7. Đóng góp của đề tài
2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất tại Trường
nội dung chủ yếu trong nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, là một yêu cầu khách quan của xã hội nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của con người cũng như góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đầu tư cho giáo dục nói chung và GDTC trong trường học nói riêng là đầu tư cho con người, đầu tư cho sự phát triển. Thường xuyên chăm lo cho giáo dục trong đó có GDTC trong nhà trường là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, chính quyền các cấp và tồn xã hội.
Từ nhận thức về cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ đạo của Bộ GDĐT đối với công tác GDTC trong nhà trường, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã khẳng định được vai trò, ý nghĩa của GDTC đối với việc nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, nhân cách cho SV, góp phần thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho SV nhà trường. Các văn bản, quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ GDĐT là căn cứ pháp lý để các các cơ sở giáo dục nói chung và trường ĐHNVHN nói riêng tổ chức thực hiện quản lý công tác GDCT cho SV được chặt chẽ và hiệu quả.
2.2. Thực trạng về tổ chức quản lý công tác Giáo dục thể chất tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Cơ cấu quản lý GDTC trong nhà trường được tổ chức hợp lý hay không, thực hiện mục tiêu quản lý có thành cơng hay khơng thì vai trị của chủ thể quản lý trực tiếp có ý nghĩa quyết định. Do đó, để đánh giá được chất lượng, hiệu quả quản lý cơng tác GDTC trong nhà trường thì chúng ta phải đánh giá được thực trạng về cơ cấu tổ chức và năng lực của đội ngũ viên chức lãnh đạo quản lý trực tiếp trong mối quan hệ, tác động qua lại và được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:
Nguồn: tác giả tự tổng hợp Qua sơ đồ cho thấy, xét về cơ cấu tổ chức bộ máy để quản lý công tác
GDTC cho SV tại trường ĐHNVHN thì tổ chức bộ máy quản lý cơng tác GDTC trong trường phải có các thành phần, bộ phận sau: 1) Hiệu trưởng; 2) Bộ môn GDTC; 3) Phòng/bộ phận Y tế; 4) Chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp cơ sở; 5) Đối tượng bị quản lý trong công tác GDTC: các Khoa quản lý ngành đào tạo, các khóa học, các lớp, SV.
2.2.1. Hiệu trưởng
Căn cứ Điều 20 Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Điều 11 Điều lệ trường Đại học ban hành kèm theo Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Điều 16 Quy chế Giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2001, theo
đó “Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các
hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học” [27].
Như vậy, Hiệu trưởng Trường ĐHNVHN là người chịu trách nhiệm chung chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý và điều hành công tác GDTC cho SV của Trường
Hiệu trưởng
Bộ mơn GDTC Phịng/Bộ phận
Y tế
Chi hội thể thao đại học và chuyên
nghiệp cơ sở
và chịu trách nhiệm trước Bộ Nội vụ, Bộ GDĐT về kết quả quản lý và triển khai thực hiện công tác GDTC cho SV.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, Hiệu trưởng Trường ĐHNVHN đã căn cứ vào sự chỉ đạo của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ và các nhiệm vụ công tác GDTC trường học trong từng giai đoạn để đề ra những yêu cầu chung đối với công tác GDTC và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm và kế hoạch học kỳ. Những vấn đề quan trọng trong quản lý công tác GDTC, Hiệu trưởng đã đưa ra tập thể Ban Giám hiệu cùng thảo luận và nhất trí quyết định.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ GDTC cho SV trong nhà trường được thuận lợi, Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cho Phòng Quản lý đào tạo Đại học xây dựng kế hoạch, tổ chức giảng dạy GDTC chính khóa, phối hợp với Phịng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng và Khoa Quản lý xã hội (QLXH), Bộ môn GDTC-QP tổ chức đánh giá kết quả học tập GDTC chính khóa cho SV; giao Khoa QLXH trực tiếp phân cơng giảng viên giảng dạy các giờ học GDTC chính khóa, triển khai thực hiện cơng tác tun truyền giáo dục về vai trị, tác dụng của việc thường xuyên tập luyện TDTT cũng như phối hợp với các đơn vị chức năng trong trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các giải thi đấu thể thao trong nhà trường cho viên chức và SV; giao Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHNVHN làm nịng cốt trong việc tham mưu về công tác tuyên truyền và tổ chức các giải thi đấu thể thao cho SV; đồng thời, giao Tổ Thanh tra giáo dục thường xuyên kiểm tra tình hình dạy học GDTC chính khóa và chỉ đạo các Khoa/Trung tâm chun mơn quản lý ngành đào tạo, cố vấn học tập đảm bảo thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và kĩ năng cho SV trong tồn trường.
Bên cạnh đó, Hiệu trưởng còn tăng cường chỉ đạo đối với Khoa QLXH (Bộ môn GDTC-QP) và các giảng viên GDTC; lắng nghe ý kiến phản hồi của giảng viên GDTC về việc cải tiến và nâng cao công tác GDTC; quan tâm chăm lo đến đời sống của giảng viên GDTC và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giảng viên GDTC cũng như kịp thời giải quyết các khó khăn về điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học GDTC.
