Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 80 - 133)

7. Đóng góp của đề tài

3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác

tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV Trường ĐHNVHN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các giải pháp đề xuất phải thể hiện tính khoa học, phải xuất phát từ những đòi hỏi khách quan, phù hợp với tình hình thực tiễn của Trường ĐHNVHN và phải có tính tương hỗ lẫn nhau, có tác dụng điều chỉnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc quản lý công tác GDTC cho SV. Nội dung giải pháp phải tường minh, chặt chẽ, phải dựa trên những tri thức của khoa học quản lý nói chung và quản lý TDTT nói riêng, phù hợp với các mục tiêu giáo dục toàn diện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các giải pháp đề xuất phải xuất phát từ bản chất của q trình quản lý, trong đó tập trung vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của SV, giám sát kiểm tra hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác nhằm giúp cho việc hồn thành các nhiệm vụ trong cơng tác GDTC, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Chất lượng quản lý công tác GDTC chỉ được nâng lên khi thực hiện đồng bộ các giải pháp cũng như pháp huy thế mạnh của từng giải pháp trong việc nâng cao chất lượng quản lý của nhà trường. Vì vậy, các giải pháp được đề xuất phải tạo nên sự chuyển biến của tất cả các đơn vị, bộ phận trong trường; tạo được sự hoạt động nhịp nhàng của cả bộ máy nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Một hệ thống đồng bộ có thể chia sẻ, kiểm sốt thơng tin một cách tồn diện là mục tiêu hướng tới của đề tài.

Các giải pháp đề xuất phải được lựa chọn, cân nhắc đến tính vừa sức với các điều kiện nguồn lực hiện có của trường và phải đảm bảo đạt được kết quả cao nhất, với chi phí nguồn lực hợp lý. Các yếu tố bên ngoài hay cơ chế hoạt động đang chi phối cũng được tính đến để tránh những rủi ro có thể xảy ra.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn của Trường ĐHNVHN một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và có kết quả. Để đảm bảo tính khả thi thì các giải pháp đề xuất cũng phải căn cứ vào các nguồn lực và điều kiện cụ thể của Trường để thực hiện một cách có hiệu quả.

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức và sinh viên về vị trí và vai trị của công tác Giáo dục thể chất trong Nhà trường.

Về mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, viên chức và SV về vị trí và vai trị của cơng tác GDTC trong nhà trường là giải pháp có ý nghĩa tiền đề, giữ vai trò định hướng, vừa thúc đẩy q trình triển khai quản lý cơng tác GDTC cho SV trong thực tiễn, vừa là cơ sở để triển khai các giải pháp tiếp theo. Do đó, cần phải xây dựng kế hoạch, chương trình và có phương pháp tổ chức thực hiện phù hợp để đội ngũ viên chức và SV có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trị của cơng tác GDTC cho SV, qua đó thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDTC cho SV bằng việc trang bị kiến thức, kỹ năng vận động, hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.

Về nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp: Ban Giám hiệu nhà trường cần

quan tâm đúng mực đối với công tác GDTC, tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức và SV về mục đích, vị trí, vai trị, tác dụng của cơng tác GDTC chính là đẩy mạnh cơng tác tun truyền tới đội ngũ viên chức và SV trong tồn

về cơng tác GDTC và thể thao trường học cũng như các chương trình, kế hoạch về công tác GDTC và hoạt động thể thao của Trường ĐHNVHN. Cụ thể như sau: - Đối với đội ngũ viên chức: cần xác định rõ GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, mơn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, đã được quy định trong Luật TDTT, Nghị định của Chính phủ và văn bản của Bộ GDĐT. Do đó, Ban Giám hiệu Nhà trường cần lãnh đạo, chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho Khoa QLXH, Bộ môn GDTC phối hợp với tổ chức đoàn thể (Cơng đồn trường) xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn, tun truyền về mục đích, vị trí, vai trị, tác dụng của GDTC và thể thao trường học nhằm thay đổi nhận thức của đội ngũ viên chức Nhà trường về công tác GDTC mà trước hết là ngay trong đội ngũ viên chức quản lý, từ đó tạo sự lan tỏa trong tồn trường và có sự nhìn nhận đúng về GDTC đóng vai trị quan trọng, là hoạt động vận động không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mỗi SV và viên chức nhà trường.

- Đối với SV: giao Khoa QLXH, Bộ môn GDTC phối hợp với các tổ chức đồn thể chính trị trong trường cung cấp đầy đủ các thơng tin về mục đích, vị trí, vai trị, tác dụng của GDTC và thể thao trường học đối với việc hình thành và phát triển tồn diện nhân cách con người thơng qua tuần sinh hoạt chính trị đầu khóa, các giờ học GDTC chính khóa, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề hay các buổi phát thanh tuyên truyền, các cuộc thi tìm hiểu về GDTC và TDTT để giúp SV có có thái độ tích cực trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi tâm lý

luôn coi “GDTC là mơn phụ” và góp phần thực hiện mục tiêu phát triển tồn diện

đức, trí, thể, mĩ và kĩ cho SV.

