2008 – 2010
2.1 Tình hình kinh tế thế giới vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009
Dấu hiệu cuộc khủng hoảng tài chính đã âm ỉ từ mùa hè năm 2007, việc đầu cơ nâng giá lên cao đối với các mặt hàng như dầu thô, lương thực và nguyên liệu cơ bản (mức giá cao nhất trong kỳ: 147,27 USD/thùng dầu thô, 830 USD/tấn thép, 1.000 USD/tấn gạo) đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế tồn thế giới.
Cuộc suy thối kinh tế thế giới năm 2008 – 2009 bắt nguồn từ những yếu kém của khu vực tài chính, đã đẩy nền kinh tế thế giới vào mức độ suy thoái ngày càng trầm trọng ở hầu hết các khu vực. Năm 2008, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 3 %, thấp hơn nhiều so với mức 5,2 % của năm 2007. Tính bình qn 3 q đầu năm 2009, GDP giảm mạnh so với năm 2008, trong đó: Mỹ - 3,23 %, khu vực Eurro - 4,6 %, Anh - 5,37%, Nhật Bản - 6,6 %, Nga - 9,87 %, Thái Lan - 4,93 %, Malaysia - 3,77 %, Trung Quốc + 7,63 %, Ấn Độ + 6,6 % và Indonesia + 4,23 %.
Hình 2.1: Diễn biến giá cả các nguyên liệu cơ bản 2008 – 2009
Nguồn số liệu:www.sbv.gov.vn
Tại Mỹ, trong khi giá bất động sản giảm rõ rệt, thì thơng tin về nguy cơ thua lỗ của các ngân hàng đầu tư và thương mại Mỹ khi cho vay bất động sản và các tài sản tài chính có nguồn gốc từ các khoản vay bất động sản dưới chuẩn bắt đầu rò rỉ và lan
truyền. Tháng 3/2008, Ngân hàng đầu tư Bear Stearns bị sáp nhập vào Ngân hàng JP.Morgan Chase; tháng 7/2008, Tập đoàn cho vay thế chấp thứ cấp Freddie Mac và
Fannie Mae mất khả năng thanh toán. Ngày 15/9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính thật sự bùng nổ ở Mỹ, với sự đổ vỡ của Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers và Công ty bảo hiểm AIG, Ngân hàng tiết kiệm Washington Mutual Inc, đã nhanh chóng lan rộng sang thị trường tài chính châu Âu và khu vực khác. Trong 9 tháng đầu năm 2009, Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã thơng báo đóng cửa 106 ngân hàng (trong 420 ngân hàng được dự báo) do đổ vỡ tín dụng. Đồng thời, FDIC cũng thông báo đã bán tài sản của 07 ngân hàng vừa đóng cửa, trị giá từ 65 - 280 triệu USD, cho các ngân hàng
khu vực khác để chia sẻ nghĩa vụ tài chính bằng việc trích quỹ bảo hiểm trả lại tiền cho người gửi tiền. Tổng số tiền bảo hiểm của FDIC hiện chỉ còn 7,5 tỷ USD so với số tiền 45 tỷ USD của cùng kỳ năm 2008. Tại bang Arizona (Mỹ), năm 2008 có hơn 2,3 triệu người (ước tính năm 2009 có khoảng 10 triệu người) sở hữu nhà phải đối diện với nguy cơ bị tịch thu do khủng hoảng tài chính từ việc thế chấp, tăng 81 % so với năm 2007. Tỷ lệ thất nghiệp mức 9,7 %...
Hình 2.2: Diễn biến thâm hụt cán cân vãng lai, thâm hụt ngân sách, tổng tiết kiệm và đầu tư/GDP của Mỹ từ 1980-2008
Nguồn số liệu:www.sbv.gov.vn
Từ tháng 02/2008, tại Trung Quốc đã bắt đầu có một số dấu hiệu của khủng
hoảng tác động đến nền kinh tế, có 23 triệu cơng nhân di cư bị mất việc phải quay về nông thôn, hơn 6,1 triệu sinh viên mới tốt nghiệp đại học khơng tìm được việc làm.
Nhưng đến tháng 9/2008 thì ảnh hưởng của khủng hoảng mới thật sự nghiêm trọng đến
đất nước này.
Trong bối cảnh tồn cầu hố, thị trường tài chính các nước phụ thuộc lẫn nhau, quy mô vốn luân chuyển rất lớn, khủng hoảng tài chính đã làm đầu tư giảm sút nghiêm trọng, kinh tế thế giới sớm rơi vào suy thối. Tính đến tháng 12/2008, đã có 25 nước rơi vào suy thoái gồm: Mỹ, Nhật Bản, khu vực đồng Euro và các nước Đơng Âu. Suy thối kinh tế lan rộng ở nhiều nước trong những tháng đầu năm 2009.
Theo dự báo của IMF vào cuối năm 2008 về tình hình kinh tế thế giới 2009: - Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới sẽ giảm trầm trọng ở mức - 1,4 %, - Lạm phát ở các nước có xu hướng giảm thấp;
- Thương mại toàn cầu sụt giảm - 12,2 %;
- Thị trường chứng khoán thế giới sẽ suy giảm mạnh (chỉ số chứng khoán DownJones của Mỹ giảm 24 %, Anh giảm 19 %, Nikkei giảm 20 %);
Để ngăn chặn sự sụp đổ của thị trường tài chính và suy thối kinh tế, Chính phủ
và ngân hàng trung ương (NHNN) các nước, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp giải cứu, ổn định thị trường tài chính và kích thích kinh tế, cụ thể:
- IMF cam kết cho các nước đang phát triển vay 175 tỷ USD để ổn định thị
trường tài chính (Iceland, Ukraina, Pakistan, Hungari...); ngày 02/4/2009, các nước G20
đồng ý cho IMF vay 750 tỷ USD để hỗ trợ các nước. WB, ADB tiếp tục cho vay hỗ trợ
xố đói giảm nghèo đối với các nước.
- Để tăng khả năng thanh khoản và mở rộng tín dụng, hỗ trợ tài chính cho các
ngân hàng và cơng ty tài chính, NHNN các nước phát triển và nhiều nước đang phát
triển đã thực hiện các biện pháp, như:
+ Thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng bằng biện pháp giảm mạnh lãi suất chủ
đạo, bơm tiền vào lưu thông;
+ Trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc; + Bảo lãnh cho các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng;
+ Phối hợp thực hiện hoán đổi tiền tệ để cung ứng USD cho thị trường ngồi
nước Mỹ (FED đã hốn đổi ngoại tệ với 13 NHNN);
+ Cho phép một số ngân hàng đầu tư được huy động vốn như ngân hàng thương mại;
+ Cho các ngân hàng gặp khó khăn về tài chính vay dài hạn để mua cổ phiếu của chính các ngân hàng đó;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính cơ cấu lại vốn cho các ngân hàng.
- Nhằm ổn định thị trường tài chính và kích thích kinh tế chống lại khủng hoảng, Chính phủ các nước thực hiện nhiều biện pháp, như:
+ Mua lại cổ phiếu, nợ xấu của các ngân hàng mất khả năng thanh toán;
+ Đưa ra tuyên bố đảm bảo thanh toán các khoản tiền gửi tại hệ thống ngân hàng, tăng số tiền được bảo hiểm tiền gửi;
+ Rà soát lại khả năng tài chính của các ngân hàng để lập kế hoạch hỗ trợ tài chính cơ cấu lại;
+ Triển khai gói giải pháp kích thích kinh tế với tổng trị giá của các nước khoảng 12.500 tỷ USD, tương đương 20,6 % GDP thế giới trong năm 2008.