Suy giảm kinh tế và những tác động có thể xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

1.3.1.1 Suy giảm kinh tế

Suy giảm kinh tế do 02 hiện tượng có cùng biểu hiện như nhau nhưng có mức độ tác động khác nhau gây ra, đó là: thiểu phát và giảm phát.

Thiểu phát là hiện tượng giảm giá hàng hoá và dịch vụ hay hiện tượng tăng sức mua của đồng tiền do lượng tiền mặt trong lưu thông sụt giảm so với lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hữu trên các thị trường mỗi quốc gia, đó là hiện tượng ngược lại với lạm phát thường đi kèm với nó là thu hẹp sản xuất, giảm vốn đầu tư, giảm công ăn việc làm.

Khơng có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 03 - 04 %/năm trở xuống được gọi là thiểu phát.

Tuy nhiên, ở những nước mà ngân hàng trung ương có mục tiêu kiềm chế lạm phát như Đức và Nhật Bản, hay những nước phát triển như G7…, thì tỷ lệ lạm phát 03 - 04 %/năm được cho là hồn tồn trung bình, khơng phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2002 - 2003, tỷ lệ lạm phát là 03 - 04 %/năm và

nhiều nhà kinh tế học cho rằng đây là thiểu phát.

Giảm phát (deflationary spiral) cũng là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế và GDP liên tục giảm nhưng biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế âm, và đây là

dấu hiệu của sự suy thối kinh tế, dẫn đến sản xuất trì trệ, làm giảm sức mua, gây ra

tình trạng thất nghiệp hàng loạt….

Do giảm phát gây ra tác động tiêu cực rất lớn cho nền kinh tế, nên trong phạm vi luận văn, khi trình bày đến vấn đề suy giảm kinh tế, tơi chỉ phân tích trên hiện tượng

giảm phát.

Các nhà kinh tế, đặc biệt là những người theo trường phái Tân cổ điển, sử dụng nhiều hơn định nghĩa “giảm phát là sự thu hẹp khối lượng tiền tệ so với số lượng hàng

nguyên nhân gây ra giảm phát là sự tương quan giữa bốn nhân tố cung tiền, cầu tiền, tổng cung, tổng cầu.

Hình 1.2: Sơ đồ AD – AS (Giảm phát do tổng cầu giảm)

Ban đầu tổng cầu tương ứng với đường AD. Điểm cân bằng của nền kinh tế là điểm E tại giao điểm của hai đường AD và đường AS (đường tổng cung). Sau đó, tổng

cầu giảm, đường AD dịch chuyển song song sang trái thành đường AD' cắt đường AS ở

điểm E'. E' là điểm cân bằng mới của nền kinh tế và so với điểm cân bằng cũ E, sản

lượng và mức giá chung đều giảm.

1.3.1.2 Những tác động do suy giảm gây ra

Năng lực sản xuất thừa hoặc mức cầu suy giảm sẽ gây ra giảm phát. Trong thời kỳ này, tiền trở nên khan hiếm do người tiêu dùng kỳ vọng hàng hóa ngày càng giảm giá hơn nữa nên họ muốn giữ tiền hơn chi tiêu. Khi hàng hóa sản xuất khó tiêu thụ, doanh thu của người sản xuất có khuynh hướng tụt giảm, đồng vốn khơng thể quay

vịng làm cho sản xuất đình trệ, hàng tồn kho tăng, doanh nghiệp có nguy cơ thu hẹp

đọng thuế hoặc thất thu thuế, mức thâm hụt ngân sách tăng, tốc độ phát triển kinh tế

chậm lại, tình trạng thất nghiệp gia tăng, mức sống người dân giảm sút.

Tiếp tục lặp lại tác động khi người thất nghiệp sẽ giảm bớt tiêu thụ, và giá cả lại bị áp lực phải giảm nữa. Vòng luẩn quẩn giảm phát gây ra tác động nguy hiểm cho nền kinh tế (hơn cả lạm phát) vì sản xuất và kinh doanh sẽ đình trệ, đóng băng, kinh tế sẽ

suy thối hay đình đốn, tình trạng thất nghiệp tăng cao. Nghiêm trọng hơn, nền kinh tế có thể bị suy thối hay khủng hoảng.

