Bài học kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)

- Về công tác thực thi chính sách

3.1 Bài học kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt

Trong giai đoạn 2008 – 2009, thị trường tài chính trong nước và thế giới diễn biến rất phức tạp, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Cùng với quyết tâm củng cố nền kinh tế đất nước, ổn định xã hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương đã ra sức nghiên cứu, đề ra các biên pháp khả quan, khi áp dụng đã đem lại

nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, qua đó, hệ thống văn bản pháp lý Việt Nam (nói

chung) và của ngành Ngân hàng (nói riêng), cũng như các cơng cụ quản lý vĩ mô đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, chồng chéo, gây khó khăn trong cơng tác thực thi pháp luật. Thiết nghĩ, quan niệm “vừa làm, vừa sửa” hay “lệch chỗ nào, chỉnh chỗ đó” đã khơng cịn phù hợp, do vậy, cần có sự thống nhất và sửa đồng loạt, đồng bộ, từ cao đến thấp.

3.1 Bài học kinh nghiệm trong việc thực thi chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt Nam năm 2009 Nam năm 2009

Bên cạnh chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt và

thận trọng, chính sách tài khóa linh hoạt cũng góp phần nâng cao hiệu quả của gói kích cầu. Chính sách tiền tệ với mục tiêu kiểm soát mức tăng trưởng tiền tệ hợp lý, điều tiết lãi suất và tỷ giá phù hợp với các cân đối vĩ mô, đảm bảo khả năng an tồn thanh tốn của hệ thống và hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế.

Chính sách hỗ trợ lãi suất trong năm 2010 cũng đã khắc phục phần nào những

khuyết điểm trong công tác thực thi của năm 2009, cụ thể: Việc HTLS dàn trãi đã được khắc phục triệt để trong chính sách HTLS 2010, chỉ cịn ưu tiên hỗ trợ cho 1số ngành như nơng nghiệp, diêm nghiệp…, mức LSHT giảm còn 2%/năm, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và hậu quả mà các đối tượng thực hiện cần rút kinh nghiệm và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục trong giải pháp ngắn hạn:

- Đối với các TCTD triển khai chính sách: Rà sốt tất cả món vay đã thực hiện

Trong q trình cho vay hỗ trợ lãi suất, Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội cho vay không đúng đối tượng; xác định thời gian cho vay hỗ trợ lãi suất không đúng quy định; hỗ trợ lãi suất cho hồ sơ không đủ căn cứ pháp lý về vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh với tổng số tiền hỗ trợ lãi suất không đúng quy định trên 16 tỉ đồng. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh các NHTM trong việc bất chấp pháp luật để tăng dư nợ.

Đồng thời, kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh quy mơ tín dụng

cho các dự án trọng điểm của nhà nước, DNNVV và các chi phí sản xuất nơng, lâm,

ngư, diêm nghiệp, thu mua và chế biến nông sản phục vụ xuất khẩu.

- Đối với Ngân hàng Nhà nước: Thông tin về các doanh nghiệp được hỗ trợ lãi

suất phải được cơng khai trên CIC để NHTM có thể có cơ sở tốt hơn trong việc thẩm

định vay vốn. Đồng thời, tăng cường hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện

kịp thời các sai phạm trong công tác thực thi chính sách HTLS, có biện pháp thu hồi số tiền hỗ trợ không đúng quy định, kiến nghị xử lý thích đáng những trường hợp cố tình làm sai quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)