VÀI NÉT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

TỈNH AN GIANG.

An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của nước Việt Nam, giữa hai sông Tiền và sông Hậu và dọc theo hữu ngạn sông Hậu thuộc hệ thống sơng Mê Kơng. Phía Đơng giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và Cần Thơ và Bắc giáp

Campuchia với đường biên giới Việt Nam-Campuchia dài gần 100Km.

An Giang có diện tích tự nhiên khoảng 3.424 km2, bằng 1,03% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 4 ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Dân số tính đến hết năm 2007 vào khoảng 2,2 triệu người, mật độ dân số là 643người/km2. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu đốc và 9 huyện là: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu; với 150 phường, xã, thị trấn.

Là tỉnh đầu nguồn sơng Cửu Long, có hệ thống giao thơng thủy, bộ rất thuận

tiện. Hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian lũ từ 3-4 tháng vừa

đem lại lợi ích to lớn – đưa lượng phù sa, vệ sinh đồng ruộng … nhưng cũng gây tác

hại nghiêm trọng như ngập cao làm thiệt hại tính mạng, mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà cửa dân cư... làm cho sức đầu tư của tỉnh thường ở mức cao nhưng hiệu quả mang lại hạn chế.

An Giang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và thủy sản (năm 2007 sản lượng lúa đạt gần 3,1 triệu tấn tăng 173 ngàn tấn so năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi đạt 258 ngàn tấn tăng trên 76 ngàn tấn so năm 2006). Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt trên 540 triệu USD. Trong đó, thủy sản chiếm 62% với

30

335 triệu USD, gạo chiếm 27% với 144 triệu USD. Nhập khẩu cả năm là 53 triệu USD, chủ yếu là nguyên vật liệu may mặc, nguyên liệu thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc sâu, gỗ…

Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể: năm 2005: 9,11%; năm 2006: 9,05%; năm 2007: 13,63%.

2.2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH AN GIANG.

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Cơng Thương Việt Nam.

Ngân hàng Công Thương Việt Nam (viết tắt là NHCT.VN) là một trong những NHTM Nhà nước lớn nhất của Việt Nam, thành lập năm 1988 và được Nhà nước xếp hạng là doanh nghiệp đặc biệt. Theo Quyết định số 196/QĐ-NHNN ngày 16/01/2008

của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh của NHCT.VN được đổi thành Vietnam Bank for Industry and Trade, viết tắt là

VietinBank (tên giao dịch cũ là Industrial and Commercial Bank of Viet Nam, viết tắt là Incombank).

NHCT.VN có hệ thống mạng lưới gồm 2 Sở Giao dịch, 02 Văn phòng đại diện, 01 Trung tâm đào tạo, 01 Trung tâm cơng nghệ thơng tin, 137 chi nhánh, 158 phịng giao dịch, 144 điểm giao dịch, 287 quỹ tiết kiệm và hơn 500 “ngân hàng giao dịch tự

động” (ATM) ở hầu hết các tỉnh, thành phố và trung tâm thương mại trong cả nước,

luôn là địa chỉ thuận tiện và đáng tin cậy của cả người gửi tiền, người đi vay và người sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Ngồi ra, NHCT.VN cịn là chủ sở hữu, cổ đông lớn của những công ty hàng đầu trên thị trường tài chính Việt Nam như: Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Cơng

Thương, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Cơng ty cho th tài chính VietinBank, Công ty liên doanh Bảo hiểm Châu Á-VietinBank, Công ty liên doanh cho

31

thuê tài chính Quốc tế (VILC), Ngân hàng liên doanh Indovina, cổ đông lớn của

NHTM cổ phần Sàigịn Cơng Thương… Với quy mô này, VietinBank trở thành một trong những Ngân hàng lớn nhất Việt Nam. VietinBank cũng đã thiết lập quan hệ đại

lý với 735 ngân hàng trên toàn thế giới, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, thành viên của hệ thống thẻ Visa, Master và Hiệp hội tài chính viễn thơng tồn cầu (SWIFT).

Trong suốt thời gian qua, VietinBank đã khơng ngừng cải tiến, hồn thiện, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao công nghệ ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây

cũng là ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng công nghệ vào hoạt động; là ngân

hàng có cơ sở hạ tầng, tiềm lực tài chính và đội ngũ cán bộ mạnh, chủ động với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm dịch vụ của VietinBank như: mở tài khoản, nhận tiền gửi tiết kiệm, cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn, cho vay hợp vốn, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền điện tử, chuyển tiền kiều hối, đã đưa và vận hành dịch vụ rút tiền tự động, phát hành thẻ Visa, Master…đã được đông đảo khách hàng lựa

chọn. Đặc biệt là sản phẩm thẻ ATM của VietinBank đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách hàng.

NHCT.VN cũng đã đầu tư tín dụng và ký hợp đồng hợp tác tồn diện với một số ngành cơng nghiệp mũi nhọn, các tập đồn và tổng cơng ty lớn như: ngành điện, ngành xi măng, ngành dầu khí, ngành đóng tàu, ngành dệt may, Tập đồn Than và khống

sản, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng và khoảng 66 Tổng Cơng ty Nhà nước.

Các hình thức đầu tư tín dụng cũng ngày được mở rộng và phát triển như: cho vay nội tệ, ngoại tệ, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, tín dụng thuê mua, tín dụng ủy

thác, tín dụng theo dự án.

Với những kết quả đạt được, VietinBank xứng đáng nhận được nhiều giải

32

năm 2003; Giải thưởng ngân hàng có “Hoạt động xuất sắc trong thanh toán quốc tế

2003-2004 với tỷ lệ STP cao” do Citigroup trao tặng và giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” năm 2004, 2005 và năm 2006, trong đó năm 2005 và năm 2006 đạt Topten; giải thưởng “Sao vàng Đất Việt” năm 2004, 2005 cho thương hiệu VietinBank; Giải thưởng “Thương hiệu cạnh tranh năm 2006” do Cục Sở hữu trí tuệ trao tặng; Giải thưởng “Ngọn Hải Đăng” năm 2006 do Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ trao tặng; Giải thưởng “Cầu vàng” 2007 do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tổ chức bình chọn; Giải “Cúp vàng thương hiệu và nhãn hiệu” năm 2007,…

Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động của NHCT.VN có thể được chia thành 03 giai đoạn sau:

- Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990): Trong giai đoạn này

Ngân hàng Công Thương Trung Ương chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lý như một Liên hiệp Xí nghiệp đặc biệt, các chi nhánh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập. - Giai đoạn thứ hai (từ tháng 1/1991 đến tháng 9/1996): Sau khi Pháp lệnh Ngân

hàng có hiệu lực thi hành (10/1990), theo quyết định 402/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), NHCT.VN mới thực sự trở

thành một Ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ. Mơ hình tổ chức kinh doanh được định hình rõ: NHCT.VN là một pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có các chi nhánh là các đơn vị thành viên hạch

toán phụ thuộc.

- Giai đoạn thứ ba (từ tháng 9/1996 đến nay): Theo mơ hình Tổng Công ty Nhà

nước, NHCT.VN được quản lý bởi Hội đồng Quản trị, điều hành bởi Tổng Giám đốc,

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh an giang thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)