CHƯƠNG III DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Đề cương Môn Hiến pháp và luật học (Trang 55 - 61)

- Thứ hai, nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm

CHƯƠNG III DÂN SỰ

DÂN SỰ

Điều 1. Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. So sánh với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:

Quan hệ tài sản. Quan hệ tài sản là quan hệ phổ biến giữa các chủ thể trong xã

hội. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ, các chủ thể trong q trình đó tạo ra những của cải, vật chất khác nhau và theo nhu cầu của các chủ thể cần trao đổi những sản phẩm là thành quả của lao động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo thành, từ đó quan hệ về tài sản được xác lập.

Ví dụ như, khi ông A là chủ sở hữu của chiếc ti vi và khơng có nhu cầu sử dụng, ơng B là người có nhu cầu sở hữu chiếc ti vi của ông A nên hai ông quyết định xác lập, thực hiện một quan hệ mua bán trên cơ sở thoả thuận. Theo đó, ơng A hướng đến lợi ích là được nhận một số tiền nhất định tương ứng giá trị chiếc ti vi của mình từ ơng B cịn ông B hướng đến là quyền chủ sở hữu chiếc ti vi mà trước đó được sở hữu bởi ông A.

Đối tượng trong quan hệ tài sản phải là các loại tài sản được pháp luật thừa nhận và cho phép là đối tượng trong giao dịch dân sự. Các quan hệ tài sản có mục đích chính là đem lại các lợi ích vật chất cho các chủ thể. Các quan hệ tài sản chịu sự chi phối của nguyên tắc trao đổi ngang giá.

các quan hệ tài sản mà mang lại tính đền bù cho chủ thể.

Các quan hệ tài sản thường được chia thành các nhóm quan hệ như sau:

Quan hệ sở hữu tài sản. Quan hệ sở hữu tài sản là một dạng của quan hệ tuyệt đối tức là chủ thể mang quyền được xác định, các chủ thể còn lại đều là chủ thể mang nghĩa vụ.

Quan hệ thừa kế tài sản. Thừa kế tài sản là việc dịch chuyển tài sản của người hợp đồng đã chết cho những người còn sống hoặc pháp nhân đang tồn tại. Quan hệ hợp đồng có đối tượng là tài sản Quan hệ hợp đồng được hình thành dựa trên một hợp đồng mà các bên thoả thuận, ký kết phù hợp với các nguyên tắc và điều kiện mà pháp luật đặt ra.

Quan hệ nhân thân. Quan hệ nhân thân là các quan hệ pháp luật dân sự có đối

tượng các giá trị nhân thân của một chủ thể. Bản thân mỗi một chủ thể sẽ có rất nhiều yếu tố nhân thân làm nên đặc điểm riêng biệt, sự khác biệt giữa chủ thể đó với tất cả chủ thể khác trong xã hội (tính chun biệt, riêng có).

Thứ nhất, đối tượng của quan hệ nhân thân không trị giá được thành tiền. Đây là nét đặc trưng để phân biệt với đối tượng của quan hệ tài sản. Tài sản ln mang trong mình hai đặc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị nhân thân không xác định được giá trị bằng tiền và khơng có bất kỳ một cơ sở nào để có thể tính được giá trị quy thành tiền cho nên những quan hệ nhân thân khơng thể có sự trao đổi ngang giá được.

Thứ hai, các quan hệ nhân thân đem lại các lợi ích vật chất cho các chủ thể. Rất nhiều người lầm tưởng khi tác giả của một cuốn sách được trả tiền nhuận bút, tiền sử dụng hình ảnh của một cá nhân...

Thứ ba, quan hệ nhân thân được xác lập với một bên chủ thể được ghi nhận quyền nhân thân và thực hiện quyền nhân thân của mình.

Các quan hệ nhân thân được chia thành hai nhóm:

Những quan hệ nhân thân gắn với tài sản

Có nhiều quyền nhân thân chỉ được hình thành khi gắn với tài sản được tạo ra cụ thể. Ví dụ như, một tác giả của một bài hát chỉ được thừa nhận khi tác giả đó sáng tác được một bài hát cụ thể.

