Nồng độ đường máu của ba nhóm nghiên cứu ngày đầu vào viện và ngày thứ 2.

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 67)

- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau

Chương IV BÀN LUẬN

4.2.1.1. Nồng độ đường máu của ba nhóm nghiên cứu ngày đầu vào viện và ngày thứ 2.

viện và ngày thứ 2.

Theo khuyến cáo của TCYTTG đái tháo đường là một trong các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, tăng Glucose máu có thể có từ trước khi bệnh nhân đột quỵ hoặc tăng đường huyết sau khi xảy ra đột quỵ đó là tăng đường huyết phản ứng có ảnh hưởng đến tiên lượng bệnh nhân đột quỵ não. Theo Blanck Fuentrs và CS nếu mức đường huyết trên 155 mg/dl trong đột quỵ thiếu máu não cấp thì điểm Rankin có khác biệt giữa nhóm tăng đường huyết 56,2% so với nhóm chứng là 28,1% với p< 0,01, đặc biệt tỷ lệ tử vong chiếm 26,7% so với nhóm chứng 5,9 % (p< 0,01) [32].

Trong một nghiên cứu về tăng đường huyết của Mei Yong và CS nếu tăng glucose máu trong 24 giờ sau khi xảy ra đột quỵ sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong lên tới 37 % và liên quan tới giảm khả năng phục hồi các chức năng thần kinh 30 % với tỷ suất chênh OR = 0,31.

Số bệnh nhân đột quỵ có nồng độ Glucose máu cao nhiều hơn bệnh nhân đột quỵ có nồng độ Glucose máu bình thường. Điều đó chứng tỏ tuy có sự tương đương về tuổi, giới và một số yếu tố nguy cơ nhưng tăng Glucose máu có thể góp phần gây nên biến chứng đột quỵ não. Nhận định trên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngọc, Trần Ngọc Tâm, Nguyễn Thành Vy và Bruno[27], [32], [44] .

Căn cứ vào bảng 3.11 và 3.12 cho thấy ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng > 10mmol/l chiếm đa số ở cả ngày thứ 1 và thứ 2 ( 83,3% và 76,5 % ), ở nhóm tăng đường huyết phản ứng mức tăng đường huyết 7 – 10 mmol/l chiếm đa số (86,7% và 76,5%), với p < 0,01. Cho thấy đường máu ở những bệnh nhân đái tháo đường cao hơn bệnh nhân tăng đường huyết phản ứng.

Theo Dawson và CS, Bieels và CS cho rằng Glucose máu lúc đói ở bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn cấp cả nhồi máu não và chảy máu > 7,9 mmol/l được coi là tăng, kết quả của tác giả là 45,9% bệnh nhân có tăng đường máu ở bệnh nhân nhồi máu não và 40,1 % ở bệnh nhân chảy máu não. Theo Undsber và CS nếu bệnh nhân đột quỵ não kiểm soát được Glucose máu ở mức thấp hơn dao động từ 6,0 đến 7,0 mmol/l sẽ giảm tỷ lệ tử vong cũng như góp phần làm quá trình điều trị đột quỵ não tốt hơn [46],[41] [32].

Theo Nguyễn Thành Vy nghiên cứu ở bệnh nhân NMN giai đoạn cấp có 59,13 % ĐTĐ và 33% TĐH phản ứng trong đó ở mức đường máu 7 – 10 mmol/l nhóm TĐH phản ứng cũng chiếm đa số 81,6% ngày thứ nhất và

76,3% ngày thứ 2, ở mức > 10mmol/l nhóm ĐTĐ chiếm đa số 73,3% ngày thứ 1 và 76,7 % ngày thứ 2.

Xét nghiệm Glucose sáng sớm khi đói ngày thứ 2 sau khi vào viện có giá trị góp phần chẩn đoán tăng đường huyết thực sự và tăng đường huyết phản ứng sau đột quỵ vì bệnh nhân đã nhịn đói tám tiếng và trong dịch truyền không có loại nào gây tăng đường huyết. Căn cứ vào kết quả đường máu đói và HbA1c chúng ta có chỉ định dùng thuốc điều trị tăng đường huyết một cách hợp lý hơn, theo Askein Bruno và CS nếu trong nhồi máu não giai đoạn cấp dùng Insulin đường tĩnh mạch sẽ thu được kết quả tốt hơn các đường khác và thuốc uống chống đái tháo đường [32], [44].

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w