NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤTLƯỢNG TÍN DỤNG TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 90)

NHÁNH NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG AN GIANG

Tín dụng ngân hàng là một loại kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn liền với các điều kiện kinh tế chính trị của đất nước. Do đó, muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng thì phải tìm ra nguyên nhân, những yếu tố tác động

đến chất lượng tín dụng. Do đó, tác giả đã nhận thấy và đưa ra một số nguyên nhân ảnh

hưởng đến chất lượng tín dụng tại NHCT.AG.

2.6.1 Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, chi nhánh chưa chú trọng đúng mức xây dựng chiến lược kinh

doanh. Một chiến lược kinh doanh cần được xây dựng trên sự đánh giá thực trạng của ngân hàng về vốn, tài sản, nhân lực, công nghệ… so với mức độ phát triển hiện tại của hệ thống ngân hàng trên thế giới, khu vực, trong nước và dựa vào xu hướng phát triển trong tương lai. Chưa xây dựng được hệ thống mục tiêu qua từng giai đoạn, các biện

pháp khả thi để đạt được mục tiêu đó.

- Thứ hai, chưa quan tâm đúng mức chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của NHCT.AG chưa được xây dựng, chưa tạo thành một ngân hàng có cơ cấu sản

phẩm đa dạng. Các sản phẩm cho vay chủ yếu theo lối truyền thống. Hiện nay, chi

nhánh có 2 khách hàng là DNNN, nhưng chiếm tỷ trọng dư nợ là 16,51%/tổng dư nợ của chi nhánh (tính đến cuối năm 2007). Và tập trung ở ba ngành chính là thủy sản và

điện nước. Các doanh nghiệp này có quy mơ lớn nhưng hiệu quả không cao so với khu

vực kinh tế ngồi quốc doanh nên có rủi ro lớn. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực phát triển năng động trong nền kinh tế và đang có sự phát triển đáng kể. Hơn nữa, tuy mức độ rủi ro của từng bộ phận cá biệt trong khu vực kinh tế ngồi quốc

doanh có thể cao hơn, nhưng do quy mô của mỗi đối tượng nhỏ và tính hệ thống thấp nên xét tổng thể rủi ro được phân tán và khả năng xảy ra rủi ro ở quy mô lớn là thấp.

72

- Thứ ba, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế. Mà một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người.

Cán bộ tín dụng của chi nhánh có tới 95% có trình độ đại học. Phần lớn còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp. Hiện cịn có cán bộ tín dụng chưa nhận thức đầy đủ

phương châm lấy “phục vụ khách hàng” làm trọng. Trong những năm tới, dự báo khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở An Giang sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh, đặc biệt số lượng khách hàng sẽ gia tăng cùng với xu hướng cổ phần hố DNNN, thành lập các cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần tư nhân. Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ, kỹ thuật ngày càng gia tăng. Trong thời gian tới thị trường chứng khoán vẫn chưa thể hoạt động hiệu quả, thì vốn tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trị chủ yếu cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế ngồi quốc doanh nói riêng. Do đó, bài học cho việc tuyển chọn cán bộ tín dụng là: nếu cán bộ tín dụng khơng có tài thì khơng thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng được, cịn nếu cán bộ tín dụng khơng có đức thì chất lượng cho vay sẽ kém.

- Thứ tư, chất lượng thẩm định dự án đầu tư chưa cao. Dự án, phương án đầu tư là căn cứ quan trọng để ngân hàng có thể xác định các yếu tố liên quan đến khoản tín dụng như tổng vốn đầu tư, lãi suất và thời gian đầu tư. Nhưng hiện nay, thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư là vấn đề càng khó đối với cán bộ ngân hàng. Do khả năng dự báo kém, thiếu sự nắm bắt tình hình thị trường. Mà nội dung của dự án gồm nhiều yếu tố mang tính dự báo, đặc biệt đối với dự án trung và dài hạn, dự án đầu tư mới, hoặc dự án có quy mơ đầu tư lớn. Các chỉ tiêu hiệu quả như NPV, IRR đều được tính trên số liệu của 3 đến 10 năm sau. Khi mà khả năng dự báo yếu, khơng nắm bắt được tình hình thị trường thì những dự tính trên chỉ làm cho đủ thủ tục, chẳng ai dám chắc đúng. Bản thân cán bộ trực tiếp cũng cảm thấy điều đó.