Những quan hệ nhân thân không gắn với tài sản

Nhiều giá trị nhân thân ghi nhận các yếu tố nhân thân của một chủ thể mà không gắn với bất kỳ một tài sản nào như họ, tên, quốc tịch, quyền được sống, tính mạng, sức khoẻ, uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc mô, bộ phận cơ thể, quyền hiến xác, giới tính và giới tính được chuyển đổi.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự

Thứ nhất, các chủ thể có quyền tự do trong quan hệ pháp luật dân sự. Quyền tự do của chủ thể được thể hiện rất rõ trong việc chủ thể có quyền tự do lựa chọn nhóm quan hệ mà mình muốn tham gia, lựa chọn chủ thể sẽ tham gia với mình, tự do thoả thuận để xác định rõ nội dung (quyền, nghĩa vụ) của mình và của chủ thể cùng tham gia quan hệ pháp luật dân sự với mình. Nội hàm tự do chủ thể cho phép chủ thể được tự mình thoả thuận, cam kết các nội dung mà không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Thứ hai, sự cam kết, thoả thuận hoặc thực hiện hành vi hợp pháp phù hợp với ý chí của các chủ thể là cách thức chính để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, Pháp luật cho phép các chủ thể có thể tham gia vào các quan hệ dân sự qua nhiều cách thức như giao kết hợp đồng, thực hiện hành vi pháp lý đơn phương... Dù thực hiện theo cách thức nào thì đều phải phù hợp với ý chí của các bên chủ thể, Một quan hệ hợp đồng chỉ được hình thành trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên, tức là phù hợp ý chí các bên trong hợp đồng này.

So Sánh:

Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự là bình đẳng, thỏa thuận; phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là mệnh lệnh đơn phương. Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Trong quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể khơng bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: Một bên có quyền ra mệnh lệnh cịn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa – tiền tệ và các quan hệ nhân thân. Đối tượng điều chỉnh luật hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều hành.

Điều 2. So sánh áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật. Cho ví dụ minh họa.

Điều 5. Áp dụng tập quán

1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

2. Trường hợp các bên khơng có thỏa thuận và pháp luật khơng quy định thì có thể áp dụng tập qn nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Điều 6. Áp dụng tương tự pháp luật

1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.

Ví dụ:

Điều 3. Phân tích ngun tắc bình đẳng của các chủ thể tham gia khi vào quan hệ tài sản và nhân thân do luật dân sự điều chỉnh?

Được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản. Quan hệ

tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định thông qua dạng này hay dạng khác.

- Quan hệ tài sản đa dạng bởi các yếu tố cấu thành: chủ thể tham gia, khách thể tác động và nội dung các quan hệ đó.

Quan hệ tài sản phát sinh giữa các chủ thể là những quan hệ kinh tế cụ thể trong q trình sản xuất, phân phối, lưu thơng và tiêu thụ những sản phẩm, cũng như cung ứng dịch vụ cho xã hội. Mỗi chủ thể khi tham gia vào quan hệ kinh tế ln đặt ra những mục đích và động cơ nhất định. Quan hệ tài sản mà các chủ thể tham gia mang ý chí của chủ thể, phù hợp với ý chí các chủ thể tham gia và phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thơng qua các quy phạm pháp luật dân sự. Ví dụ: quan hệ mua bán hàng hóa, Cho vay, thế chấp.

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của

cá nhân hay tổ chức. Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhân thân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của cá nhân, tổ chức. Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với bản thân mỗi chủ thể, không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Mỗi người đề có nghĩa vụ tơn trọng quyền nhân thân của người khác.

Phân nhóm quan hệ nhân thân: Hai loại là quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan hệ nhân thân không gắn với tài sản.

Đặc điểm của quan hệ nhân thân:

- Quyền nhân thân gắn với một chủ thể nhất định, về nguyên tắc không thẻ dịch chuyển cho các chủ thể khác, trừ một số trường hợp( công bố tác phẩm của tác giả các tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp…)

Điều 4. Nêu và phân tích căn cứ xác lập quyền dân sự theo hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Cho ví dụ minh họa?

Thứ nhất: Hợp đồng

Hợp đồng là sự kiện pháp lý phổ biến nhất trong quan hệ dân sự được pháp luật dự liệu xảy ra trong thực tế sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ dân sự và có những hậu quả pháp lý nhất định. Sự kiện thông thường khác sự kiện pháp lý ở chỗ: nó khơng làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định và cũng khơng có sự tác động của các quy phạm pháp luật dân sự để hình thành một quan hệ dân sự.