1.3.1.3 Cách tính tốn mức độ suy giảm kinh tế và phương pháp phòng chống

Để đo lường mức độ giảm phát, ta có chỉ số giảm phát GDP (cịn gọi là Chỉ số điều chỉnh GDP), được ký hiệu: DGDP (tiếng Anh: GDP deflator), là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở. (Số liệu thống kê của Việt nam cơng bố đang tính GDP theo giá của năm 1994).

Chỉ số giảm phát GDP được tính theo cơng thức sau:

GDP danh nghĩa Chỉ số giảm phát GDP = 100 x

GDP thực tế

So sánh Chỉ số giảm phát GDP và CPI, có 03 điểm khác biệt:

- DGDP được tính trên giỏ hàng hố thay đổi, do vậy DGDP phản ánh được sự thay thế giữa các hàng hố, dịch vụ với nhau, tuy nhiên lại khơng phản ánh được sự giảm sút phúc lợi của người tiêu dùng trong trường hợp phải tiêu dùng ít hơn một loại hàng nào

đó.

- DGDP phản ánh giá của cả hàng hố do doanh nghiệp và chính phủ mua, còn CPI chỉ phản ánh mức giá của hàng tiêu dùng, vì thế DGDP được coi là phản ánh đúng hơn mức giá chung.

- DGDP chỉ phản ánh mức giá của những hàng hoá sản xuất trong nước (vì GDP chỉ tính sản phẩm trong nước) cịn CPI phản ánh mức giá của cả hàng hoá nhập khẩu.

Trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy sự khác biệt giữa CPI và DGDP không lớn.

Để phịng chống giảm phát, thường Chính phủ sẽ áp dụng chính sách nới lỏng

tiền tệ (giảm lãi suất, tăng cung tiền) và đồng thời thực hiện chính sách tài khố mở rộng (giảm thuế, tăng kích thích tiêu dùng).

1.3.2 Các cơng cụ trong chính sách tài khóa được dùng phịng, chống suy giảm kinh tế

Nhằm phịng, chống suy giảm kinh tế có hiệu quả, Chính phủ thường áp dụng chính sách tài khố mở rộng bằng các biện pháp

1.3.2.1 Giảm thuế

Việc giảm, miễn thuế, hay cả biện pháp giãn thời gian nộp thuế sẽ có tác dụng khuyến khích sản xuất phát triển. Người sản xuất được giảm chi phí, có thể giảm giá

hàng hóa để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, hoặc có thể được tăng lợi nhuận, do đó sẽ kích thích họ mở rộng sản xuất hoặc tăng năng suất lao động. Khi người sản xuất tăng cường sản xuất, mở rộng đầu tư, đã tạo ra nhiều việc làm đáp ứng nhu cầu xã hội, giải quyết tình trạng thất nghiệp, nâng mức thõa dụng lao động lên cao.

Về phía người tiêu dùng, khi hàng hóa được sản xuất nhiều hơn, sẽ có sự cạnh tranh về chất lượng, mẫu mã, giá cả, họ có nhiều lựa chọn hơn nên sẽ kích thích việc tiêu dùng. Khi người dân mua sắm, chi tiêu nhiều hơn, sẽ có tác dụng ngược lại đối với người sản xuất, là động lực để họ nâng cao sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị

trường. Đồng thời khi nhiều người có việc làm hơn mức tiêu dùng cũng được tăng cao hơn, đời sống xã hội sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, xã hội bớt đi gánh nặng trợ cấp

(trợ cấp thất nghiệp, người nghèo…)

Tuy nhiên, về phía Nhà nước việc giảm thuế, đồng nghĩa với việc giảm nguồn

thu, sẽ gây khó khăn cho việc cân đối Ngân sách hoặc có thể làm thâm hụt Ngân sách trong giai đoạn áp dụng chính sách trên.

Đối với nền kinh tế, khi nhu cầu mở rộng sản xuất tăng sẽ kéo theo nhu cầu về

vốn, điều đó giúp cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, lãi suất thị trường

1.3.2.2 Tăng chi tiêu

Tăng tiêu dùng được đề cập chủ yếu ở khu vực Nhà nước, ví dụ: tăng lương, tăng trợ cấp, hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ trong quản lý Nhà nước… góp phần thúc đẩy sản xuất ở các lĩnh vực có liên quan, ví dụ tăng chi tiêu cho quốc phịng thì các nhà máy sản xuất quân trang sẽ bán được nhiều hàng hóa hơn, hoặc tăng chi tiêu cho ngành giáo dục sẽ giúp doanh thu các Công ty thiết bị sách tăng cao … Việc tăng tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp, góp phần nâng cao giá trị GDP.

