7. Đóng góp của đề tài
1.4. Kinh nghiệm quản lý công tác giáo dục thể chất của một số trường
đại học
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội là trường đại học trực thuộc Bộ Cơng thương, có chức năng đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng với nhiều ngành, nhiều loại hình và nhiều cấp trình độ. Nhà trường ln xác định mục tiêu đổi mới quản trị để nâng cao chất lượng đào tạo, SV ra trường có trình độ chun mơn cao, có trình độ ngoại ngữ, tin học và có khả năng tự lập giải quyết cơng việc và kỹ năng làm việc nhóm. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết SV phải có sức khỏe thể lực, có sự phát triển về thể chất, về đức – trí – thể - mĩ, đó chính là nền tảng để lĩnh hội các tri thức, thực hành tay nghề trên máy móc thiết bị, cơng nghệ hiện đại và tác phong làm việc cơng nghiệp trước các u cầu địi hỏi càng cao của xã hội. Do đó, ngồi việc coi trọng các mơn chun mơn, các môn khoa học cơ bản, lý luận chính trị thì nhà trường rất chú trọng đến thực hiện GDTC và thể thao trường học, quản lý cơng tác GDTC trong nhà trường. Theo đó, để việc quản lý công tác GDTC và các hoạt động thể thao trong nhà trường đạt hiệu quả nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, lãnh đạo nhà trường có tư duy đổi mới, có sự quan tâm đầu tư phù hợp cho công tác GDTC và hoạt động TDTT, đưa nhiệm vụ phát triển GDTC và thể thao vào nhiệm vụ chiến lược phát triển của Trường; phát động phong trào toàn trường RLTT theo gương Bác Hồ vĩ đại, mỗi cán bộ viên chức, người lao động và SV tự chọn 01 môn thể thao hoặc một hình thức RLTT phù hợp để nâng cao thể lực, sức khỏe và giải trí lành mạnh. Thường xuyên thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy, nội dung kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC trong nhà trường theo các tiêu chí của liên ngành GDĐT và TDTT, nhất là việc kiểm tra đánh giá sức
khỏe thể lực của SV hàng năm. Củng cố tổ chức bộ máy quản lý, điều hành quản lý công tác GDTC và hoạt động thể thao trong trường, đặc biệt chú trọng thành lập các CLB thể thao tự chọn, các đội tuyển từng môn thể thao để huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu. Phát triển đội ngũ giảng viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo để đáp ứng yêu cầu dạy học theo nhu cầu của SV đối với từng môn thể thao tự chọn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao; cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng trọng tài thể thao cho giảng viên ln được quan tâm. Trường duy trì thường xuyên các giải đấu thể thao truyền thống, cũng như mở rộng việc tham gia các giải đấu thể thao do bộ, ngành và địa phương tổ chức. Đồng thời, tăng cường và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và huấn luyện thể thao theo chủ trương xã hội hóa. Trường Đại học cơng nghiệp Hà Nội đã và đang dành nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và các cơng trình thể thao theo hướng hiện đại như: bể bơi, sân bóng đá, sân bóng rổ, sân tennis, nhà tập đa năng, các sân thể thao trong nhà và ngoài trời… đảm bảo cho SV vừa học vừa chơi, vừa tích lũy kiến thức, rèn luyện tay nghề song hành với việc tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe.
Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nội là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Tài ngun và Mơi trường, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý, thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ trong lĩnh cực tài nguyên và môi trường. Trong thời gian qua, việc dạy và học môn GDTC tại Trường đã có nhiều đổi mới về nội dung, chương trình, chất lượng đào tạo cho SV. Để quản lý công tác GDTC trong nhà trường đạt chất lượng và hiệu quả, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã chú trọng nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và SV nhà trường đối với công tác GDTC và hoạt động thể thao, chủ động xây dựng kế hoạch học tập chính khóa và ngoại khóa cũng như cải tiến, đa dạng hóa nội dung chương trình GDTC theo hướng tăng cường các môn thể thao tự chọn, các hình thức hoạt động GDTC đáp ứng nhu cầu cầu SV, theo hướng thành lập các câu lạc bộ, đội thể thao chuyên sâu. Đồng thời, Trường còn tập trung đổi mới
về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC của SV trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển thể chất. Thường xuyên cử các giảng viên GDTC đi học các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và cập nhật những kiến thức mới về lĩnh vực GDTC và thể thao trường học. Đồng thời, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho GDTC theo đó Trường đã đầu tư kinh phí xây dựng, mở rộng diện tích sân bãi, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC và thể thao của SV như nhà tập đa năng, sân bóng chuyền, bóng rổ, sân cầu lơng, sân bóng đá… phục vục cho các hoạt động tập luyện GDTC, TDTT và các hoạt động vui chơi của SV nhà trường.
Tiểu kết chương 1.
Quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường là một bộ phận quan trọng của quản lý trường học nói chung và là một nhánh quan trọng của quản lý TDTT nói riêng. Do đó, để việc quản lý cơng tác GDTC cho SV đạt chất lượng, hiệu quả thì chủ thể quản lý cần nắm vững các mục tiêu, chức năng nhiệm vụ, nội dung quản lý, phương pháp quản lý cũng như cần có sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm, điều kiện thực tiễn của nhà trường, trên cơ sở đó vận dụng một cách khoa học, sáng tạo và linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp vào quá trình quản lý cơng tác GDTC trong nhà trường.
Đồng thời, trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu và vận dụng các kiến thức lý luận về giáo dục, GDTC, quản lý giáo dục, quản lý TDTT, quản lý GDTC để xác định những nội dung cần quản lý trong công tác GDTC, những yếu tố tác động đến nội dung quản lý, đặc điểm đặc thù của SV Trường ĐHNVHN. Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất những nội dung khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp quản lý công tác GDTC cho SV nhà trường.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC TỂ CHẤT CHO SV TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI