Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 44)

2.3.1.1 Tình hình huy động vốn của hệ thống TCTD trên địa bàn An Giang

Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện nay gồm có 53 TCTD. Gồm: 9 chi nhánh Ngân

hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội, 9 Ngân hàng cổ phần và 34 Quỹ tín dụng nhân dân. Các TCTD với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” do đó cơng tác huy động vốn ln được các TCTD quan tâm hàng đầu vì có nguồn vốn mạnh thì TCTD mới có thể chủ động trong hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do đặc thù An Giang là tỉnh nông nghiệp, hàng năm đều bị ảnh hưởng của lũ lụt, thu nhập bình

qn của người dân cịn thấp nên khả năng tích lũy thấp. Mặc khác, rất ít các TCKT có quy mơ lớn do đó việc thu hút tiền gửi thanh toán từ các TCKT cũng rất hạn chế. Vì thế, nguồn vốn huy động của các TCTD trong những năm qua thường chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu cho vay, phần còn lại các TCTD phải nhận vốn điều hoà

37

từ Trung ương theo hệ thống. Điều này đã hạn chế tính chủ động của các TCTD trong việc đầu tư vốn cho nền kinh tế.

Kết quả huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang.

Bảng 1: Bảng tổng hợp về tình hình huy động vốn tại chỗ của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang.

ĐVT: tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động 2.850 100 3.820 100 5.435 100 1. Theo loại hình TCTD + NHTM NN 2.233 78,36 2.619 68,56 3.258 59,95 + NHTM CP 280 9,82 714 18,69 1.532 28,19 + QTD 337 11,82 487 12,75 645 11,86

2. Theo cơ cấu VHĐ 2.850 100 3.820 100 5.435 100

+ Tiền gửi các TCKT 844 29,61 972 25,45 927 17,06

+ Tiền gửi tiết kiệm 1.858 65,19 2.566 67,17 4.063 74,76 + Kỳ phiếu, trái phiếu 148 5,20 282 7,38 445 8,18

(Nguồn: Phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước tỉnh An giang)

- Vốn huy động theo loại hình TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang:

Từ bảng số liệu trên cho thấy vốn huy động của các TCTD đều tăng qua các năm (từ năm 2005 đến năm 2007). Về mặt vĩ mô do GDP của An Giang có sự tăng

38

trưởng, đặc biệt trong năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 13,63% do đó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn cho nền kinh tế. Mặt khác, do các TCTD đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường thu hút tiền nhàn rỗi từ các TCTK và dân cư như: triển khai các

đợt huy động vốn với quy mô lớn với nhiều quà tặng, lãi suất huy động cao, kỳ hạn đa

dạng. Các ngân hàng tiếp tục cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp công tác quảng cáo tiếp thị đã giúp nghiệp vụ huy động vốn đạt hiệu quả cao. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn huy động tăng 34,04% so năm 2005, đạt 3.820 tỷ đồng; năm

2007 nguồn vốn huy động tăng 42,28% so năm 2006, đạt 5.435 tỷ đồng.

Trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn thì thị phần nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước chiếm tỷ lệ cao mang tính chủ

đạo. Tuy nhiên thị phần về vốn huy động của hệ thống NHTM NN đang có xu hướng

giảm dần qua các năm. Năm 2005 chiếm 78,36%, năm 2006 chiếm 68,56%, năm 2007 chiếm 59,95% tổng vốn huy động. Mặt khác, khối NHTM CP thì thị phần huy động vốn ngày càng tăng năm 2005 chiếm 9,82% thì đến năm 2007 chiếm đến 28,19%.

Trong khi thị phần của hệ thống QTD tương đối ổn định từ khoảng 11% đến 12%. Từ thực tế trên cho thấy, khả năng huy động vốn của khối NHTM NN ngày càng giảm, trong khi khối NHTM CP ngày càng tăng với tốc độ cao, đó là do trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007 các NHTM CP mở chi nhánh ở địa bàn An Giang rất nhiều (năm 2005 chỉ có 4 NHTM CP đến cuối năm 2007 đã có đến 9 NHTM CP và sang năm 2008 sẽ có thêm 4 NHTM CP mở chi nhánh ở An Giang). Khối các NHTM CP có nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn, lãi suất cao, công nghệ thanh toán nhanh và thực hiện việc quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng rất tốt do đó đã thu hút một lượng vốn rất lớn chuyển từ NHTM NN sang. Trong khi đó, khối NHTM NN có sự chuyển biến chậm trước tình hình trên, phong cách phục vụ của nhân viên chưa chuyên nghiệp, hiện đại hoá cơng nghệ chưa tồn diện, sản phẩm dịch vụ cịn ít, cơng tác quảng cáo, tiếp thị, chăm sóc khách hàng cịn ít được quan tâm.