Giải pháp nâng cao nhận thức của đội ngũ viên chức và SV về mục đích, vị trí, vai trị và tác dụng của cơng tác GDTC trong Nhà trường được tổ chức định kỳ 6 tháng/lần đối với viên chức và đối với SV được tổ chức hàng tháng gắn với các ngày lễ lớn trong năm hoặc các cuộc thi đấu thể thao trong nhà trường tạo nên chuỗi các hoạt động được tổ chức đồng bộ, thường xuyên và liên tục.

3.2.2. Giải pháp kiện toàn về tổ chức bộ máy quản lý công tác Giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Về mục tiêu của giải pháp: Quản lý công tác GDTC cho SV cần có sự hợp

tác chặt chẽ của nhiều bộ phận, với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau từ Ban Giám hiệu đến các phòng, khoa, bộ mơn và các tổ chức đồn thể chính trị (Đồn thanh niên, Hội SV – nếu có), tổ chức xã hội (Hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp cơ sở). Vì vậy, quản lý công tác GDTC cho SV trong Trường ĐHNVHN đạt hiệu quả thì cơ cấu tổ chức phải có bộ máy hồn thiện, hợp lý. Đồng thời, cần thể chế hóa vai trị, trách nhiệm của từng đơn vị chức năng trong bộ máy tổ chức quản lý công tác GDTC cho SV cũng như Ban Giám hiệu nhà trường cần có định hướng, đưa ra được những quyết sách đúng đắn để định hướng đi cho công tác GDTC cho SV, giám sát, đôn đốc và thúc đẩy mọi thành phần tham gia quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường.

Về nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp: Để kiện toàn về tổ chức bộ

máy quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường thì Hiệu trưởng Trường ĐHNVHN cần xác định rõ đơn vị làm đầu mối, trực tiếp quản lý, tham mưu cho Hiệu trưởng về quản lý cơng tác GDTC cho SV trong trường. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công tác GDTC và đơn vị trực tiếp tham mưu thực hiện công tác này gồm:

(1) Chủ thể quản lý là: Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng;

(2) Cấp trung gian tham mưu cho Hiệu trưởng để trực tiếp tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDTC cho SV gồm:

- Tham mưu về cơng tác GDTC chính khóa: Bộ mơn GDTC – QP;

- Tham mưu về hoạt động thể thao trong nhà trường: Chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp trường.

- Tham mưu về công tác y tế trường học: Văn phòng Trường (trực tiếp là bộ phận Y tế Trường).

(3) Đối tượng bị quản lý: là Khoa/Trung tâm quản lý ngành đào tạo, các lớp và SV.

Để kiện toàn về tổ chức bộ máy quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường, Trường ĐHNVHN cần cơ cấu lại về mặt tổ chức đối với Bộ môn GDTC- QP trên cơ sở nâng cấp về tổ chức của Bộ môn từ trực thuộc Khoa QLXH lên trực

thuộc Ban Giám hiệu, đồng thời bổ sung Bộ môn GDQTC-QP vào danh mục cơ cấu tổ chức bộ máy các đơn vị thuộc trường trong chiến lược phát triển Trường đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tổ chức bộ máy của Bộ mơn GDTC- QP gồm: Trưởng bộ mơn, Phó trưởng bộ mơn và các giảng viên. Với việc kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy, vị thế của Bộ mơn GDTC-QP có cơ hội được nâng lên, đủ mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng cường hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý công tác GDTC cho SV… đảm bảo tính phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của nhà trường trong thời gian tới.

Trường ĐHNVHN cần thành lập mới Chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp cơ sở. Đây là cơ quan chuyên trách về quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường và trực thuộc Ban Giám hiệu, qua đó đảm bảo cho q trình chỉ đạo, tổ chức và quản lý được triển khai bằng con đường ngắn nhất, có giá trị phối hợp, liên kết và phát huy sức mạnh của toàn trường trong công tác phát triển GDTC và hoạt động thể thao cho SV. Thành phần của Chi hội gồm: Chi hội trưởng: là Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng; Phó trưởng Chi hội: là đại diện Bộ môn GDTC; Thư ký: là một viên chức chuyên môn GDTC; Các thành viên: gồm Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư Đồn thanh niên, đại diện lãnh đạo các khoa/trung tâm quản lý ngành đào tạo và đại điện SV trong trường.

Ban Giám hiệu chỉ đạo việc ban hành các văn bản quy định về quy trình, cơ chế chính sách thực hiện quản lý cơng tác GDTC cho SV trong trường cũng như quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quy trình phối hợp giữa các bộ phận, thành viên tham gia quản lý công tác GDTC cho SV.