– Hợp đồng là một sự kiện pháp lý trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất ý chí của các chủ thể là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2015.

Các hợp đồng: mua bán, tặng, cho, cho vay vv… nếu được xác lập phù hợp với quy định của BLDS và theo ý chí của chủ thể, thì những chủ thể tham gia quan hệ dân sự thông qua các hợp đồng dân sự hợp pháp là căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nghĩa là, bằng hợp đồng dân sự hợp pháp mà quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập.

Ví dụ: quyền sở hữu đối với tài sản của chủ thể trong hợp đồng mua bán chấm dứt với người bán nhưng lại là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đối với một hoặc nhiều chủ thể mua khác.

Thứ hai: Hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 275 BLDS năm 2015. Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ xác lập quyền dân sự trong quan hệ hứa thưởng (Điều 570 BLDS năm 2015) và thi có giải (Điều 573 BLDS năm 2015).

Khoản 1 Điều 572 về trả thưởng BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi cơng việc hồn thành, người thực hiện cơng việc đó được nhận thưởng”. Tương tự, khoản 3 Điều 573 về thi có giải BLDS 2015 quy định: “Người đoạt giải có quyền yêu

cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã công bố”. Như vậy, nếu các hành vi pháp lý đơn phương đáp ứng các quy định từ Điều 570 đến Điều 573 BLDS năm 2015, sẽ là căn cứ xác lập quyền dân sự về nhận thưởng, nhận giải thưởng. Hành vi pháp lý đơn phương là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 275 BLDS năm 2015.

Điều 5. Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả pháp lý của việc áp dụng tương tự pháp luật dân sự. Cho ví dụ minh họa.

Điều 6. Khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?

Khái niệm năng lực pháp luật dân sự:

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (nội

dung khái niệm được quy định tại khoản1Điều 16 Bộ Luật Dân sự 2015). Theo đó, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ

dân sự, mọi cá nhân đều bình đẳng, khơng ai bị hạn chế, bị phân biệt đổi xử, cho dù khác nhau về giới

tính, dân tộc, tơn giáo, độ tuổi, trình độ, nghề nghiệp ... năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi

sinh ra, khơng thay đổi với bất kỳ lý do gì, nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân đó và cũng khơng tự

mất đi, trừ trường hợp cá nhân đó chết hoặc bị Tịa án tun bố chết. Tuy nhiên, việc trong trường hợp

Tịa án tun bố chết thì vẫn có thể khơi phục lại khi người bị tuyên bố trở về và có u cầu Tịa án hủy

quyết định tuyên bố chết.

Đặc điểm của năng lực pháp luật dân sự:

-Năng lực pháp luật dân sự được ghi trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các

điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế-xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

-Mọi cá nhân đều có nhưng lực pháp luật dân sự như nhau.

-Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.

-Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi ngời đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Vi dụ: Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền khai sinh, khai tử như sau:

"1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. 2. Cá nhân chết phải được khai tử.

3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử;

nêu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì khơng phải khai sinh và khai từ, trường trường hợp cha

đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.

4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định".

Điều 7. Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với cá nhân?

Pháp luật Dân sự quy định về năng lực hành vi dân sự của một cá nhân là có từ khi người đó được sinh ra cho đến khi người đó chết đi. Tuy nhiên trong cuộc sống mn hình vạn trạng, có rất nhiều những trường hợp mà để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những bên liên quan; toà án buộc phải dùng cách tạm dừng hoặc tuyên bố chấm dứt năng lực hành vi dân sự của người đó với một số trường hợp nhất định theo luật định. Cụ thể là tuyên bố mất tích và tuyên bố chết.

Hai loại tuyên bố này dựa trên những cơ sở và đưa đến những hậu quả pháp lý khác nhau:

Khái niệm: Mất tích là sự thừa nhận của Tịa án về tình trạng biệt tích của một

cá nhân. Dựa trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.

Tun bố chết là sự thừa nhận của Tòa án về cái chết đối với một cá nhân. Khi

cá nhân đó đã biệt tích trong thời hạn theo luật định trên cơ sở đơn yêu cầu của

Một phần của tài liệu Đề cương Môn Hiến pháp và luật học (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w