39

- Về cơ cấu vốn huy động:

Vốn huy động từ tiết kiệm dân cư chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2005 là 65,19%/tổng vốn huy động, năm 2006 là 67,17%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 74,76%/tổng vốn huy động. Vốn huy động từ tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trong thấp hơn và giảm đều trong 03 năm (năm 2005 là 29,61%/tổng vốn huy động,

năm 2006 là 25,45%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 17,06%/tổng vốn huy động). Huy động từ kỳ phiếu và trái phiếu chiếm tỷ trong thấp trong tổng nguồn vồn huy động và tăng qua 3 năm (năm 2005 là 5,2%/tổng vốn huy động, năm 2006 là 7,38%/tổng vốn huy động, năm 2007 là 8,18%/tổng vốn huy động). Từ những số liệu trên cho thấy

nguồn vốn huy động từ vốn nhàn rỗi của dân cư là nguồn vốn chính trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD, đó là do các TCTD xác định nguồn vốn tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn tương đối ổn định so với vốn huy động từ các TCKT nên lãi suất huy

động thường cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của các TCKT vì thế đã thu hút được

lượng vốn lớn gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các TCKT tuy ít

ổn định do chủ yếu là tiền gửi thanh toán, nhưng các ngân hàng đều đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn này vì chi phí đầu vào rất thấp (do lãi suất huy động tiền gửi thanh toán

rất thấp thường từ 0,25%/tháng đến 0,3%/tháng). Còn kỳ phiếu và trái phiếu được các TCTD huy động không thường xuyên, mỗi năm tổ chức huy động vài đợt do đó số dư huy động từ loại hình này thường chiếm tỷ trọng thấp.

2.3.1.2 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang

Với phương châm “đi vay để cho vay”, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kinh doanh của mình.

Nếu như những năm đầu mới thành lập, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh chỉ khoảng 10 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh

40

đã đạt 494 tỷ đồng, tăng 49,4 lần. Từ đó, đã góp phần cung ứng vốn đáng kể trong việc

thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Kết quả huy động vốn của chi nhánh trong 03 năm như sau:

Biểu đồ 1: Thị phần huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An

Giang trên địa bàn tỉnh An Giang qua 3 năm (năm 2005,2006,2007).

Thị phần huy động vốn năm 2005 14,77% 85,23% NHCT.AG Hệ thống TCTD Thị phần huy động năm 2006 90,58% 9,42% NHCT.AG Hệ thống TCTD Thị phần huy động năm 2007 90,91% 9,09% NHCT.AG Hệ thống TCTD

41

Bảng 2: Tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Cơng Thương An giang

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1. Tiền gửi của các TCKT 197 46,79 200 55,56 253 51,21 Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 52 12,35 72 20 130 26,32 2. Tiền gửi tiết kiệm 203 48,22 147 40,83 226 45,75 Trong đó: Tiền gửi có kỳ hạn 177 42,04 129 35,83 173 35,02 3. Kỳ phiếu, trái phiếu 21 4,99 13 3,61 15 3,04

Tổng cộng 421 100 360 100 494 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động Ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006,2007)

Qua bảng 2, cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng trong 03 năm. Nhưng chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của các TCTD trên địa bàn.

- Tính trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2005

đạt 421 tỷ đồng, chiếm thị phần là 14,77%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD

trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó vốn huy động từ các TCKT là 197 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 46,79%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm là 203 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 48,22%/tổng nguồn vốn huy động. Kỳ phiếu, trái phiếu là 21 tỷ đồng, chiếm 4,99%/tổng nguồn vốn. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi khơng kỳ hạn là 171 tỷ đồng, chiếm 40,62%/tổng nguồn vốn huy động, chủ yếu là tiền gửi thanh

42

tiền gửi có kỳ hạn. Vì vậy, nếu chi nhánh huy động càng nhiều tiền gửi không kỳ hạn bên cạnh vẫn giữ ổn định nguồn vốn có kỳ hạn thì bình quân lãi suất đầu vào sẽ thấp từ

đó lợi nhuận sẽ cao hơn.

