Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 105)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

3.2.1 Giải pháp đối với NHNo&PTNT VN

3.2.1.8 Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Trong lĩnh vực ngân hàng, yếu tố con người là yếu tố tối quan trọng và cần được chú ý bồi dưỡng đào tạo. Một ngân hàng dù có nguồn vốn lớn, cơng nghệ hiện đại mà khơng có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, nắm vững công nghệ, quản trị được rủi ro thì cũng khơng thể tồn tại trong cơ chế thị trường.

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

NHNo&PTNT VN cần xác định một cách khách quan, tồn diện và chính xác trình độ chun mơn và cơng nghệ của chính mình từ đó có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý, điều hành và tác nghiệp nắm vững và thực hành thành thạo nghiệp vụ chun mơn. Đồng thời cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ công nhân viên trong công việc.

Đổi mới tác phong giao tiếp, đề cao văn hóa kinh doanh, đặc biệt là tạo phong cách thân thiện, tận tình, chu đáo, cởi mở,…tạo lịng tin cho khách hàng gửi tiền là yêu cầu cấp bách đối với cán bộ công nhân viên chức NHNo&PTNT VN hiện nay. Bên cạnh đó, cần làm tốt cơng tác cán bộ, phải tuyển chọn cán bộ có năng lực phẩm chất tốt, đặc biệt đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng cần phải có thái độ hịa nhã, tận tình và ngoại hình dễ mến; cần thường xuyên giáo dục, động viên cán bộ để họ có ý thức trách nhiệm trong cơng tác huy động vốn; thành lập tổ nghiên cứu khách hàng bao gồm các cán bộ có trình độ chun mơn, có khả năng tiếp cận khách hàng.

Cần tăng cường cán bộ có trình độ tại các phịng chun đề, phục vụ tốt cho cơng tác tham mưu chỉ đạo điều hành. Tại các ngân hàng cơ sở, ưu tiên bố trí đủ cán bộ, đảm bảo giải quyết tốt các khâu nghiệp vụ. Trong công tác quản trị nhân sự, cương quyết thực hiện nguyên tắc gắn chặt giữa quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, xem xét kết quả hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, đặc biệt chỉ tiêu tài chính là thước đo đánh giá năng lực chỉ đạo điều hành của người đứng đầu đơn vị, là cơ sở xem xét miễn nhiệm, không bổ nhiệm hay bổ nhiệm lại.

3.2.1.9 Tổ chức tốt cơng tác phân tích, đánh giá và dự báo thơng tin

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, các yếu tố thị trường như giá cả hàng hóa, lãi suất, tỷ giá, giá vàng… thường xun biến động và có tính chất khó lường, khó dự báo. Bên cạnh đó cịn có tác động của các nhân tố khách quan như cung –

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

NHTM nói chung và NHNo&PTNT VN nói riêng phải tổ chức tốt cơng tác phân tích, đánh giá, dự báo thơng tin để phục vụ cho công tác quản lý, quản trị kinh doanh của ngân hàng làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, đảm bảo tính đúng đắn trong các quyết định kinh doanh. Hiện nay, công tác phân tích, đánh giá và dự báo thông tin là một trong những điểm yếu nhất của NHNo&PTNT VN. Do đó, các quyết định kinh doanh của NHNo&PTNT VN thường đi sau các NHTM khác và đến khi triển khai thì đã khơng cịn hấp dẫn đối với khách hàng hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình kinh doanh lúc đó. Đặc biệt, trong tình hình lạm phát cao, lãi suất thường xuyên biến động, NHNo&PTNT VN nên tổ chức riêng một bộ phận khảo sát thăm dò lãi suất thị trường để đưa ra những chính sách lãi suất chính xác kịp thời, tránh để xảy ra trường hợp khi khách hàng tiền gửi chuyển sang giao dịch với các NHTM khác, NHNo&PTNT VN mới bắt đầu thay đổi lãi suất mới.

Tóm lại, mỗi chi nhánh cần phân tích điều kiện cụ thể của mình và tình hình huy động vốn trong từng thời điểm và từng thời kỳ để có những biện pháp hữu hiệu nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi cho chi nhánh của mình.

3.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước

Môi trường kinh tế vĩ mô, đặc biệt là tình hình lạm phát cao thường tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức hợp lý bằng các biện pháp sau:

3.2.2.1 Đối với Chính phủ

Mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn tới (2008-2010) là hạ tỷ lệ lạm phát. Để hạ tỷ lệ lạm phát cao hiện nay xuống thấp hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP dự kiến từ 8-8,5%/năm, chính phủ Việt Nam cần tiến hành từng bước điều chỉnh và giai đoạn 3 năm từ 2008 đến 2010 là khoảng thời gian cần thiết để đưa dần lạm phát xuống mức thấp hơn mà không gây sốc cho nền kinh tế. Những kiến nghị góp

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

phần hạn chế tỷ lệ lạm phát là xây dựng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng, quản lý hiệu quả các dịng vốn nước ngồi và quản lý tốt đầu tư nhà nước. Trong đó, việc xây dựng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cần được tính tốn cụ thể dựa trên tình hình thực tế và mục tiêu phát triển từng giai đoạn.

