7. Đóng góp của đề tài
2.1. Thực trạng các văn bản pháp lý để quản lý công tác giáo dục thể chất
chất cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
2.1.1. Các văn bản của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác Giáo dục thể chất trong trường học
2.1.1.1. Quan điểm của Đảng về Giáo dục thể chất trong trường học
Đảng lãnh đạo cơng tác TDTT nói chung và cơng tác GDTC trong trường học nói riêng bằng việc hoạch định các chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo và được thể hiện qua các thời kỳ cách mạng. Quan điểm xuyên suốt của Đảng là:
“Con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ và bồi dưỡng
sức khỏe của con người là nghĩa vụ và mục tiêu cao quý của các ngành y tế và TDTT”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 17/CT-TW ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020, trong đó giao cho ngành TDTT và ngành GDĐT đẩy mạnh hoạt động TDTT trường học. Chỉ thị số 17/CT-TW đã đánh dấu cho sự phát triển mới của nền TDTT Việt Nam và có tác động rất lớn đến công tác GDTC trong trường học trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Trong mục tiêu và phương hướng tổng quát của giai đoạn 2006-2010 đã đề cập đến vấn đề sức khỏe của nhân dân và được Đại hội Đảng khóa X khẳng định
cần phải: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người
Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh TDTT, kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại” [2, tr. 43].
Báo cáo chính trị tại Đại hội XI khẳng định phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học” [3, tr.41].
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020, trong
phần đánh giá những tồn tại và hạn chế đã chỉ rõ: “GDTC và hoạt động thể thao
trong học sinh, SV chưa thường xuyên và kém hiệu quả”. Đồng thời, Nghị quyết
đã đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng GDTC và hoạt động thể thao trường học, một trong những giải pháp quan trọng là đổi mới chương trình và phương pháp GDTC, gắn GDTC với giáo dục ý chí, đạo đức, quốc phịng, sức khỏe và kỹ năng sống của HSSV. Đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên thể dục, mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thể dục cho trường học… [4, tr.1].
Nghị quyết 29/NQ-TW khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT;
đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra quan điểm chỉ đạo:
“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [1, tr.78]. Mục tiêu của Nghị quyết
đã tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GDĐT, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân cũng như mở ra cơ hội để ngành GDĐT quyết tâm đổi mới tồn diện cơng tác giáo dục, trong đó có đổi mới, cải tiến cơng tác GDTC trong nhà trường ngày càng hiệu quả, chất lượng hơn.
2.1.1.2. Chủ trương, chính sách của Nhà nước về Giáo dục thể chất trong trường học.
Năm 2000, Pháp lệnh TDTT được ban hành, hoạt động TDTT lần đầu tiên được luật hóa. Đến năm 2006, Quốc hội đã thông qua Luật TDTT số 77/2006/QH11, đánh dấu cho sự phát triển TDTT của nước ta. Trong Luật TDTT đã dành riêng Mục 2 với 07 điều quy định về GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường. Đây chính là cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành và toàn xã hội tăng cường trách nhiệm đối với công tác GDTC trong trường học [28].
Cùng với việc lãnh đạo công tác GDTC trong nhà trường bằng đường lối, chính sách, Nhà nước cịn đề ra những giải pháp chỉ đạo như đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tiêu biểu như Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục và TDTT. Văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý để các ngành tăng cường công tác xã hội hóa, làm cho mọi thành phần trong xã hội đổi mới quan điểm, nhận thức và giải pháp thực hiện xã hội hóa, tạo điều kiện để người dân tham gia hoạt động và đầu tư các nguồn lực phát triển GDTC trường học, phong trào thể thao cho mọi người, nâng cao thành tích thể thao đỉnh cao và hội nhập quốc tế [16, 17].
Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 đã dành một phần quan trọng cho GDTC và hoạt động thể thao trường học, trong đó đã
chỉ ra những tồn tại của công tác này: “Công tác GDTC trong nhà trường và các
hoạt động thể thao ngoại khóa của HSSV chưa được coi trọng, chưa đáp ứng yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho HSSV, là một trong số các nguyên nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một số nước trong khu vực… Chương trình GDTC chính khóa cũng như nội dung hoạt động ngoại khóa cịn nghèo nàn, chưa hợp lý, khơng hấp dẫn HSSV tham gia các hoạt động TDTT ngoại khóa”. Đồng thời, Chiến lược cũng đề ra các nhiệm vụ phát
triển GDTC và hoạt động thể thao trường học như: “Tăng cường chất lượng dạy
và học thể dục chính khóa, cải tiến nội dung, phưng pháp giảng dạy theo hướng kết hợp TDTT với hoạt động giải trí, chú trọng nhu cầu tự chọn của học sinh... Xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học, khuyến khích học sinh dành thời gian từ 2 – 3 giờ/tuần để tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa trong các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu thể thao...” [42, tr.5].
Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016 đã đề ra yêu cầu nâng cao chất lượng GDĐT, chất lượng nguồn nhân lực, trong đó đã nhấn
mạnh “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là GDTC. Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy học, gắn với việc đổi mới quy chế thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, SV...” [19].
Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2020 đã đề ra nhiệm vụ về giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó
“Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống, rèn luyện kỹ năng sống gắn với giáo dục thể chất, giảm thiểu đuối nước” [20].
Ngày 31 tháng 01 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 11/2015/NĐ-CP quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà
trường, trong đó khẳng định: “GDTC trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn
học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, SV các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [18].
Đặc biệt, với quan điểm GDTC và thể thao trường học là bộ phận quan trọng, nền tảng của TDTT nước nhà; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện cho trẻ em, học sinh, SV, ngày 17 tháng 6 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1076/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể pháp triển GDTC và thể thao trường học giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm
2025 trong đó đề ra mục tiêu về GTDC đến năm 2025 là: “… Tiếp tục nâng cao
chất lượng GDTC trong các nhà trường; đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục đại học thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung, chương trình mơn học GDTC…” [44]. 2.1.1.3. Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC trong trường học
Xác định tầm quan trọng của mục tiêu GDTC trong nhà trường, Bộ GDĐT đã ban hành hệ thống các văn bản, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng
những tiến bộ khoa học về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, chỉ đạo triển khai đồng bộ cơng tác giảng dạy GDTC chính khóa và các hoạt động thể thao trong nhà trường các cấp, đánh giá xếp loại thể lực HSSV…, tiêu biểu như: Quyết định số 931/RLTC ngày 29 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế về công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp, Quyết định số 14/2001/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy Qui chế về công tác Giáo
dục thể chất và y tế trường học đã nhấn mạnh: “GDTC và y tế trong trường học
là hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm giáo dục, bảo vệ và tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho HSSV” [7]. Để triển khai cơng tác giảng dạy GDTC chính
khóa, Bộ GDĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GDTC trong trường học như: Quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày 23/01/1989 của Bộ trưởng Bộ Đại học – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề về ban hành chương trình GDTC trong các trường đại học, cao đẳng – trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Công văn hướng dẫn số 904/ĐH ngày 17/02/1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng – Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Quyết định số 1262/GD – ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai đoạn II các trường đại học, cao đẳng (khơng chun TDTT), trên cơ sở đó, các trường tổ chức giảng dạy GDTC theo chương trình khung đã được Bộ xây dựng. Song, do đặc thù của môn GDTC phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ trang thiết bị và chịu tác động không nhỏ bởi yếu tố thời tiết cũng như đặc điểm đặc thù của SV trong mỗi nhà trường, theo đó Bộ GDĐT đã ban hành Thơng tư số 25/2015/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chương trình mơn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình đào tạo trình độ đại học, trong đó giao các trường đại học tự chủ trong việc xây dựng chương trình, thẩm định chương trình mơn GDTC và các điều kiện đảm bảo triển khai dạy học [11].
Đồng thời, để đánh giá trình độ thể lực của HSSV, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy Qui định về việc đánh giá, xếp loại thể lực
học sinh, SV và quy định đã chỉ rõ “Hàng năm, các cơ sở giáo dục bố trí kiểm
tra, đánh giá xếp loại thể lực cho học sinh, SV vào cuối năm học” [8] và quy định
về đối tượng, yêu cầu thực hiện, độ tuổi, nội dung đánh giá cũng như tiêu chuẩn đánh giá cụ thể cho từng đối tượng, lứa tuổi và giới tính.
Bên cạnh đó, để cơng tác GDTC trong nhà trường đạt hiệu quả hơn khi tổ chức tốt các hoạt động thể thao ngoại khóa cho HSSV, theo đó Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 72/2008/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 12 năm 2008 về việc qui định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HSSV và Quyết định số 48/2020/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Qui định về hoạt động thể thao trong nhà trường và đây là cơ sở pháp lý để các trường tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho HSSV cũng như khẳng định ý nghĩa, vai trò của GDTC và hoạt động thể thao trường học trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho người học.
2.1.2. Văn bản của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về công tác Giáo dục thể chất.
Trên cơ sở quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã ban hành các hướng dẫn, kế hoạch triển khai thực hiện công tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường, văn bản hướng dẫn tạm thời thực hiện quy chế GDTC và hoạt động thể thao, văn bản xây dựng và ban hành đề cương môn GDTC áp dụng cho SV trình độ đại học, thang điểm đánh giá kết quả học tập GDTC của SV, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTC hàng năm, hướng dẫn xây dựng, điều chỉnh chương trình đề cương học phần GDTC trình độ đại học hệ chính quy.... Các văn bản của Trường ban hành mới dừng lại ở hình thức hướng dẫn thực hiện cơng tác GDTC trong nhà trường mà chưa có các văn bản mang tính pháp lý, mang tính quy định để thực hiện cơng tác GDTC và hoạt động thể thao trong nhà trường.
Tóm lại, cơng tác GDTC trong nhà trường ln được Đảng, Nhà nước, Bộ