Gói kích cầu của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

2008 – 2010

1.4.2.3 Gói kích cầu của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng rất nhanh, kịp thời đưa ra gói kích cầu 4.000 tỉ nhân dân tệ (tương đương 586 tỉ USD, bằng 14% GDP), kèm theo chính sách nới

lỏng tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, với mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, ưu tiên giải quyết việc làm, đầu tư cho hạ tầng cơ sở, nông nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tư nhân, giáo dục, y tế, an sinh xã hội và nhất quyết khơng kích cầu cho các ngành hay dự án xài tốn nhiên liệu, hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường. Trong gói kích cầu 4.000 tỉ nhân dân tệ, chính phủ Trung Quốc chỉ đầu tư khoảng 1.180 tỉ (quý IV/2008: 100 tỉ, năm 2009: 500 tỉ và năm 2010: 580 tỉ), nguồn được lấy từ chi thường xuyên của chính phủ và phát hành trái phiếu chính phủ. Đối với nơng thơn, chính phủ đầu tư 100%.

Mười giải pháp và các hạng mục đầu tư trong gói kích cầu 4.000 tỉ NDT của Trung Quốc được phân định như sau:

- 280 tỉ cho xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, khuyến khích mua nhà ở, cải tạo nhà ổ chuột, cơng trình định cư cho dân du mục, thí điểm cải tạo nhà xuống cấp nguy hiểm ở nơng thơn, khuyến khích các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản,

thúc đẩy ổn định thị trường bất động sản ở các địa phương, cải thiện quá trình giám sát thị trường bất động sản.

- 370 tỉ cho các cơng trình khí sinh học, nước uống và đường sá ở nông thôn; lưới

điện nơng thơn; thuỷ lợi; xố đói giảm nghèo.

- 1.800 tỉ cho đường sắt, đường bộ, sân bay, lưới điện (Chính phủ chỉ đầu tư 01 - 02% của 1.800 tỉ, còn chủ đầu tư phải đi vay các ngân hàng thương mại).

- 40 tỉ cho y tế, văn hoá, giáo dục: mạng lưới y tế cơ sở, ký túc xá trường học ở nông thôn, miền Trung, miền Tây;

- 350 tỉ cho môi trường sinh thái (xử lý rác và nước thải, rừng phòng hộ)

- 160 tỉ cho đầu tư điều chỉnh cơ cấu, tự chủ đổi mới (hỗ trợ công nghệ cao,

phịng thí nghiệm, Internet, cơng nghệ mới).

- 1.000 tỉ cho tái thiết sau thiên tai (chủ yếu cho vùng chịu động đất ở Tứ Xuyên). - Nâng cao thu nhập dân cư nông thôn và thành phố (trợ cấp nông cụ, hạt giống, trợ cấp vốn; tăng mức hưởng bảo hiểm xã hội cho những người có thu nhập thấp ở nông thôn và thành thị).

- Cải cách toàn diện hệ thống thuế (giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp cỡ 120 tỉ).

- Tăng cường hỗ trợ tài chính cho tăng trưởng kinh tế (chính sách lãi suất, kích tín dụng, bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhất là ở nơng thơn).

Ngồi ra, Trung Quốc cịn có chương trình chấn hưng 10 ngành nghề trọng điểm, chương trình đầu tư khoa học công nghệ và an sinh xã hội. Đầu tư vào đường bộ, đường ray hay hệ thống điện lưới cũng là một khoản đầu tư dài hạn góp phần cho tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc thời gian tới.

Nhờ những hỗ trợ khổng lồ về tài khóa và tiền tệ mà nền kinh tế Trung Quốc hồi sinh sau suy thoái nhanh và mạnh hơn bất cứ cường quốc kinh tế nào khác, GDP quý 2/2009 tăng 7,9% so với năm trước, quý 4/2009 đạt 10%, sản lượng điện tăng 5,2%, sản lượng công nghiệp, đầu tư vào tài sản cố định đều tăng và xuất khẩu cũng có dấu hiệu

phục hồi dù vẫn cịn thấp hơn năm 2008 là 25%.

Thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn rất nóng, giá của các khu chung cư tại Bắc Kinh và Thượng Hải tăng vọt đều đặn từ 50 - 60% trong năm 2009, đóng góp 9,2% GDP.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng tung 4.000 tỷ Nhân dân tệ (cơng bố tháng 11/2008) kích cầu cho các lĩnh vực khác, đặc biệt là cắt giảm thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - bộ phận có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế nước này. Trong số 4,3 triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa sở hữu tư nhân thì có tới 95% hoạt động xuất khẩu, đóng góp gần 60% tổng sản phẩm quốc nội, 50% nguồn thu từ thuế, 68% xuất khẩu và 75% công việc mới mỗi năm.