Lãi suất danh nghĩa, một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền vào ngân hàng, chịu tác động trực tiếp của lạm phát kỳ vọng. Do vậy, chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu và xây dựng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng cụ thể cả trong ngắn hạn và dài hạn làm căn cứ trong điều hành và quản lý vĩ mô.

Thứ nhất là việc xác định tỷ lệ lạm phát kỳ vọng ngắn hạn. Căn cứ trên số liệu

quá khứ, nếu lấy bình quân giản đơn trong giai đoạn 2003-2007, do chỉ số lạm phát giai đoạn này có biến động và xu hướng rõ ràng thì tỷ lệ này đạt khoảng 8%/năm. Bên cạnh đó, xác định được chỉ tiêu ngắn hạn khơng chỉ là cơ sở trong chính sách mà cịn là cơ sở để xây dựng tỷ lệ lạm phát kỳ vọng dài hạn

Thứ hai là việc xác định tỷ lệ lạm phát kỳ vọng dài hạn. Việt Nam trong dài

hạn khó có thể đạt được một tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn định ở mức 8-8,5%/năm như trong ngắn hạn. Theo số liệu phát triển của một số nước trong khu vực, tăng trưởng bình quân của một số quốc gia trong giai đoạn từ mức đang phát triển lên đạt mức thu nhập trung bình như Thái Lan, Malaysia chỉ khoảng 6-6,5%/năm nên đối với Việt Nam do xuất phát điểm thấp hơn thì khoảng 7%/năm là hợp lý. Do đó, tỷ lệ lạm phát dài hạn cần tiếp tục hạ hơn nữa xuống cịn khoảng 5-6%/năm (bình qn giai đoạn 1996-2007 là 5,2%) nhằm thu hút tiết kiệm và đầu tư trong nước và bên ngoài.

Một biện pháp khác nhằm kiềm chế lạm phát là Bộ Tài chính cần thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc để hút tiền từ lưu thơng về. Thời gian qua, Bộ Tài chính cũng đã thực hiện việc này nhưng

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

tăng số lượng phát hành, với nhiều kỳ hạn hơn, với mức huy động lớn hơn. Tuy nhiên, để huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội trong xã hội với khối lượng mong muốn, Bộ Tài chính cần phải đưa ra lãi suất cạnh tranh. Đồng thời với việc huy động vốn, Bộ Tài chính cần có chính sách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, nếu không sẽ kéo tỷ lệ lạm phát cao hơn so với trước đó vì phát hành trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc… xét cho cùng chỉ mang tính chất tức thời, lượng tiền lưu thơng chỉ giảm trong khoảng thời gian Bộ Tài chính chưa sử dụng để tái đầu tư. Khi Bộ Tài chính dùng nguồn tiền huy động được để đầu tư vào nền kinh tế, lúc đó lượng tiền rút khỏi lưu thơng trước đây lại trở về lưu thông, nếu lượng tiền này khơng nhanh chóng tạo ra nguồn hàng tương ứng thì sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát lên gấp nhiều lần. Vì vậy, Bộ Tài chính cần cân nhắc thận trọng trong việc xác định hợp lý thời gian, mức độ cho lượng tiền đã rút khỏi lưu thông quay trở lại lưu thơng, trong đó vấn đề quan trọng hàng đầu là đầu tư vào đâu để phát huy hiệu quả kinh tế nhanh chứ không nhất thiết phải giải ngân nhanh mà bỏ qua tính hiệu quả.

Ngồi ra, Chính phủ nên hồn thiện hệ thống luật pháp có liên quan đến hoạt động huy động vốn, đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát như đã đề ra trong từng thời kỳ và trong từng năm.

Tiếp theo đó, Chính phủ cần tạo cơ chế thơng thoáng hơn, chủ động hơn về tài chính, tiền lương cho các NHTM nhà nước. Đồng thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa NHNo&PTNT VN.

Một giải pháp khác cần thực là Chính phủ cần phối hợp với các bộ, ngành và cơ quan báo chí làm tốt cơng tác thơng tin tun truyền về tình hình kinh tế xã hội ở trong và ngồi nước để ổn định tâm lý các nhà đầu tư và công chúng, đồng thời phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc triển khai các biện pháp về điều hành chính sách tiền tệ.

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Trong điều kiện lạm phát tăng cao, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO được gần hai năm, nên các doanh nghiệp cũng như ngân hàng cũng chịu tác động lớn của diễn biến kinh tế thế giới. Vì vậy, Chính phủ cần linh hoạt, tích cực tham khảo kinh nghiệm của thế giới, tháo gỡ khó khăn cho cả các NHTM và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cũng như kiềm chế được lạm phát trong điều kiện phân tích đúng ngun nhân của nó.

