Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và một số nước trong khu vực năm 2007

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 112 - 164)

Việt Nam Trung Quốc Indonexia Hàn Quốc Thái

Lan Singapore Malaysia

Đài Loan 12,6% 6,5% 6,3% 3,4% 3,0% 2,7% 1,9% 1,9%

( Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 12 tháng 06 năm 2008)

Bảng 3.2 cho thấy trong cùng những điều kiện khách quan tương tự nhau, Việt Nam lại đạt tỷ lệ lạm phát cao gấp 2-3 lần các nước khác. Thực chất vấn đề là ở năng lực phối hợp mục tiêu và cơng cụ chính sách giữa các bộ ngành chức năng cịn yếu dẫn tới tình trạng thiếu bài bản (giảm thuế nhập khẩu là giải pháp đầu tiên được sử dụng trong một nỗ lực chống lạm phát được coi là quyết liệt, hoặc dồn dập tung ra hàng loạt giải pháp chính sách tiền tệ mạnh gần như đồng thời), gây xung đột do cách làm “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” (NHNN tăng lãi suất, Bộ Tài chính cho phép tăng mạnh giá xăng. Sự phân định chức năng thiếu rõ ràng, cụ thể giữa Nhà nước và thị trường (Nhà nước vẫn có khuynh hướng can thiệp khá sâu vào thị trường, xu hướng độc quyền DNNN) và giữa các bộ ngành chức năng, cộng thêm vào đó là chế độ trách nhiệm – quyền lợi không rõ là những cơ sở gây ra tình trạng nói trên.

Ngồi những giải pháp nêu trên, để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN cùng với Bộ Tài chính thực hiện chuyển số dư tiền gửi kho bạc tại các NHTM Nhà nước về NHNN nhằm đảm bảo thực hiện tốt chính sách tiền tệ. Nếu việc này phải thực hiện ngay lập tức, NHNo&PTNT VN sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn tín dụng. Vì vậy đề nghị

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

NHNo&PTNT VN về NHNN nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ và đặc biệt là đủ nguồn vốn để cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp – nông thôn.

Tiếp theo, NHNN nên rà soát, sửa đổi cơ chế cấp phép, thành lập và hoạt động của các NHTM, tăng cường thanh tra, giám sát và quản lý hoạt động của NHTM nhằm mục đích chấn chỉnh hoạt động của các NHTM đảm bảo ổn định tiền tệ. Sự cạnh tranh của thị trường sẽ lớn hơn khi có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, ngân hàng là một lĩnh vực đặc biệt ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Do vậy, cần hết sức thận trọng trong việc thành lập mới các ngân hàng. Chưa bao giờ Việt Nam lại có nhiều tổ chức tài chính như hiện nay với hơn 80 ngân hàng (trong và ngoài nước), gần 100 cơng ty chứng khốn, một loạt các loại hình tổ chức tài chính khác (chưa kể rất nhiều hồ sơ xin phép thành lập mới), một con số quá lớn so với so với nền kinh tế 72 tỷ USD và chưa đến 300 công ty niêm yết, chưa bằng phân nửa Thái Lan và rất nhỏ so với Hàn Quốc trước khủng hoảng năm 1997. Bên cạnh đó, việc các ngân hàng đua nhau mở rộng mạng lưới và xu hướng thành lập các ngân hàng trực thuộc các tập đoàn cũng là điều đáng lo ngại.

Việc có quá nhiều ngân hàng đã đặt ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện. Những diễn biến bất thường của lãi suất là một dấu hiệu. Trong năm 2007, cho dù các ngân hàng thừa tiền đồng và lãi suất ngoại tệ trên thế giới giảm với bằng chứng là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng rất thấp, nhưng lãi suất huy động vốn trong nước (cả tiền đồng và ngoại tệ) khơng những khơng đi xuống mà cịn có chiều hướng ngược lại mà ngun nhân chính là do các chi nhánh ngân hàng mới được thành lập cần phải có nguồn vốn, thường tăng lãi suất huy động rất cao để thu hút khách hàng. Khi hoạt động và sự cạnh tranh của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung khơng dựa trên lợi thế về cơng nghệ, của trình độ quản lý mà chỉ là cạnh tranh về lãi suất huy động sẽ tạo ra rủi ro rất lớn cho hệ thống tài

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc sắp xếp giảm bớt số lượng ngân hàng hiện nay là việc làm hết sức cần thiết.