Từ năm 2011 đến nay, các giờ học GDTC chính khóa, các hoạt động thể thao ngoại khóa và các giải thể thao truyền thống cho SV được tổ chức định kỳ hàng năm theo đúng kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt, góp phần thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra.
2.2.2. Bộ mơn Giáo dục thể chất – Quốc phịng
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Quy chế Giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2001, theo đó: “...
Các trường đại học, cao đẳng, trung học chun nghiệp có bộ mơn, tổ giáo viên giáo dục thể chất trực thuộc Ban Giám hiệu” [7].
Năm 2011, Trường ĐHNVHN đã thành lập Bộ mơn Giáo dục thể chất và quốc phịng (GDTCQP). Tuy nhiên, căn cứ cơ cấu tổ chức của Trường ĐHNVHN, Bộ môn GDTCQP không trực thuộc Ban Giám hiệu mà trực thuộc Khoa QLXH (trước đây là khoa Văn hóa thơng tin và xã hội).
Về cơ cấu tổ chức của Bộ mơn gồm có Trưởng Bộ mơn, Phó trưởng Bộ mơn và các giảng viên GDTC, khơng có giảng viên GDQPAN. Hiện nay, Bộ mơn có 11 viên chức, trong đó có 10 viên chức giảng dạy và 01 viên chức hành chính (giảng dạy tại trụ sở chính ở Hà Nội: 07 viên chức, tại Phân hiệu Quảng Nam: 02
viên chức, tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh: 02 viên chức).
Bộ mơn GDTC-QP là đơn vị trực tiếp tham mưu cho Trưởng khoa QLXH và Ban Giám hiệu nhà trường trong việc quản lý và tổ chức đào tạo 02 học phần GDTC, GDQPAN và tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến 02 học phần này. Từ khi Bộ môn được thành lập đến nay, Bộ môn đã tham mưu cho Ban Giám hiệu và Lãnh đạo Khoa QLXH xây dựng kế hoạch công tác GDTC của trường, xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định tạm thời, nội quy cần thiết, phù hợp với sự chỉ đạo của cấp trên trong việc tổ chức thực hiện công tác GDTC cho SV nhà trường; tham mưu về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy 02 học phần GDTC và GDQP theo kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường. Xây dựng và điều chỉnh đề cương học phần chi tiết, xây dựng tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung học phần. Tham gia xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cũng như tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt
động đào tạo của Bộ môn theo chỉ đạo của Lãnh đạo khoa QLXH và Ban Giám hiệu nhà trường.
Bộ mơn đã tổ chức tốt giờ học GDTC chính khóa và các hoạt động ngoại khóa về TDTT cho SV; đảm bảo chất lượng, tiến độ dạy và học GDTC, đẩy mạnh việc RLTT cho SV, tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập GDTC và thể lực SV theo quy định, góp phần khơng ngừng cải tiến cơng tác GDTC trong trường. Bên cạnh đó, Bộ mơn cịn tham mưu với Lãnh đạo nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tích cực bồi dưỡng đội ngũ SV tiêu biểu về TDTT làm hạt nhân trong các hoạt động thi đấu TDTT trong và ngoài trường.
Bộ môn đã chỉ đạo và đôn đốc giảng viên GDTC làm tốt công tác chuẩn bị bài giảng, giáo án, đổi mới phương pháp giảng dạy, không ngừng học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực công tác, năng lực nghiên cứu khoa học và phối hợp với lãnh đạo Khoa QLXH định kỳ kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giảng viên bộ môn.
Bên cạnh đó, Bộ mơn cịn phối hợp với Văn phòng Trường, các đơn vị liên quan để đề xuất với Ban Giám hiệu Nhà trường để tu sửa sân bãi, bảo quản và trang bị bổ sung dụng cụ, trang thiết bị thể thao phục vụ cho việc dạy và học GDTC của SV.
Từ năm 2011 đến nay, Bộ mơn đã hồn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong công tác GDTC cho SV. Hàng năm, các viên chức Bộ mơn đều hồn thành nhiệm vụ cơng tác từ tốt trở lên, khơng có giảng viên khơng hồn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng Bộ môn vững mạnh và động viên viên chức không ngừng phấn đấu, sáng tạo, linh hoạt, khắc phục khó khăn để thi đua dạy tốt – học tốt, hoàn thành mục tiêu đã đề ra trong công tác GDTC cho SV.
2.2.3. Phòng/bộ phận y tế Trường
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Quy chế Giáo dục thể chất và y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2001, theo đó:
“Các nhà trường có phịng y tế và cán bộ y tế trường học chuyên trách hoặc kiêm
Căn cứ cơ cấu tổ chức của Trường ĐHNVHN, Trường đã thành lập bộ phận Y tế trực thuộc Văn phòng trường. Hiện nay, bộ phận Y tế Trường có 04 y sĩ, trong đó tại trụ sở chính ở Hà Nội: 02 y sĩ, tại Phân hiệu Quảng Nam: 01 y sĩ, tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh: 01 y sĩ. Do số lượng nhân viên y tế ít nên Trường chưa tổ chức thành lập Phòng Y tế và các y sĩ trong bộ phận Y tế do Văn phòng Trường trực tiếp quản lý và điều hành công việc.
