sản xuất năm 2007, tại khoa hóa sinh bệnh viện Bạch Mai.
- Máy chụp CT- scanner sọ não nhãn hiệu LightSpeed do hãng GE Hoa Kỳ sản xuất năm 2002.
- Máy chụp MRI sọ não nhãn hiệu Signa 1.5 Tesla do hãng GE Hoa Kỳ sản xuất năm 2002, tại khoa chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai.
2.2.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu:
- Tất cả các bệnh nhân vào viện khi nghi ngờ có NMN trong vòng 1 tuần đầu được hỏi bệnh ghi nhận các yếu tố nguy cơ, khám lịch sử tỷ mỷ và khám điểm NIHSS, điểm Glassgow mới nhập viện, sau khi nhập viện 24 giờ riêng điểm NIHSS được đánh giá lại vào ngày thứ 7 của bệnh để đánh giá diễn biến của bệnh.
Kết quả cũng được phân làm 3 nhóm:
- Nhóm 1: Bệnh nhân có mức Glucose máu ở giới hạn bình thường. - Nhóm 2: Bệnh nhân có tăng đường máu phản ứng sau đột quỵ não
- Nhóm 3: Bệnh nhân đái tháo đường thực sự mới được phát hiện
Tất cả các bệnh nhân được xét nghiệm đường máu tại thời điểm sớm nhất khi vào viện, sau đó lấy máu xét nghiệm Glucose lúc đói vào 5 giờ 30 phút 2 ngày tiếp theo. Lần thứ 4 vào ngày thứ 7 của bệnh.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm về tuổi ,giới, thời gian từ lúc khởi phát đến lúc nhập viện. - Đặc điểm đường huyết của bệnh nhân nghiên cứu :
+ Ở các thời điểm lúc mới nhập viện, đường đói ngày hôm sau, đường huyết sau 7 ngày.
+ Theo phân độ rối loạn ý thức : Bảng điểm Glassgow + Theo mức độ nặng trên lâm sàng: Căn cứ bảng điểm NIH. + Theo kích thước và vị trí ổ nhồi máu, tình trạng phù não.
- Mối liên quan giữa đường huyết và diễn biến lâm sàng của bệnh nhân NMN giai đoạn cấp:
+ Mối liên quan giữa diễn biến lâm sàng và đường máu của bệnh nhân NMN giai đoạn cấp (đường đói lúc 5 giờ 30 phút ngày hôm sau).
+ Tương quan giữa nồng độ ĐH và điểm Glassgow. + Tương quan giữa nồng độ ĐH và điểm NIHSS. * Các tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng:
1. Đái tháo đường:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: theo tổ chức y tế thế giới (2000) [26],[32]. - Xét nghiệm đường máu làm ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl), kèm theo các triệu chứng của ĐTĐ như tiểu nhiều, uống nhiều và sút cân không rõ nguyên nhân.
- Nồng độ đường huyết lúc đói (sau nhịn ăn ít nhất 8 giờ) xét nghiệm hai lần ≥ 7,0 mmol/l (126mg/dl) .
- Nồng độ đường huyết hai giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết bằng uống 75 gram glucose ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl)
+ Năm 2010 hội ĐTĐ Mỹ đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ bao gồm [32]:
- Bệnh nhân có HbA1c ≥ 6,5
- Hoặc xét nghiệm đường huyết trong lúc đói ≥ 7 mmol/l
- Hoặc xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng ĐH ≥ 11,1 mmol/l .
- Hoặc xét nghiệm ĐH ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l Bệnh nhân được xếp vào nhóm ĐTĐ thực sự khi :
- đường huyết lúc mới vào viện ≥ 11 mmol/l và/ hoặc đường đói ≥ 7mmol/l.
- HbA1c > 7mmol/l
- Xét nghiệm đường máu qua giai đoạn cấp vẫn không trở về bình thường [27 ], [32 ], [30 ], [45 ].
2. Tình trạng tăng đường huyết mới được phát hiện:
- Đường huyết lúc mới vào viện ≥ 11 mmol/l và/ hoặc đường đói ≥ 7mmol/l. - HbA1c ≤ 7 %.
- Đường máu đói xét nghiệm khi qua giai đoạn cấp (ngày thứ 7) có giá trị bình thường [27 ], [32 ], [30 ], [45 ].
3. Tiêu chuẩn phân chia kích thước ổ NMN trên CT scanner sọ não theo cách phân loại của tác giả Szczudlik A- 2001 [71]:
Nhồi máu ổ nhỏ khi đường kính lớn nhất của tổn thương ≤ 1.5 cm. hoặc không nhìn thấy được tổn thương trên chụp cắt lớp vi tính.
Nhồi máu diện rộng khi đường kính lớn nhất của tổn thương NMN trên chụp cắt lớp vi tính > 1.5 cm.
4. Tiêu chuẩn phân chia giai đoạn NMN [61] :
- Theo tiêu chuẩn của tác giả Oppenheimer S và Hachinski V – 1992: giai đoạn cấp là xảy ra trong tuần đầu, giai đoạn bán cấp 2 – 4 tuần, giai đoạn mạn tính là trên 4 tuần.
5. Phân loại rối loạn ý thức theo thang điểm Glassgow của Teasdale và Jentt (1976) [2],[3]: Đáp ứng Triệu chứng Điểm Mở mắt Tự nhiên 4 Khi gọi to 3 Khi kích thích đau 2 Không đáp ứng 1 Lời nói Đúng và nhanh 5 Đúng nhưng chậm 4 Lẫn lộn 3
Nói lảm nhảm vô nghĩa 2
Không đáp ứng lời nói 1
Vận động
Đúng theo y lệnh 6
Đúng khi kích thích đau 5
Không đúng khi kích thích đau 4
Co cứng mất vỏ 3
Duỗi cứng mất não 2
Không đáp ứng 1
Đánh giá rối loạn ý thức theo thang điểm Glassgow như sau: . Từ 3 – 5 điểm: Rất nặng
.Từ 6 – 9 điểm : Nặng
. Từ 10 – 14 điểm : Trung bình (lú lẫn). . 15 điểm : Bình thường.
Có thể chia thành 2 nhóm lớn: ≥ 10 : Rối loạn ý thức nhẹ. < 10 : Rối loạn ý thức nặng
6. Đánh giá lâm sàng và tiến triển theo thang điểm NIHSS [47],[73]. ( phụ lục đi kèm) . > 25 Rất nặng. . 15 – 24 : Nặng vừa. . 5- 14 : Trung bình. . < 5 : Nhẹ.
Diễn biến lâm sàng theo NIHSS [39]: Kết quả tốt: NIHSS giảm trên 4 điểm.
Cầm chừng: Điểm NIHSS thay đổi trong khoảng 0 – 3 điểm. Kết quả xấu NIHSS tăng ≥ 4 điểm.
2.3 Các biến số phục vụ nghiên cứu
- Tuổi, giới
- Thời điểm nhập viện: Để đánh giá thời điểm nhập viện chúng tôi xác định thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên do bệnh nhân hoặc người xung quanh nhận thấy cho biết. Trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn ý thức không nhận biết được thời gian khởi phát đột quỵ thì điểm mốc là điểm giữa của khoảng thời gian tù lần cuối cùng nhận thấy bệnh nhân còn bình thường đến khi phát hiện hôn mê.
- Điểm NISHH của bệnh nhân tại thời điểm nhập viện, sau 24h, sau 7 ngày. - Điểm Glassgow tại thời điểm nhập viện, sau 24h.
- Đường máu của bệnh nhân tại thời điểm nhập viện, sau 24h, sau 48h, sau 7 ngày.