3.2.2.2 Đối với NHNN

Thứ nhất, NHNN điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nâng cao năng lực,

vai trò hiệu quả và linh hoạt theo sát tín hiệu thị trường; phối hợp chặt chẽ với các chính sách vĩ mơ khác, tạo điều kiện và thúc đẩy phát triển thị trường tiền tệ như thị trường liên ngân hàng (nội tệ và ngoại tệ), thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu… nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát ở mức thấp vừa đảm bảo tính lành mạnh và sức cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt là phải đẩy nhanh quá trình đổi mới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều hành các công cụ tiền tệ gián tiếp như nghiệp vụ thị trường mở, nghiệp vụ tái cấp vốn, công cụ dự trữ bắt buộc nhằm điều tiết cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ kịp thời và định hướng được lãi suất thị trường.

Thứ hai là việc phát hành tiền ra nền kinh tế nên ở mức hạn chế. Tức là cần

có kế hoạch phát hành tiền được tính tốn và cân nhắc kỹ ngay từ đầu năm với một lượng tiền cần thiết với tăng trưởng kinh tế và mức lạm phát thấp cho phép. Việc mua ngoại tệ vào nhiều không thể chỉ dùng giải pháp phát hành thêm tiền ra mua ngoại tệ như năm 2007 mà thay vào đó là phát hành tín phiếu ngân hàng để thu hút VND về và dùng tiền này để mua ngoại tệ, bảo đảm lượng VND trong lưu thông không tăng mà chỉ luân chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Thứ ba, phát triển thị trường liên ngân hàng, tăng cường sự luân chuyển vốn

giữa các ngân hàng, hạn chế tình trạng các ngân hàng thiếu vốn khả dụng đẩy lãi suất huy động lên cao. Điều hành một cách thận trọng và linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản và dự trữ bắt buộc nhằm thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất thị trường, góp phần kiểm sốt lạm phát.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa hoạt động ngân hàng và hệ thống

thanh toán, đặc biệt là việc triển khai nhanh, rộng khắp đến các chi nhánh thành viên trong cả nước các công việc cụ thể của các Đề án của các Đề án thành phần thuộc đề án thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt; tiếp tục xử lý các vướng mắc, thực hiện tốt Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; mở rộng kết nối mạng lưới ATM của các NHTM. Trên cơ sở đó mở rộng và phát triển các dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Khuyến khích các NHTM tăng cường các dịch vụ ngân hàng.

Thứ năm, chỉ đạo các NHTM thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động

vốn và cho vay có hiệu quả, trong đó chú trọng việc mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, gia tăng huy động vốn trung và dài hạn… Chủ động kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng huy động vốn, cân đối nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTM.

Thứ sáu, cần phải có sự độc lập tương đối giữa NHNN với Chính phủ trong

việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm khơng có sự mâu thuẫn lớn giữa chính sách tài khóa của Chính phủ với chính sách tiền tệ. Một chính sách tiền tệ mà trong đó, mục tiêu ổn định giá là mục tiêu chính sẽ bị phá sản nếu như NHTƯ phải phát hành tiền để trang trải chi tiêu của Chính phủ vượt

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

mức cho phép. Vấn đề đặt ra đối với NHNN là phải tư vấn cho Chính phủ xác định tỷ lệ lạm phát hợp lý trong mối quan hệ chi tiêu của ngân sách để trình Quốc hội quyết định tỷ lệ lạm phát và kế hoạch tài khóa hàng năm, tránh sự mâu thuẫn giữa mục tiêu ổn định giá với mục tiêu tài khóa của Chính phủ. Nếu đề nghị của NHNN khơng được chấp thuận ở mức hợp lý thì khơng thể chống lạm phát.

Bảng 3.2: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2007

Việt Nam Trung Quốc Indonexia Hàn Quốc Thái

Lan Singapore Malaysia

Đài Loan 12,6% 6,5% 6,3% 3,4% 3,0% 2,7% 1,9% 1,9%

( Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 06 năm 2008)

Bảng 3.2 cho thấy trong cùng những điều kiện khách quan tương tự nhau, Việt Nam lại đạt tỷ lệ lạm phát cao gấp 2-3 lần các nước khác. Thực chất vấn đề là ở năng lực phối hợp mục tiêu và cơng cụ chính sách giữa các bộ ngành chức năng cịn yếu dẫn tới tình trạng thiếu bài bản (giảm thuế nhập khẩu là giải pháp đầu tiên được sử dụng trong một nỗ lực chống lạm phát được coi là quyết liệt, hoặc dồn dập tung ra hàng loạt giải pháp chính sách tiền tệ mạnh gần như đồng thời), gây xung đột do cách làm “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” (NHNN tăng lãi suất, Bộ Tài chính cho phép tăng mạnh giá xăng. Sự phân định chức năng thiếu rõ ràng, cụ thể giữa Nhà nước và thị trường (Nhà nước vẫn có khuynh hướng can thiệp khá sâu vào thị trường, xu hướng độc quyền DNNN) và giữa các bộ ngành chức năng, cộng thêm vào đó là chế độ trách nhiệm – quyền lợi không rõ là những cơ sở gây ra tình trạng nói trên.

Ngồi những giải pháp nêu trên, để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN cùng với Bộ Tài chính thực hiện chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 105)