Một giải pháp khác mà NHNN cần phối hợp với các cơ quan công luận và các NHTM để thực hiện là việc giảm lãi suất huy động vì lợi ích chung của nền kinh tế. Trong nhận thức của người gửi tiền là phải đảm bảo lãi suất thực dương, nghĩa là lãi suất tiền gửi tại NHTM phải cao hơn tỷ lệ lạm phát. Nếu theo đúng nguyên lý như vậy thì nếu tính trong 7 tháng đầu năm 2008, với tỷ lệ lạm phát là 19,78%, lãi suất huy động tối thiểu phải là 20%. Nhưng thực tế hiện nay, lãi suất huy động vốn bình quân chỉ 17-18%/năm, cao nhất cũng chỉ là 19%/năm. Một bộ phận người có tiền vẫn đang chấp nhận gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy, theo quan niệm trên đây thì lãi suất tiền gửi đang âm. Do đó hồn tồn có thể giảm lãi suất huy động vốn trên cơ sở chia sẻ lợi ích giữa người gửi tiền, NHTM và người vay tiền trong điều kiện lạm phát hiện nay. NHTM chấp nhận có lãi ít hoặc tạm thời khơng có lãi. Người vay vốn rõ ràng khó có thể chấp nhận được mức lãi suất vay cao từ 20 – 21%/năm như hiện nay vì hiếm có lĩnh vực kinh doanh nào có lợi nhuận lớn để trả lãi suất vay NHTM cao đến như vậy. Còn đối với người gửi tiền, cần đổi mới nhận thức về lãi suất thực dương vì quan niệm này thích hợp hơn trong thời kỳ bao cấp, giai đoạn bắt đầu công cuộc đổi mới nền kinh tế. Khi đó, người dân thường so sánh sự mất giá của đồng Việt Nam với giá vàng và USD. Nhưng hiện nay, vàng ít được sử dụng làm phương tiện thanh toán như cách đây 15 – 20 năm, còn đối với USD, trong 1 năm qua USD chỉ tăng 1,36%. Đồng thời quan niệm về lãi suất thực dương còn phải gắn với tăng trưởng chung của nền kinh tế, của lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh. Hiện nay tăng trưởng kinh tế chỉ đạt khoảng 6,5 – 7,5%/năm, lợi nhuận sản xuất kinh doanh cũng khó có thể vượt mức bình qn trên 12%/năm. Do đó lãi suất tiền gửi khơng nên vượt q xa lợi nhuận bình qn chung của nền kinh tế. Tại Trung Quốc, trong hơn 1 năm qua,

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

Vì vậy, giải pháp giảm lãi suất huy động có tính khả thi cao trong điều kiện tốc độ tăng của CPI trong ba tháng gần đây đã giảm dần, giá vàng và giá USD đã hạ nhiệt. NHNN cần có sự tác động để các NHTM đồng thuận chung trong việc giảm lãi suất huy động để tránh trường hợp nguồn vốn huy động chỉ chạy lòng vịng từ NHTM này sang NHTM khác có lãi suất cao hơn. Thực tế cho thấy, trong những tháng đầu năm 2008, dù lãi suất huy động vốn của các NHTM liên tục tăng cao nhưng số dư nguồn vốn huy động tăng không cao mà hầu như chỉ dịch chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, hoặc khách hàng liên tục đến đổi sổ tiết kiệm để được hưởng mức lãi suất được điều chỉnh cao hơn. Điều này một mặt gây ra tâm lý rối loạn cho khách hàng, đôi khi cịn gây ra thiệt hại cho khách hàng vì họ liên tục đổi sổ để rồi liên tục chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, mặt khác gây ra sự mệt mỏi, lãng phí, mất ổn định cho chính bản thân ngân hàng.

Cuối cùng, NHNN nên giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Giải pháp này có thể gây ra sự tăng trưởng tín dụng cao vì tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc là để hạn chế hệ số nhân tiền, thu hút tiền từ lưu thông về, gián tiếp can thiệp làm giảm sự mở rộng tín dụng của NHTM. Song với định hướng tăng trưởng dư nợ không quá 30% trong năm 2008, các NHTM ngừng cho vay chứng khoán và hạn chế cho vay bất động sản, hạn chế cho vay tiêu dùng; NHNN tăng cường kiểm tra và chính các NHTM cũng kiềm chế tín dụng để đảm bảo an tồn. Do đó, giải pháp giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hồn tồn có thể thực hiện được mà khơng lo ngại sẽ dẫn đến tăng trưởng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết được hệ thống hóa, kết quả phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN thời gian qua và trong tình hình lạm phát cao,

Chương 3: Giải pháp huy động vốn tại NH No&PTNT VN

chương 3 đã đề xuất những giải pháp nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững nguồn vốn huy động trong điều kiện lạm phát cao hiện nay. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố khách quan, do đó, trong chương 3, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và đối với NHNN.

KẾT LUẬN

Hoạt động huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó đóng một vai trị hết sức quan trọng đối với toàn bộ những hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hơn nữa, nguồn vốn huy động của NHTM đóng vai trị chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Và trong một giới hạn nào đó, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng góp phần kiềm chế lạm phát. Vì vậy, đề tài “Giải pháp huy động vốn của Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay”

đã đi sâu nghiên cứu và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn của NHNo&PTNT VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng cạnh tranh huy động vốn của NHNo&PTNT VN vẫn chưa cao và có phần bị sụt giảm khi lạm phát ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt các giải pháp huy động vốn một cách linh hoạt, NHNo&PTNT VN vẫn có khả năng duy trì và phát triển các thế mạnh vốn có của mình, từ đó thu hút được nhiều nguồn tiền gửi, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động một cách ổn định và bền vững.