Tỷ lệ tiết kiệm rất cao và tỷ giá hối đoái bị định giá quá thấp đã kích thích tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và biến Trung Quốc trở thành quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai lớn nhất thế giới, thâm hụt ngân sách của nhỏ, dự trữ ngoại hối là 1.900 tỉ USD, tỷ lệ lạm phát trung bình (mức cao nhất là 8,7%).

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc khơng bị rơi vào tình trạng cạn kiệt tín dụng như các nước khác.

Tỷ lệ ICOR năm 2009 của Trung Quốc đã tăng gấp đôi so với thời kỳ những năm 80 và 90.

Chính sách nới lỏng tín dụng dẫn tới làn sóng cho vay quá mức, kết quả trong 06 tháng đầu năm 2009, dư nợ mới là 7.370 tỉ nhân dân tệ (gấp 1,5 lần so với mức dự báo cho cả năm nay và gấp năm lần mức cùng kỳ năm ngoái). Nhiều người vay được tiền, không đầu tư sản xuất mà chuyển sang đầu cơ chứng khốn và địa ốc (ước tính có

khoảng 20% số tiền vay trong 06 tháng đầu năm 2009 vào chứng khoán, khoảng 30% nữa đổ vào bất động sản và các tài sản khác), biểu hiện qua giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải: tăng liên tục từ tháng 11/2008 đến tháng 7/2009, nhưng sang tháng 8/2009, khi Chính phủ bắt đầu kiểm sốt chặt hoạt động cho vay của ngân hàng, giá chứng khoán giảm hơn 20%.

Bên cạnh đó, dư nợ mới phần lớn rơi vào tay các tập đoàn quốc doanh và các dự án cơ sở hạ tầng do chính phủ tài trợ: đường sắt, đường bộ và sân bay, những dự án xây dựng khổng lồ, tốn nhiều vốn, đầu tư tràn lan, lãng phí. Ví dụ: ngành đường sắt có kế

hoạch xây 20.000 km đường trong ba năm với vốn đầu tư 2.000 tỉ nhân dân tệ, thêm

vào 80.000 km hiện tại, đưa mạng lưới đường sắt Trung Quốc vượt qua Ấn Độ, xếp thứ hai thế giới về độ dài, chỉ sau Mỹ. Đồng thời, ngành đường bộ, Trung Quốc đã bắt đầu

xây dựng 111 tuyến đường cao tốc có tổng độ dài 12.000 km, vốn đầu tư 700 tỉ nhân

dân tệ. thêm vào 60.000 km hiện tại, gần bằng Mỹ (dù Trung Quốc chỉ có 38 triệu xe hơi các loại so với 238 triệu xe hơi của Mỹ).

Các tập đoàn quốc doanh giữ vị trí độc quyền trong một số ngành kinh tế then

chốt, nhờ nguồn tiền vốn giá rẻ, đã tiến hành thâu tóm khu vực kinh tế tư nhân như

PetroChina mua hàng ngàn trạm xăng tư nhân, hay tập đoàn xây dựng Nhà nước mua

hàng trăm công ty địa ốc tư nhân.

Đầu tư tăng vọt, đầu tư vào tài sản cố định tăng 36%, tỷ lệ vốn đầu tư xã hội

trong GDP vượt quá 50%.

Tình trạng dư thừa công suất, giữa lúc xuất khẩu giảm mà nhu cầu của thị trường nội địa ít, gây ra tình trạng thị trường thừa mứa tiền bạc và hàng hóa.

Chính phủ sẽ điều tiết khôi phục kinh tế, đồng thời kiểm sốt tăng trưởng tín

dụng chậm hơn so với tăng trưởng GDP. Chính sách tiền tệ sẽ được điều hành linh động hơn: tỷ giá hối đoái sẽ được cải thiện theo hướng tăng dần từ từ, tăng tỷ lệ dự trữ lên

0.5% và đồng thời tăng lãi suất tín phiếu Ngân hàng Trung ương

Qua một thời gian thực hiện các gói giải pháp kích cầu của Trung Quốc, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng bước đầu có thể rút ra bốn bài học kinh nghiệm chính.

- Trung Quốc đã sử dụng gói kích cầu để ứng phó với khủng hoảng theo hướng

tạo tiền đề để cải tổ toàn diện nền kinh tế; đổi mới cơ cấu và công nghệ, tăng năng suất lao động; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục.

