Phân tích các hoạt động ở các bộ phận chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải việt nam từ nay đến năm 2015 tầm nhìn 2020 (Trang 52 - 53)

2.3. Đánh giá tình hình nội bộ của Đại lý Hàng hải Việt Nam

2.3.1.2. Phân tích các hoạt động ở các bộ phận chức năng

2.3.1.2.1. Tổng quan về thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua

Đại lý Hàng hải Việt Nam là một doanh nghiệp thực hiện cơng việc kinh doanh

chủ yếu trên thị trường dịch vụ hàng hải. Đây là một lĩnh vực này cĩ tiềm năng tăng trưởng cao do sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam vừa gia nhập WTO (tháng 11 năm 2006), hoạt

động giao thương xuất nhập khẩu càng được đẩy mạnh thì những đơn vị làm dịch

vụ vận chuyển, giao nhận như VOSA càng cĩ cơ hội phát triển nếu cĩ những chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Bảng 2.5 – Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua qua

(Nguồn: Bộ Thương Mại) Đơn vị tính: Triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch

2006 39.605 44.410 84.015 2005 32.223 36.881 69.104 2004 26.503 32.075 58.578 2003 20.149 25.256 45.405 2002 16.706 19.746 36.452 2001 15.029 16.218 31.247

Từ nguồn của Bộ Thương mại, cĩ thể thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều tăng trong suốt 6 năm quan. Tổng kim ngạch năm 2006 đạt 84 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 2005, trong đĩ kim ngạch xuất khẩu đạt 39,605 tỷ USD, (tăng 22,9% so với năm 2005) và kim ngạch nhập khẩu đạt 44,41 tỷ USD (tăng 20,4% so với năm 2005).

Trong năm 2006, bình quân mỗi tháng Việt Nam xuất khẩu được 3,3 tỷ USD, hơn kim ngạch cả năm 1993. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu trong năm luơn cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của nhập khẩu, nên tỷ lệ nhập siêu năm 2006 chỉ cịn 12,8%, thấp nhất từ trước tới nay. Tuy tỷ lệ nhập siêu giảm song vẫn nhập khẩu được cơng nghệ nguồn, kỹ thuật mới, cơng nghệ tiềm năng. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh

tế được tăng cường sức vĩc. (Nguồn: www.tcvn.gov.vn – Tạp chí Ấn phẩm thơng

tin).

Theo ước tính, tỷ trọng sản lượng hàng hĩa xuất nhập khẩu bằng đường biển hàng năm chiếm khoảng 80% tồn bộ lượng hàng hĩa xuất nhập khẩu. Hiện tại, thị phần vận chuyển hàng hĩa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đạt khoảng 15%. Thời gian sắp tới, chắc chắn kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng nhanh chĩng sau sự kiện gia nhập tổ chức WTO diễn ra vào 07/11/2006 vừa qua. Dự kiến đến năm 2010, sẽ cĩ khoảng 200 triệu tấn hàng hĩa được vận chuyển thơng qua các cảng biển Việt Nam. Số lượng này sẽ được nâng lên 340 triệu tấn trong 10 năm kế tiếp.

Theo quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt), mục tiêu phát triển sẽ là nâng cao thị phần vận chuyển hàng hố xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong nước lên 25% (vào năm 2010) và 35% (vào năm 2020), vận tải biển nội địa đạt 100%. Chính vì vậy, lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hàng hải đã và đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp tham gia và cĩ nhiều tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh cho đại lý hàng hải việt nam từ nay đến năm 2015 tầm nhìn 2020 (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)