Thứ hai, phân tích những nhân tố tác động mạnh nhất đến hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN trong tình hình lạm phát cao hiện nay. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút nguồn vốn huy động và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động khơng tích cực của lạm phát cao đối với hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN. Qua đó, góp phần làm cho hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT VN thực sự trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu trong việc cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Kết luận

Với triển vọng phát triển của nền kinh tế Việt Nam và hệ thống NHTM, hoạt động huy động vốn của NHTM nói chung và của NHNo&PTNT VN nói riêng với việc áp dụng những giải pháp và bước đi hợp lý sẽ thực sự trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế, phục vụ đắc lực cho quá trình CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu.

Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các Thầy cô và các bạn đọc để Luận văn này được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

− Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu bồi dưỡng, Hà Nội.

− Dương Tấn Diệp (2007), Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê.

− Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống kê.

− Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao

động xã hội.

− Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.

− Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài

chính.

− Nguyễn Văn Ngôn (1996), Một số nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê.

− Lê Văn Tề (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. − Ngân hàng No&PTNT VN (2003), Lịch sử 15 năm xây dựng và trưởng thành 26/03/1988 – 26/03/2003, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

− Ngân hàng No&PTNT VN (2008), 20 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà xuất bản Văn hóa Thơng tin.

− Nhiều tác giả (1995), Vấn đề đổi mới chính sách tài chính – tiền tệ, kiểm soát lạm

phát ở Việt Nam và kinh nghiệm của Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

− Viện nghiên cứu tài chính, Trường Đại học nhân dân Trung Quốc (1999), cải cách kinh tế, tài chính Việt Nam và Trung Quốc: thành tựu và triển vọng, Nhà xuất

Tiếng Anh

− N.Gregory Mankiw (1996), Macroeconomics, 2nd Edition, Harvard University, NewYork.

− Peter S.Rose (1999), Commercial bank management, Texas A&M University.

Website tham khảo

− Báo điện tử Vietnamnet www.vietnamnet.vn

− Ngân hàng Công thương Việt Nam www.icb.com.vn

− Ngân hàng No&PTNT VN www.vbard.com.vn

− Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn

− Tổng cục Thống kê www.gso.gov.vn

− Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư www.itpc.hochiminhcity.gov.vn

− Website Tài chính Viện Nam www.taichinhvietnam.com

Tạp chí tham khảo

− Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng các năm 2006, 2007, 2008

− Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng các năm 2006, 2007, 2008 − Tạp chí Ngân hàng các năm 2006, 2007, 2008

PHỤ LỤC

Phụ lục 01

PHIẾU THĂM DỊ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG

Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT VN) trân trọng gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã tín nhiệm lựa chọn Ngân hàng chúng tôi để giao dịch, gửi tiền trong suốt thời gian qua. Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, khơng ngừng tăng cường các tiện ích và nâng cao chất lượng phục vụ, Ngân hàng chúng tơi tiến hành đợt thăm dị ý kiến khách hàng. Xin Quý khách vui lòng dành chút thời gian để trả lời những câu hỏi sau:

1. Thời gian Quý khách đã giao dịch gửi tiền tại NHNo&PTNT VN:

Dưới 1 năm 1- 3 năm Trên 3 năm

2. Loại hình tiền gửi Quý khách thường sử dụng:

Tiền gửi thanh toán Tài khoản cá nhân Tiền gửi tiết kiệm Kỳ phiếu Chứng chỉ tiền gửi Trái phiếu

3. Khi có tiền nhàn rỗi, Quý khách sẽ chọn phương thức đầu tư nào sau đây (có thể chọn nhiều câu trả lời):

Gửi vào ngân hàng Thị trường chứng khoán Mua vàng hoặc USD Thị trường nhà đất Mua bảo hiểm nhân thọ Khác (ghi rõ)……………………..

4. Ngồi NHNo VN, Q khách có quan hệ gửi tiền với ngân hàng nào sau đây:

– Chỉ giao dịch với NHNo&PTNT VN

– Ngân hàng quốc doanh khác:

NH Ngoại thương NH Công thương NH Đầu tư và Phát triển – Ngân hàng thương mại cổ phần:

ACB Sacombank Techcombank Eximbank Dong A bank – NH khác, xin ghi ra:………………………………………………………………………

5. Nhận xét của Quý khách đối với nghiệp vụ tiền gửi tại NHNo&PTNT VN:

5.1 Yếu tố sản phẩm (lãi suất, sự đa dạng dịch vụ, chất lượng dịch vụ, an tồn về tiền gửi, bảo mật thơng tin, chất lượng dịch vụ hậu mãi):

Rất tốt Khá tốt Bình thường Kém

5.2 Yếu tố thuận tiện (địa điểm, điều kiện, thời gian giao dịch, thay đổi dịch vụ, phương thức thanh toán):

Phụ lục 01

5.3 Yếu tố con người (trình độ chun mơn nghiệp vụ, thái độ, hành vi, ngoại hình, trang phục…)

Rất tốt Khá tốt Bình thường Kém

6. Khoanh tròn con số nào quyết định sự lựa chọn gửi tiền vào NHNo&PTNT VN của Quý khách trước khi có lạm phát cao và khi có lạm phát cao xảy ra:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong tình hình lạm phát cao hiện nay (Trang 112 - 164)