- Tăng cường đầu tư vào nông thôn.

- Những giải pháp cụ thể giúp đỡ người nghèo.

- Công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các khoản đầu tư của Chính phủ được

sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. Trung Quốc đã lập 24 tổ kiểm tra gồm các thành phần ủy ban cải cách, đại diện các bộ, ngành. Tổ kiểm tra đã đến từng địa phương, từng cơng trình đầu tư cụ thể… kiểm tra tiến độ, khơng để xảy ra lãng phí, tham nhũng.

1.5.2.4 Gói kích cầu của Singapore

Gói kích cầu của Chính phủ Singapore chỉ dùng đầu tư vào 4 vấn đề: giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, hỗ trợ tài chính và giúp đỡ người khó khăn với trị giá 20,5

tỷ SGD (tương đương khoảng 16 - 17 tỷ đơla Mỹ), trong đó: - 5,1 tỷ SGD hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm, - 2,6 tỷ SGD hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, - 8,4 tỷ SGD hỗ trợ cho các doanh nghiệp

- 4,4 tỷ SGD dành hỗ trợ cho các hoạt động đầu tư trong tương lai.

Đối với người lao động khó khăn, mỗi người được trợ cấp thêm 300 - 500

SGD/tháng, đây là khoản tiền Chính phủ giúp người lao động trải qua giai đoạn khó

khăn trong thời gian 1 năm, do đơn hàng ít hơn, người lao động chỉ làm 4 ngày/tuần nên Chính phủ khuyến khích việc gửi cơng nhân đi học. Chính phủ sẽ trả phí đào tạo hoặc vẫn trả lương bình thường. Trong 06 tháng đầu năm 2009, khoảng 1.800 công ty đã

đăng ký và gửi 120.000 cơng nhân tham gia chương trình.

Về phía doanh nghiệp, Chính phủ hỗ trợ các chi phí như: 50% chi phí bảo hiểm, giảm thuế, hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho nhân viên… Ngoài ra, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ tài chính bằng cách Chính phủ sẽ làm việc với các ngân hàng để đưa ra các khoản vay như các khoản vay nhỏ, khoản vay nóng dùng ngay, khoản vay dài hạn, vay để mua máy móc và vay đầu tư ra nước ngồi...

Về giáo dục, Chính phủ xây thêm các trường học.

Về tái đào tạo lao động, có chương trình nâng cấp kỹ năng dành cho tất cả công dân Singapore.

Phần cuối cùng là dành một khoản tiền để giúp đỡ người nghèo và người có thu

nhập thấp hoặc thất nghiệp.

Kinh tế Singapore đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, cụ thể tăng trưởng quý 1 so với cùng kỳ năm trước đã giảm 9,6% và quý 2 vẫn giảm 3,7% nhưng đã có một số tín

hiệu tốt.

Trong 9 tháng đầu năm 2009, tập trung vào việc đa dạng hóa ngành nghề cho

nghiệp. Người lao động được nâng cao tay nghề hoặc học thêm nghề mới để khi nền

kinh tế trở lại bình thường, họ có cơ hội tìm cơng việc mới tốt hơn.

Thị trường Singapore rất nhỏ, có 4,8 triệu người, mặc dù nền kinh tế tương đối mạnh nhưng hàng hóa cung cấp cho thị trường nội địa chỉ chiếm khoảng 15 - 20% tỷ trọng của nền kinh tế. Singapore chủ yếu dựa vào thương mại quốc tế, cung cấp hàng hóa cho các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới như Nhật, Mỹ, châu Âu, nên hiện tại xuất khẩu giảm.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Singapore tương đối hoàn thiện, khơng cần đầu tư

thêm.

Bên cạnh đó, Chính phủ chịu trách nhiệm về các khoản tiền gửi trong ngân hàng. Khi suy thoái kinh tế xảy ra ở châu Âu, người dân cố gắng rút tiền khỏi ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào ngân hàng bản địa. Để giữ lịng tin, Chính phủ đã đứng ra đảm

bảo các khoản vay trong ngân hàng.

Ngồi ra, Chính phủ làm việc với ngân hàng để chia sẻ chi phí, đối với trường hợp cơng ty bị phá sản, tổn thất ngân hàng chịu 10%, Chính phủ chịu 90%, do đó, ngân hàng sẵn sàng cho vay, điều kiện cho vay rất chặt chẽ.