Bộ phận Y tế trường đã trực tiếp tham mưu cho Ban Giám hiệu Nhà trường và Văn phòng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác y tế trường học hàng năm, phối hợp với các Bệnh viện để kiểm tra sức khỏe đầu khóa và theo dõi sức khỏe định kỳ cho SV, tham gia đánh giá tình trạng sức khỏe của SV khi SV bước vào học tập tại trường; kiểm tra vệ sinh, an toàn thực phẩm tại nhà ăn, ký túc xá, các cơng trình vệ sinh, nước sạch...; tổ chức các biện pháp phịng dịch, giữ gìn vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường trường học xanh – sạch – đẹp. Đặc biệt, bộ phận Y tế trường đã sơ cấp cứu và xử lý kịp thời các trường hợp tai nạn, thương tích và bệnh tật xảy ra đối với SV khi đang học tập tại trường cũng như đảm bảo công tác y tế, sơ cấp cứu diễn ra trong thời gian tổ chức học tập GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao ngoại khóa, thi đấu thể thao của SV nhà trường.
2.2.4. Chi hội thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp cơ sở
Căn cứ Điều 9 Quyết định số 39/2005/QĐ-BNV ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Điều lệ (sửa đổi) Hội thể thao đại học
và chuyên nghiệp Việt Nam, theo đó “tại các trường đại học, cao đẳng... được
thành lập các Chi hội để tổ chức hoạt động TDTT theo quy định...” [14]. Chi hội
thể thao đại học và chuyên nghiệp cấp cơ sở (Chi hội) là một tổ chức xã hội về TDTT ở cấp cơ sở, là một tổ chức thể thao quần chúng tự nguyện của SV, học viên đang học tập, công tác trong các trường đại học và được tổ chức thành lập tại các trường đại học. Về tổ chức bộ máy của Chi hội bao gồm: Ban chấp hành Chi hội; Chi hội trưởng, Phó trưởng Chi hội, thư ký và các thành viên (trong đó: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường đại học là Chi hội trưởng; Phó Chi hội trưởng là người đứng đầu Bộ mơn GDTC hoặc Đồn TN trường; thư ký là viên chức chuyên môn GDTC hoặc viên chức có am hiểu sâu về cơng tác GDTC cho
SV; thành viên của Chi hội là đại diện của các đơn vị chức năng và SV trong trường đại học).
Tuy nhiên, Trường ĐHNVHN chưa tổ chức thành lập Chi hội thể thao của trường, theo đó, các nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức và tiến hành các hoạt động thể thao quần chúng và thể thao nâng cao cho SV đều do Bộ mơn GDTC và Đồn TNCS Hồ Chí Minh Trường tổ chức và triển khai thực hiện. Do đó, các hoạt động TDTT quần chúng trong nhà trường được tổ chức chưa có sự đa dạng về số lượng mơn thi đấu, hình thức tổ chức chưa chun nghiệp, chất lượng tổ chức đạt hiệu quả chưa cao, chưa tập hợp được đông đảo lực lượng sinh viên tham gia thi đấu và cổ vũ cho phong trào.
2.2.5. Đồn TNCS Hồ Chí Minh Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Với chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức đồn thể chính trị trong nhà trường, trong nhiều năm qua, ngồi nhiệm vụ giáo dục lý tưởng chính trị cho đồn viên, Đồn trường đã phối hợp với Khoa QLXH (Bộ môn GDTC) và các đơn vị chức năng trong trường thực hiện tốt công tác tuyên tuyền vận động SV tham gia tập luyện TDTT, rèn luyện sức khỏe, thể chất; tổ chức các giải thể thao cho SV góp phần quan trọng trong việc xây dựng mơi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh, nâng cao thành tích thể thao cho SV nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn
diện đã đặt ra trong mục tiêu giáo dục chung của Trường.
2.2.6. Phòng/khoa chức năng của Trường
Các Phòng/Khoa chức năng của Trường là các đơn vị trực tiếp quản lý SV theo khóa trúng tuyển hoặc ngành đào tạo trong trường. Các đơn vị này có vai trị quan trọng trong việc phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ cho SV theo ngành, khóa trúng tuyển, là cầu nối để triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác GDTC cho SV trong nhà trường. Theo đó, cơng tác GDTC cho SV các lớp, các khóa trúng tuyển được các đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng và được đưa vào kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị để giáo dục, động viên SV tích cực, thường xuyên tập luyện TDTT, rèn luyện thể chất góp phần nâng cao sức khỏe, hồn thành nhiệm vụ học tập GDTC trong nhà trường.