương cùng với các hành động nhỏ cho đến lớn để góp phần vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị có trong lễ hội.

Bắc Ninh là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các nhà trường, việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Ninh cho học sinh từ tỉnh xuống các huyện có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh.

trước hết cần tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác giáo dục truyền thống lịch sử xã Tam Giang và huyện Yên Phong về văn hóa nói chung cũng như giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, DTLS, lễ hội cho học sinh phổ thông; phát huy vai trò tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến cơ sở; có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, nâng cao năng lực thực hiện nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tỉnh Bắc Ninh cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các trường phổ thơng.

Thứ hai, tích hợp các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa xã Tam Giang và lễ hội làng vào giờ dạy ngoại khóa. Ở các cấp học phổ thơng, có thể tích hợp nội dung giáo dục này vào tất cả các môn học, tuy nhiên một số mơn có khả năng tích hợp nhiều hơn như: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân...

Thứ ba, tổ chức tốt chương trình hoạt động Đội TNTP và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với bậc tiểu học, các nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, các lễ hội trên địa bàn huyện có thể tổ chức vào các tháng có chủ đề phù hợp như “Chào năm mới”; “Mừng Đảng, mừng xuân”; “Tiến bước lên Đồn”; “Mừng non sơng thống nhất”; “Uống nước nhớ nguồn”... Ở cấp THCS và THPT, có thể tổ chức vào các tháng có chủ điểm phù hợp như “Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”; “Thanh niên với Bác Hồ”; “Thanh niên với hơn nhân và gia đình”...

Thứ tư, lồng ghép hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa vào các hoạt động sinh hoạt và hoạt động ngoại khóa. Các trường ở huyện có thể tổ chức cho học sinh đi thăm quan làng văn hóa, lễ hội truyền thống, các món ăn truyền thống, các dụng cụ lao động tự làm, nhạc cụ truyền thống, phong tục tập quán,...

Thứ năm, tổ chức sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu lịch sử. Đồn trường, Liên Đội có thể xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động sưu tầm, trưng bày các sản phẩm là hiện vật, tài liệu, tư liệu liên quan

đến lịch sử địa phương nhằm giáo dục cho đoàn viên, đội viên truyền thống và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Thứ sáu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu truyền thống lịch sử, văn hóa của huyện Yên Phong. Các trường TH, THCS trên địa bàn huyện cần tổ chức các cuộc thi cho học sinh tìm hiểu về truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương bằng nhiều hình thức như thi viết, hía hoa dân chủ, rung chuông vàng,..nhằm làm giáo dục cho học sinh truyền thống lịch sử của quê hương một cách hiệu quả.

Thứ bảy, huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nhân các ngày lễ lớn, nhà trường và địa phương xã Tam Giang, huyện Yên Phong có thể phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức (Hội Cựu chiến binh, Phịng Văn hóa, BCH Qn sự huyện, thành phố...) mời đại biểu đến nói chuyện truyền thống lịch sử xã, huyện và vai trò của lễ hội trong đời sống.

3.2.3. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự

Để lễ hội làng Vọng Nguyệt được diễn ra trong một khơng gian thống đãng, đẹp đẽ và an ninh trật tự đòi hỏi ban tổ chức của lễ hội phải có một phương án chuẩn bị chu đáo, từ cảnh quan đến địa điểm đón tiếp du khách dự hội. Ban quản lý cần nâng cao chất lượng cơng trình vệ sinh cơng cộng phục vụ lễ hội. Cần có các nhà vệ sinh di động phục vụ những nơi đông người taị các khu vực diễn ra các hoạt động của lễ hội. Công tác giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm bày bán phục vụ khách thập phương dự hội cũng giữ vai trò quan trọng. Bởi lẽ những du khách dự hội ngồi mục đích tham gia dự hội để thỏa mãn giá trị tâm linh thì họ cịn có mục đích được thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giải trí và các nhu cầu sinh hoạt khác vì thế cần có một hệ thống dịch vụ tốt đảm bảo an toàn vệ sinh.

Ban tổ chức cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng chặt chém trong lễ hội hiện nay, song song với việc loại bỏ các hình thức cờ bạc

Một phần của tài liệu QUẢN lý lễ hội TRUYỀN THỐNG LÀNG VỌNG NGUYỆT (xã TAM GIANG, HUYỆN yên PHONG,TỈNH bắc NINH) (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)