Nhưng đây cũng là gánh nặng cho việc cân đối Ngân sách hàng năm (vì mức

thâm hụt Ngân sách được Quốc hội Việt Nam thông qua không quá 5%/GDP).

1.3.2.3 Tăng đầu tư

Việc tăng đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng như xây dựng đường, cầu, trường học hoặc đầu tư quy hoạch đô thị, xây dựng khu dân cư mới hay nhóm ngành mới…Việc

tăng đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số GDP, tuy nhiên, không hẳn việc đầu tư sẽ

thu lại kết quả ngay, mà có khi phải mất một thời gian, các cơng trình được đầu tư mới phát huy hiệu quả.

Tăng đầu tư cũng là áp lực đối với việc cân đối Ngân sách của quốc gia, nhu cầu vốn đầu tư là vấn đề rất khó, việc lựa chọn phương thức vay vốn nước ngồi hay phát

hành trái phiếu huy động vốn cũng tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

1.3.2.4 Xuất khẩu - Nhập khẩu

Tăng kim ngạch xuất khẩu là vấn đề khá khó đối với các nước đang phát triển do trình độ kỹ thuật khơng cao, tiêu chuẩn quản lý chất lượng chưa rõ ràng, hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ khơng tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, có nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu… Do vậy, vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong việc hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường, cải tạo giống, sản phẩm xuất khẩu…

Tỷ giá hối đoái là một trong những tác nhân chính giúp sản phẩm xuất khẩu cạnh tranh với thị trường nước ngồi.

1.3.3 Các cơng cụ trong chính sách tiền tệ được dùng chống suy giảm kinh tế

1.3.3.1 Giảm lãi suất

Lãi suất là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng định hướng, quyết định

mức tăng trưởng của một quốc gia. Việc giảm lãi suất làm cho sản xuất được mở rộng, kích thích chi tiêu, tăng đầu tư…

1.3.3.2 Tăng cung tiền

Việc kiềm chế lạm phát hay thúc đẩy tăng trưởng… đều phụ thuộc vào số lượng tiền trong thị trường. Cung tiền nhiều làm gây ra tình trạng lạm phát, hay mất giá tiền, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

Tuy nhiên nền kinh tế rất cần vốn để đầu tư, sản xuất… thiếu vốn cũng làm hạn

chế sự phát triển của xã hội.

Qua phân tích trên, cho thấy vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong điều tiết vĩ mơ kinh tế, trong các cơng cụ có tác động hạn chế suy giảm kinh tế thì lãi suất có tác

động sâu rộng nhất. Do vậy, trong phần tiếp theo của chương,

1.4 Kinh nghiệm các nước trong việc sử dụng công cụ lãi suất để chống suy giảm kinh tế giảm kinh tế

1.4.1 Bài học từ các cuộc khủng hoảng kinh tế thời kỳ trước năm 2008

Rút kinh nghiệm từ các cuộc suy thoái kinh tế của Mỹ vào năm 1836 và cuộc Đại suy thoái giai đoạn 1930 – 1933, nguyên nhân chủ yếu gây ra giảm phát không chỉ do tổng cung, tổng cầu, mà còn do cung tiền đã giảm mạnh, cụ thể: cung tiền đã giảm 30% trước khi xuất hiện giảm phát năm 1836 và trong năm 1929 FED đã cắt giảm một phần ba lượng cung tiền. Khi mức giá giảm từ 20 - 50% thì chỉ trong 10 tháng đầu năm 1930

đã có 744 ngân hàng ở Mỹ phá sản, tín dụng ngưng trệ làm áp lực giảm phát tăng mạnh

hơn.

