Thời gian từ khi khởi phát đến khi vào viện của các BN nghiên cứu.

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 63)

- Mối tương quan giữa điểm NIHSS lúc mới nhập viện và đường máu đói sau

Chương IV BÀN LUẬN

4.1.3. Thời gian từ khi khởi phát đến khi vào viện của các BN nghiên cứu.

cứu.

Thời gian trung bình từ khi khởi phát đến khi nhập viện là 31,7 ± 28,2 giờ, sớm nhất là 2 giờ muộn nhất là 98 giờ. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đến viện trong giai đoạn cấp. Đây là thời gian các triệu chứng về lâm sàng, hóa sinh và hình ảnh học được bộc lộ rõ nét nhất. Đồng thời giai đoạn này có nhiều biến chứng về nội tiết chuyển hóa nhất, đáp ứng với tình trạng stress, những cơn bão catecholamine và cortisol được giải phóng vào huyết tương tham gia vào cơ chế gây tăng đường huyết. Nồng độ đường huyết tăng cao sẽ gây ra nhiều bất lợi cho bệnh nhân sau đột quỵ nhồi máu não. Theo nghiên cứu của Nguyễn Song Hào thời gian trung bình từ khi khởi phát đến khi vào viện là 26,9 ± 20,4 giờ sớm nhất là 3 giờ muộn nhất là 78 giờ. Theo chúng tôi thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi nhập viện thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương tiện vận chuyển bệnh nhân, quãng đường vận chuyển bệnh nhân, tình trạng giao thông…. [13].

4.1.4.Thời gian khởi phát bệnh trong ngày.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian xảy ra nhồi máu não ở tất cả các thời điểm trong ngày, nhưng có tần suất không giống nhau trong ngày.Tần suất xảy ra cao nhất từ 4 – 10 giờ sáng chiếm tỷ lệ 44,6% (29/65 bệnh nhân) và vào thời điểm từ 18 – 22 giờ chiếm 24,6% (16/65 bệnh nhân). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Song Hào - 2007 và Đào Thị Bích Hòa – 1996, có 2 đỉnh xảy ra tai biến trong ngày đó là 4 – 10 giờ sáng (ở nghiên cứu của Nguyễn Song Hào chiếm

tỷ lệ 45,7%, của Đào Thị Bích Hòa chiếm 52%) và 18 – 22 giờ (lần lượt chiếm tỷ lệ 20 % và 24% ở 2 nghiên cứu của 2 tác giả). Trong nghiên cứu của Phan Thị Hường – 2004, tại bệnh viện Bạch Mai trên 325 bệnh nhân bị nhồi máu não cũng có kết quả tương tự, tần suất xảy ra có nhịp ngày đêm, cao nhất vào buổi sáng nhất là 4 – 10 giờ sáng chiếm tỷ lệ là 48,6% .

Lê Quang Cường nhận xét về TBMMN cũng khẳng định có xu hướng xuất hiện theo nhịp thời gian, tần suất hay gặp là vào sáng sớm 4 – 6 giờ và buổi sáng 7 – 9 giờ .

Để giải thích cơ chế nhồi máu não biến đổi theo thời gian trong ngày một số tác giả lý giải như sau: do sự thay đổi nhịp sinh học trong ngày, có sự thay đổi về huyết áp, khả năng kết dính tiểu cầu, độ nhớt của máu cũng như khả năng tăng đông máu. Theo Marsh M (1994), huyết áp động mạch cũng bị ảnh hưởng theo nhịp ngày đêm, huyết áp thấp nhất xảy ra vào sáng sớm và cao nhất vào khoảng 10 giờ sáng. Hoạt tính đông máu và độ nhớt của máu cũng bị thay đổi theo nhịp ngày đêm với đỉnh cao vào các giờ sáng sớm. Gần đây có một số tác giả đã và đang thảo luận về hoạt động của Dopamin trung tâm cũng thay đổi theo nhịp ngày đêm và ảnh hưởng đến nguy cơ lan rộng của các tổn thương nhồi máu não. Tuy nhiên có sự kết hợp của nhiều yếu tố gây lên sự biến đổi đó, từng yếu tố riêng biệt thì không thể giải thích được ( trích dẫn theo [5], [13], [17], [18], [25]).

Một phần của tài liệu tình trạng rối loạn đường huyết ở bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w