Chỉ đạo phân công các bộ phận, thành viên trong cơ cấu tổ chức quản lý công tác GDTC cho SV trực tiếp phụ trách quản lý các nội dung, nhiệm vụ trong công tác GDTC cho SV.

Đưa ra mục tiêu, định hướng và chỉ đạo các bộ phận tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác GDTC và hoạt động thể thao cho SV, cung cấp thơng tin kịp thời về tình hình GDTC cho SV, tổ chức kiểm tra, đánh giá khách quan, kịp thời công tác GDTC và hoạt động thể thao của SV. Các

kế hoạch này được xây dựng theo năm học hoặc hàng năm và được đưa vào kế hoạch chiến lược, kế hoạch dài hạn hoặc kế hoạch trung hạn của nhà trường.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí quản lý cơng tác GDTC cho SV theo các mục tiêu đặt ra, cụ thể hóa các tiêu chí đó trong kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác GDTC cho SV theo hệ thống tiêu chí này.

Tóm lại, để quản lý cơng tác GDTC cho SV đạt hiệu quả địi hỏi Ban Giám hiệu nhà trường (trực tiếp là Hiệu trưởng) quyết tâm xây dựng và duy trì hoạt động của cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường; có cơ chế chính sách hỗ trợ cho những người tham gia thực hiện quản lý công tác GDTC cho SV. Các đơn vị chức năng và SV cần có ý thức trách nhiệm cao trong việc tham gia vào công tác GDTC cho SV.

3.2.3. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý đội ngũ giảng viên Giáo dục thể chất và nâng cao năng lực chuyên môn cho giảng viên GDTC.

Về mục tiêu của giải pháp.

Quản lý đội ngũ giảng viên nói chung và giảng viên GDTC là một trong những hoạt động quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ quản lý của Trường ĐHNVHN. Chất lượng đội ngũ giảng viên GDTC là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo và quản lý GDTC trong nhà trường. Khi giảng viên có năng lực và trình độ chun môn tốt sẽ tạo nên tâm thế chủ động, tự tin khẳng định trình độ, phương pháp, tác phong sư phạm, kích thích tính cực, thúc đẩy sự đam mê nghề nghiệp, tăng hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong đó có nhiệm vụ GDTC cho SV. Theo đó, để hồn thiện cơng tác quản lý đội ngũ giảng viên GDTC và nâng cao năng lực chun mơn cho giảng viên GDTC thì Trường ĐHNVHN cần hồn thiện cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên theo hướng hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động đào tạo bồi dưỡng giảng viên, xây dựng đội ngũ viên chức GDTC khơng chỉ đủ về số lượng mà cịn đảm bảo về chất lượng, có trình độ chun môn nghiệp vụ cao, đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo của nhà trường; hồn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên GDTC, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động,

thúc đẩy giảng viên GDTC hồn thành tốt nhiệm vụ được giao qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý công tác GDTC trong nhà trường.

Về nội dung và tổ chức thực hiện giải pháp.

Để quản lý đội ngũ viên chức GDTC đạt hiệu quả và đạt chuẩn về trình độ theo quy định của Điều lệ trường đại học và đáp ứng với các u cầu cơng tác thì Trường ĐHNVHN cần xác định nhu cầu đội ngũ giảng viên GDTC bắt đầu từ Khoa QLXH, Bộ môn GDTC-QP trên cơ sở xác định về quy mô đào tạo, số lượng SV đang học tập trong nhà trường để xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng giảng viên GDTC theo từng năm, từng giai đoạn cụ thể. Theo đó, Nhà trường cần tiến hành rà sốt, hồn thiện các quy trình tuyển dụng theo hướng hiệu quả, khoa học, tiết kiệm và đúng quy định về tuyển dụng viên chức; có chính sách thu hút người giỏi về giảng dạy GDTC, nhất là người có trình độ tiến sĩ. Đồng thời, phải đảm bảo chính sách đãi ngộ phù hợp như mơi trường làm việc chun nghiệp, thu nhập cao, có cơ hội phát triển nghề nghiệp cũng như được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Đồng thời, Trường ĐHNVHN cần hồn thiện cơng tác bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên GDTC trong đó chú trọng nâng cao hoạt động nghề nghiệp cho giảng viên GDTC nhất là các giảng viên trẻ, qua đó giúp giảng viên nắm vững các quy định về đào tạo, giảng dạy, chế độ chính sách, học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn và phát triển bản thân cũng như tạo sự gắn kết chặt chẽ với môi trường làm việc góp phần tạo động lực thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được tốt hơn.

Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ viên chức GDTC nhằm tạo điều kiện cho các viên chức được học tập, trau dồi và nâng cao trình độ chun mơn nghề nghiệp, từng bước khẳng định bản thân, tạo dựng

Một phần của tài liệu QUẢN lý CÔNG tác GIÁO dục THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG đại học nội vụ hà nội (Trang 80 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)