- Thứ năm, cơng tác kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng chưa đảm bảo chất lượng. Tình hình kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng tại chi nhánh cịn mang

73

tính sơ sài, thiếu tính nghiệp vụ và chưa đánh giá được khả năng thu hồi nợ từ khoản vay đã được kiểm tra. Có thể nói theo cảm nhận ban đầu, nhu cầu và dự kiến sử dụng vốn vay của nguời vay dường như hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, trong nhiều khoản vay thương mại, điều này lại không đúng như thế. Thông thường thì việc xác định nhu cầu và mục đích sử dụng thực sự đối với khoản vay đòi hỏi phải có những kỷ năng phân tích tốt về kế tốn và tài chính doanh nghiệp. Về mặt này, nhiều cán bộ tín dụng cịn mơ màng khi nhìn vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.

- Thứ sáu, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ chưa hiệu quả. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng với sự phức tạp của nội dung

kiểm tra tín dụng. Về trình độ chun mơn đối với cán bộ làm cơng tác kiểm sốt địi hỏi phải tinh thơng về nghiêp vụ, nhưng hiện nay cán bộ kiểm soát của chi nhánh cịn yếu về nghiệp vụ chun mơn, chưa tương xứng với cơng việc, chính vì vậy, có lúc kiểm sốt vẫn khơng phát hiện được sai phạm trong hồ sơ tín dụng.

2.6.2 Nguyên nhân khách quan

Có nhiều ngun nhân khách quan từ ngồi hệ thống ngân hàng tác động tới chất lượng tín dụng. Trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Một là, môi trường vĩ mô chưa thơng thống. Mơi trường kinh tế, môi trường

đầu tư chưa ổn định. Thị trường trong nước kém phát triển, thiếu đồng bộ, thiếu tính dự

báo. Các chính sách vĩ mơ nhất là các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, nhà đất hay thay đổi, có nhiều biến động gây bất lợi cho hoạt động ngân hàng. Sự hỗ trợ của nhà

nước đối với kinh tế ngoài quốc doanh cịn ít, sân chơi của các doanh nghiệp chưa thực sự bình đẳng. Mơi trường cạnh tranh cịn yếu khơng lành mạnh như móc ngoặc, tham nhũng, gây khó khăn cho người làm ăn nghiêm túc. Việc tăng cường và hồn thiện các chính sách, biện pháp của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo môi

74

thiết. Tạo điều kiện cho khách hàng mạnh lên sẽ bảo đảm cho ngân hàng mở rộng thị trường kinh doanh có hiệu quả.

Hai là, mơi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chậm sửa đổi đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Cụ thể:

+ Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan hoạt động ngân hàng và luật dân sự về điều khoản lãi suất có sự mâu thuẫn nhau và cơ chế tín dụng chưa rõ ràng trách nhiệm pháp lý của bên cho vay và bên vay. Dẫn đến khó khăn cho ngân hàng khi khởi kiện khách hàng để thu hồi nợ.

+ Về điều kiện cho vay, thực tế để tìm kiếm những doanh nghiệp đủ điều kiện cho vay thì rất khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn vay mà khơng vay được. Cịn nếu nới lỏng các điều kiện cho vay thì dễ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng. Theo quy định doanh nghiệp luôn phải có khả năng tài chính đảm bảo trong suốt thời gian vay, điều này trên thực tế hiện nay khó có thể đạt được, đã gây khơng ít khó khăn cho cán bộ tín dụng, vì đa số khi xác định khả năng tài chính của khách hàng, Ngân hàng chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, nếu như báo cáo tài chính thiếu trung thực thì việc đánh giá khả năng tài chính chỉ mang tính hình thức, khi hiện nay quy định về kiểm toán chưa mang tính bắt buộc.

+ Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp. Theo quy định của pháp luật thì cơ sở

đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng được ký kết giữa bên thế chấp và

bên nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Cụ thể, như đối với DNNN hầu hết khơng có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan thẩm quyền. Vì thế, thực tế

75

nhiều DNNN vay vốn chưa thực hiện thế chấp tài sản, một phần vì chưa làm được giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ.

+ Vấn đề phát mãi tài sản thế chấp: Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp

ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế…Thời gian và

thủ tục phát mãi tài sản thường kéo dài, chi phí ngồi cao. Dẫn đến kéo dài thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng.

- Ba là, khách hàng thiếu khả năng tài chính, thiếu kinh nghiệm quản lý và điều hành kinh doanh. Khách hàng khơng kê khai đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh

doanh khiến chi nhánh không thể nắm bắt được khả năng thực sự của khách hàng vay vốn. Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích trong hợp đồng vay vốn dẫn đến

nguy cơ thất thoát vốn cho ngân hàng. Mặt khác, trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng vốn không hợp lý làm thất thốt vốn vào

những chi phí khơng cần thiết.