Chính phủ cũng hỗ trợ 50% các khoản tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro, đặc biệt trong các khoản cho vay thương mại. Đơn xin mua bảo hiểm và vay ngân hàng đang có chiều hướng gia tăng, tháng 1/2009 số tiền ngân hàng cho vay chỉ là 200 triệu SGD, sau đó đã tăng gấp 7 lần khoảng 1,2 - 1,3 tỷ SGD.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm từ gói kích cầu các nước

Khi áp dụng các chính sách tài khóa hay tiền tệ, sẽ có độ trễ nhất định, do vậy, để nền kinh tế có thể phát huy hiệu quả cần lường trước các tác dụng phụ có thể xảy ra:

- Lãi suất thấp, cung tiền nhiều có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện bong bóng kinh tế mới, lạm phát gia tăng,

- Chi tiêu Chính phủ cho việc kích cầu quá nhiều sẽ khiến mức thâm hụt ngân sách càng thêm trầm trọng,

- Việc thực thi kế hoạch cứu trợ tài chính gặp nhiều khó khăn khi giá trị các tài sản xấu lớn và rắc rối trong việc định giá,

- Xung đột lợi ích giữa các thành phần kinh tế.

Chính sách kích cầu cần tập trung vào một số mục tiêu sau:

- Chính sách kinh tế vĩ mô phải triệt để từ gốc tới ngọn, kết hợp với mục tiêu phát triển lâu dài.

- Công tác phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề vô cùng quan

trọng cho sự phát triển của một quốc gia.

Qua gói kích cầu của các nước và thời gian một năm thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt Nam, cho chúng ta thấy được những kết quả đã đạt được cũng như

những điều còn tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để khắc phục trong thực tiễn

những năm tiếp theo.

Kết luận Chương 1

Vai trò Nhà nước cực kỳ quan trọng và khó khăn trong việc điều hành, điều tiết

vĩ mơ. Nắm bắt tình hình, dự báo xu hướng vận động, kịp thời đề ra chính sách đối phó nhằm ổn định kinh tế - xã hội của đất nước là mục tiêu của hầu hết các quốc gia.

Tuy nhiên, sự vận động của nền kinh tế là khơng ngừng, khó lường trước, chứa đựng rất nhiều rủi ro, chịu tác động của rất nhiều nhân tố và là biểu hiện của những mối

quan hệ cực kỳ phức tạp. Để có một chính sách phù hợp, đúng đắn, cần hiểu rõ bản

chất, cũng như sự vận động và quy luật của nền kinh tế, đồng thời phải biết chấp nhận

thực tế, để bắt mạch đúng nguyên nhân và cho thuốc đúng công dụng.

Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, cần phối hợp đồng bộ chính sách tài

khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng. Mỗi chính sách có những công cụ kinh tế phù hợp, nhằm hỗ trợ đắc lực cho Nhà nước vận hành nền kinh tế, đem lại hiệu quả cao nhất.

Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tồn cầu 2008 – 2009, vì sao Việt Nam lựa chọn gói kích cầu hỗ trợ lãi suất, và điều đó đã đem lại thành cơng gì? Cịn khó khăn,

Chương 2: Hồn cảnh ban hành và tác động của chính sách hỗ trợ lãi suất tại Việt Nam năm 2009

Có thể khẳng định, chính sách kích cầu là xu hướng chung của tồn thế giới,

nhằm giúp nền kinh tế vận hành đúng định hướng, tránh những cú sốc có thể tiếp tục sẽ xảy ra khi nền kinh tế thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Đối với Việt Nam, đây là lần đầu tiên áp dụng một chính sách kích cầu dựa trên tác động của chính sách tiền tệ (cơng cụ chính là lãi suất) nhưng với phương pháp của chính sách tài khóa (hỗ trợ). Đây là nét mới, rất riêng, mang tính sáng tạo trong việc điều hành chính sách

tiền tệ tại Việt Nam. Biện pháp hỗ trợ lãi suất không làm thay đổi lãi suất cơ bản, lãi suất huy động hay cho vay nhưng mặt bằng giá vốn thấp hơn, làm kích thích đầu tư và tiêu dùng của xã hội. Với việc đưa chính sách kích cầu “hỗ trợ lãi suất” vào đời sống

nhân dân, tác dụng của chính sách đã lan tỏa mạnh mẽ, rất rộng (hầu hết các thành phần kinh tế đều được hỗ trợ), rất sâu (thông qua đó, đã điều tiết đầu tư vào một số ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ lãi suất của việt nam giai đoạn 2009 2010 , luận văn thạc sĩ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)