- Đến 31/12/2006 vốn huy động của chi nhánh là 360 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 9,42%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó: tiền gửi của TCKT là 200 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 55,56%/tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ 40,83%/tổng nguồn vốn huy động; kỳ phiếu, trái phiếu chiếm tỷ lệ 3,61%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn là 146 tỷ đồng, chiếm

40,56%/tổng nguồn vốn huy động. Năm 2006 nguồn vốn huy động của Chi nhánh giảm 61 tỷ đồng so năm 2005 là do thực hiện theo chỉ đạo của NHNN về việc nâng cấp chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 lên chi nhánh cấp 1 trực thuộc trung ương. Ngày 09/06/2006 Hội đồng Quản trị Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 136/QĐ-HĐQT-NHCT1 chuyển chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Công Thương thị

xã Châu Đốc trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Công Thương tỉnh An Giang thành chi nhánh cấp 1 phụ thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ ngày 01/07/2006.

- Đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh là 494 tỷ đồng,

chiếm 9,09%/tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh An Giang. Trong đó tiền gửi TCKT là 253 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,21%/tổng nguồn vốn huy

động, tiền gửi tiết kiệm là 226 tỷ đồng, chiếm 45,75%/tổng nguồn vốn huy động, kỳ

phiếu trái phiếu là 15 tỷ đồng, chiếm 3,04%/tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi không kỳ hạn là 176 tỷ đồng, chiếm 35,63%/tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung qua 3 năm nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự biến động. Cụ thể, trong năm 2006 do sự chia tách chi nhánh nên nguồn vốn đã giảm 61 tỷ đồng so năm 2005. Nhưng năm 2007 chi nhánh đã đẩy mạnh trong tác tiếp thị khách hàng tiền gửi nhằm bù đắp nguồn vốn giảm đi do tách chi nhánh Châu Đốc, kết quả đã thu hút

43

năm 2005, thời điểm chưa tách chi nhánh Châu Đốc và tăng 134 tỷ đồng, tăng 37,22% so năm 2006, năm tách chi nhánh Châu Đốc. Tuy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng nhưng thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn có sự sụt giảm trong 3 năm (năm 2005 14,77% đến năm 2007 là 9,09%). Đó là do tình hình cạnh tranh huy động vốn trên địa bàn diễn ra mạnh mẽ, các NHTM CP mở chi nhánh ở địa bàn An Giang ngày càng nhiều với tốc độ cao (đến cuối năm 2007 trên địa bàn đã có 9 NHTM CP) dẫn đến tình trạng chia sẻ thị phần giữa các ngân hàng cũ và ngân hàng

mới. Mặt khác, các NHTM CP thường cho vay với lãi suất cao hơn các NHTM NN nên có thể huy động với lãi suất cao. Trong khi chi nhánh là NHTM NN phải phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế địa phương nên lãi suất cho vay không thể cao như các NHTM CP. Vì thế, khơng thể tăng lãi suất huy động theo các NHTM CP như thế sẽ ảnh hưởng

đến lợi nhuận. Mặc khác, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh thì tỷ trọng

tiền gửi khơng kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng giảm. Cụ thể: năm 2005 tiền gửi không kỳ hạn của chi nhánh chiếm tỷ trọng là 40,62%/tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 là 40,56%/tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2007 chỉ còn

35,63%/tổng nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ

trọng cao, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, tuy nhiên khi nguồn vốn không kỳ hạn (thường lãi suất 0,25%/tháng) chiếm tỷ trọng thấp sẽ làm cho bình quân lãi suất đầu

44

Bảng 3: Tỷ lệ vốn huy động/Tổng dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang qua các năm:

ĐVT: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn vốn huy động 421 360 494

Tổng dư nợ cho vay 726 662 842

Tỷ lệ huy động vốn/dư nợ 57,99 54,38 58,67

(Nguồn: Báo cáo hoạt động ngân hàng của CN.NHCT.AG năm 2005, 2006, 2007)

Qua bảng số liệu ta thấy, chi nhánh Ngân hàng Công Thương An Giang cịn gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng khoảng 57,99% đến 58,67% tổng nguồn vốn đầu tư cho tín

dụng, phần cịn lại phải nhận vốn điều hồ từ Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam do

đó làm giảm tính chủ động trong hoạt động cho vay của chi nhánh. Thực tế, nhu cầu

vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh An Giang còn rất lớn do đó đối với các NHTM nói chung và NHCT.AG nói riêng việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn vốn huy động tại chỗ là yêu cầu cần thiết trên cơ sở đó đảm bảo tính chủ động về

nguồn vốn cho đầu tư tín dụng nhằm phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển kinh tế địa

phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)