Kết luận chương 2: Qua phân tích về thực trạng hoạt động và đánh giá chất

lượng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang từ năm 2005 đến năm 2007 đã cho thấy: những kết quả đạt được về huy động vốn, cho vay, hiệu quả

kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh. Từ những nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chi nhánh địi

hỏi phải có những giải pháp cơ bản, đồng bộ để nâng cao chất lượng tín dụng tại chi

nhánh. Có như vậy, chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương An Giang mới có thể phát triển một cách an toàn và hiệu quả.

76

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NGÂN

HÀNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP

3.1.1 Định hướng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập:

Với định hướng của Đảng và Nhà nước, toàn ngành ngân hàng trong tiến trình

hội nhập quốc tế đến năm 2010 cần phải hướng đến là:

- Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xố đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân.

- Tạo lập được môi trường pháp lý hồn chỉnh, phù hợp với thơng lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngồi nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Nâng cao vai trò của ngành ngân hàng trong việc thúc đẩy triển khai các chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước như phát triển kinh tế theo ngành, theo vùng, theo lĩnh vực… Đảm bảo huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thúc đẩy mạnh mẽ cơng nghiệp hố-hiện đại hố.

- Hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực giám sát và quản lý, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của toàn hệ thống ngang tầm khu vực.

- Từng bước tạo sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh với môi trường quản lý minh bạch, chủ động mở cửa thị trường tài chính, tham gia hội nhập quốc tế.

77

3.1.2 Mục tiêu của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những tồn tại và yếu kém do chủ quan gây ra, tăng nhanh nguồn lực đáp ứng nhu cầu to lớn và bức xúc về vốn cho nền kinh tế đang hội nhập quốc tế. Do vậy, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng phương tiện thanh toán (M2) là 15-20%. Tỷ lệ M2/GDP

đạt 60% vào năm 2010.

- Giảm tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đạt từ 25-30% vào năm 2010.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ tiền gửi của hệ thống ngân hàng đạt 60-70% GDP vào

năm 2010. Huy động và khai thác hiệu quả tiềm năng về vốn chủ yếu hướng đến vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn thực hiện cơng nghiệp hố-hiện đại hố đất

nước.

- Sử dụng vốn tín dụng ngân hàng ưu tiên phát triển những ngành nghề then chốt trọng điểm, theo hướng tăng nhanh tín dụng trung dài hạn, tránh đầu tư dàn trải,

định hướng cho dòng chảy vốn tín dụng hướng đến từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng cơng nghiệp hố và hiện đại hố.

- Tỷ lệ an tồn vốn đối với các ngân hàng thương mại: đạt trên 8%.

- Đảm bảo nâng cao hiệu quả tín dụng, kiểm sốt rủi ro tín dụng, phấn đấu tỷ

suất lợi nhuận bình quân 14%, giảm tỷ lệ nợ quá hạn cho phép không quá 5%, nhằm tái tạo lại nguồn vốn tín dụng, đẩy nhanh vịng quay vốn cho nền kinh tế.

- Nâng tỷ trọng nhân viên ngân hàng có trình độ Đại học và trên Đại học đến

78

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG

3.2.1 Giải pháp đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

3.2.1.1 Tạo hành lang pháp lý phù hợp với các NHTM

Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, khơng cịn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ khơng đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.

3.2.1.2 Hoàn thiện lại hệ thống thơng tin tín dụng của ngành ngân hàng

Nhằm từng bước hoàn thiện và phát triển hệ thống thơng tin tín dụng ngành ngân hàng, NHNN Việt Nam cần ban hành quy chế bắt buộc các TCTD và doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, cung cấp thơng tin tín dụng cho CIC ngành ngân hàng, phải có quy định chế tài khi các TCTD cung cấp thơng tin tín dụng khơng đầy đủ, kịp thời, chính xác. Những trường hợp phát hiện thơng tin khơng chính xác, NHTM phải chịu phạt vi phạm hành chính cũng như bồi thường thiệt hại cho NHTM khác đã sử dụng thơng tin khơng chính xác đó gây ra. Bên cạnh đó cần có quy định khen thưởng

đối với các NHTM chấp hành tốt quy chế hoạt động thơng tin tín dụng nhằm động viên

các NHTM nâng cao chất lượng thông tin cung cấp.

CIC nên tăng cường chức năng kiểm tra tính chính xác, đầy đủ các thông tin do các NHTM cung cấp. Trên cơ sở đó định kỳ hàng q có thơng báo tồn ngành về nhận xét tình hình chấp hành quy chế, xử phạt hành chính đối với các NHTM vi phạm quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)