Đối với Trung Quốc, giảm phát mạnh vào giai đoạn từ năm 1998 - 2002, với chỉ

số CPI trung bình là -10%, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,8%/năm (mức cao

cung tiền, cụ thể: do ảnh hưởng của các nhân tố ngắn hạn và dài hạn như cam kết cắt giảm thuế quan khi gia nhập WTO, vốn đầu tư nước ngoài tăng cao đạt 308 tỉ USD, đồng thời với việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, công cuộc cải cách triệt để các doanh nghiệp nhà nước, bên cạnh nguồn lao động dồi dào, giá rẻ đã làm tăng

năng suất. Do vậy, tổng cung tăng nhanh trong khi cung tiền đã không tăng tương ứng

đã làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Tương tự, giảm phát tại Nhật Bản vào đầu những năm 1990, nguyên nhân cũng do tổng cung và cung tiền, cụ thể: sau nhiều thập niên khơi phục và phát triển, Nhật Bản

đã đạt trình độ rất cao về sản xuất, xây dựng và dịch vụ, tổng cung tăng nhanh. Nhưng

do sợ nguy cơ lạm phát bùng nổ từ sự đổ vỡ của thị trường nhà đất và chứng khoán,

nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ mất trắng các khoản cho vay đầu tư này, Chính phủ Nhật đã quyết định giảm cung tiền từ 11% năm 1990 xuống 0,6% năm 1991, gây ra giảm phát kéo dài, cho đến nay, Nhật còn đang đối mặt với những sai lầm trong việc giải quyết nợ xấu và tiếp tục rơi sâu hơn vào vịng xốy giảm phát.

1.4.2 Giải pháp kích cầu các nước lựa chọn nhằm đối phó với cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới thời kỳ 2008 - 2010

Trước những bài học từ quá khứ, khi đối diện với cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007 – 2008, đa số các nước áp dụng chính sách hạ lãi suất, tăng cung tiền. Điển hình: từ tháng 10/2008, các ngân hàng của các nền kinh tế như Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu, Canada, Thụy Điển, Thụy Sỹ và các thị trường mới nổi như Trung

Quốc đều đồng loạt cắt giảm lãi suất ngắn hạn, đây là điều chỉnh chưa từng có trong

lịch sử.

Trong 03 quý đầu năm 2009, một số nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm lãi suất xuống mức thấp hơn. Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố giảm lãi suất liên bang xuống còn 0% – 0.25%. Đây là chính sách “lãi suất 0%” mà lần đầu tiên FED áp dụng; Ngân hàng Anh giảm lãi suất cơ bản xuống 1%, là mức giảm thấp nhất trong 300 năm qua kể từ khi Ngân hàng Anh thành lập.

Việc ngân hàng các nước đồng loạt giảm lãi suất đã xoa dịu việc thu hẹp tín

dụng, kích thích nhà đầu tư và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hầu hết các nước cơng bố các gói kích cầu, đặc biệt là giảm thuế tức thời giúp cho việc lưu động vốn được thuận

lợi hơn, tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Kích thích kinh tế làm tăng niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng, cũng là tạo cơ hội việc làm cho người dân.

1.4.2.1 Chính sách kích cầu của một số nước trong giai đoạn 2008 - 2010

Trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (Worldbank), các nước G7 đều kêu gọi các quốc gia nhanh chóng thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế sau để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Hầu hết các nước rất tích cực và kịp thời trong việc ban hành chính sách kích cầu, nhằm giảm thiểu những tác động xấu đến nền kinh tế quốc gia. Mỗi quốc gia lựa chọn một chính sách kích cầu khác nhau, độ lớn của gói kích cầu cũng khơng giống nhau, nhưng cùng chung một mục

đích là cố gắng khôi phục nền kinh tế.

Tại Mỹ, sau khi cựu tổng thống Bush áp dụng gói kích cầu 168 tỷ USD, tổng thống Obama cũng ban hành gói kích cầu thứ hai với số tiền lên đến 787 tỷ USD. Tiếp

đó, Bộ Tài chính Mỹ tung ra “kế hoạch giải cứu các tài sản xấu” với giá trị gần 2.000 tỷ

USD.

Tương tự, tại Anh kế hoạch cứu trợ với 400 tỷ bảng do chính phủ cơng bố để bảo lãnh sự ổn định của thị trường tài chính.

Chính phủ Nhật cũng tăng vốn vay cho các cơ quan tài chính từ 2.000 tỷ Yên lên 12.000 tỷ Yên. Tháng 12/2008, Nhật Bản tun bố gói kích cầu 23.000 tỷ n (khoảng 250 tỷ USD) để đối phó với các vấn đề về vốn lưu động của các doanh nghiệp không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)