Kết quả hồi quy, với các câu hỏi nghiên cứu đo lường trong nhóm yếu tố này thể hiện chủ yếu ở các nội dung về Mối quan hệ cấp trên - cấp dưới; Công bằng trong
đối xử; Đánh giá thành tích, khen ngợi, khích lệ thỏa đáng, kịp thời khi nhân viên làm việc tốt. Đây là nhóm yếu tố có số lượng biến khảo sát nhiều nhất (14 biến) và có tác
động mạnh thứ hai đến sự thỏa mãn của CBCNV.
Như chúng ta đã biết, sự tín nhiệm và lịng tin đối với các nhà lãnh đạo hàng
đầu là yếu tố đáng tin cậy nhất để dự đoán về sự thỏa mãn của CBCNV trong mỗi đơn
vị. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu, nội dung này đã đạt giá trị trung bình khá cao
(6.30). Điều đó thể hiện CBCNV đang công tác tại Bưu điện tỉnh đã đánh giá hết sức tốt về những người Lãnh đạo cao nhất của họ. Việc người lao động tơn trọng, kính phục cấp trên của mình khơng chỉ nói lên tài năng, đạo đức của các nhà lãnh đạo mà
còn thể hiện một điều đó là: Bưu điện tỉnh đã ln coi trọng và đặt yếu tố con người
Kết quả thống kê mô tả cho thấy: trong số 14 yếu tố đo lường về mối quan hệ cấp trên - cấp dưới tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng, có 07 yếu tố đạt giá trị trung bình
thấp hơn những yếu tố khác đó là các yếu tố có nội dung: Coi trọng tài năng, sự đóng
góp của người lao động; Nhà quản lý lắng nghe; Đối xử công bằng; Công việc không quá tải; Đánh giá; khen ngợi kịp thời, thỏa đáng. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ
tham gia thêm một số vấn đề mang tính chất bổ sung để góp phần xây dựng mối quan hệ giữa cấp trên - cấp dưới (và ngược lại) tại Bưu điện tỉnh ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt hơn, mang lại sự thỏa mãn hơn cho người lao động.
- Về vấn đề coi trọng tài năng và sự đóng góp của nhân viên, theo chúng tôi,
các nhà lãnh đạo của Bưu điện tỉnh cần thể hiện một cách tích cực hơn nữa trong việc giúp mọi người thấy được đóng góp cá nhân của họ như một phần trong bức tranh tổng thể. Khi CBCNV thấy rằng công việc của họ, mục tiêu của họ phù hợp với mục tiêu chung của Bưu điện tỉnh thì họ lập tức hiểu rằng đóng góp của họ là quan trọng.
Phòng Tổ chức Cán bộ Lao động là bộ phận tham mưu chính cho Ban Giám
đốc Bưu điện tỉnh cần phát huy hơn nữa vai trị chủ trì trong việc đánh giá, cơng nhận
thành tích, kết quả thực hiện cơng việc của CBCNV; qua đó tìm kiếm và phát triển những “nhân tài chưa lộ diện”; đề xuất với lãnh đạo trong việc cân nhắc, thăng chức cho nhân viên; tạo cơ hội thuận lợi cho họ phát triển. Chủ động tham mưu cho lãnh đạo về nội dung các buổi thảo luận, trao đổi về những gì nhân viên cịn vướng mắc, về
trách nhiệm mới họ đảm nhiệm và về những cơ hội họ mong chờ trong tương lai. Việc xây dựng đội ngũ kế cận để bù đắp thiếu hụt khi nhà quản lý nghỉ đột
xuất, thuyên chuyển qua vị trí mới…là hết sức cần thiết; Bưu điện tỉnh cần tìm tịi,
phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố điển hình, có năng lực quản lý tốt ngay trong hàng ngũ CBCNV của đơn vị mình, giữ họ gắn bó với mình bằng văn hóa doanh nghiệp. Vì nếu chọn phương án trả lương cao hơn các doanh nghiệp khác để thu hút người tài thì trước sau gì Bưu điện tỉnh cũng lại phải đối mặt với đúng chiến thuật này từ phía các
đối thủ khác. Thực tế đã chứng minh tiền không phải là công cụ hiệu quả nhất để giữ
người, chưa tính đến việc nhiều khi chính Bưu điện tỉnh cũng khơng thực sự có được cơng cụ này.
Giám đốc Bưu điện tỉnh cần giao cho Thủ trưởng các đơn vị cơ sở nhiệm vụ
ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng… để đưa vào đối tượng quy hoạch cán bộ dự nguồn từ đơn vị cơ sở. Tạo môi trường thuận lợi để nguồn nhân lực hiện có phát huy tối đa khả
năng, cống hiến hết mình cho đơn vị; tránh tuyệt đối tư tưởng “Bụt chùa nhà khơng
thiêng” hoặc tìm được người tài nhưng khơng có biện pháp sử dụng, không tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, sở trường, dẫn đến lãng phí và “thui chột” nhân tài.
- Thực tế đã chứng minh, lắng nghe ý kiến của nhân viên không bao giờ làm
giảm đi uy tín của các nhà quản lý, ngược lại nó sẽ làm cho nhân viên cảm thấy yên
tâm, kính phục cấp trên của mình hơn. Với giá trị trung bình đạt 5.83 thì khơng có nghĩa là những nhà lãnh đạo của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng đã không biết lắng nghe.
Tuy nhiên, theo chúng tôi việc phát huy hơn nữa kỹ năng này cũng không phải là khơng cần thiết. Bởi vì: khi lắng nghe, các nhà lãnh đạo sẽ biết cách tìm ra được ngơn ngữ chung với nhân viên, nhạy cảm với họ, đánh giá họ một cách tốt nhất và điều quan trọng là biết cách lôi kéo họ say mê với công việc, tránh được các sai lầm, nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ chức.
Trong thời gian tới Bưu điện tỉnh cần tiến hành đợt lấy ý kiến, đúng hơn là thu thập những mong muốn của CBCNV để họ nói lên họ có khả năng nhất trong lĩnh vực nào; họ đánh giá sở trường của mình như thế nào và sẽ cống hiến cho tập thể ra sao. Tổ chức của Bưu điện tỉnh cần ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên trong việc xây dựng và phát triển Bưu điện tỉnh. Thực hiện tốt nội dung này cũng có nghĩa là tổ chức của Bưu điện tỉnh đã thật sự mở lòng lắng nghe những ý kiến tâm huyết từ
phía người lao động; hơn nữa qua công tác này, Bưu điện tỉnh sẽ thu thập được rất
nhiều thơng tin bổ ích cho việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tìm thấy được các nhân tài trong tương lai ngay tại đơn vị mình.
Lãnh đạo Bưu điện tỉnh và lãnh đạo các đơn vị cơ sở cần tăng cường tiếp xúc
với nhân viên, trao đổi trực tiếp với họ để có cái nhìn tồn diện về các mối quan hệ trong đơn vị. Mặt khác bằng cách đó, các nhà quản lý mới dễ dàng đưa được các thông
điệp của tổ chức tới nhân viên một cách hữu hiệu; giải quyết kịp thời những mâu thuẫn
(nếu có); tạo tính kết dính giữa các cá nhân trong tổ chức, đồng thời thực hiện thành
công việc đánh giá đúng những ưu điểm để nhân viên bộc lộ hết khả năng của mình;
như vậy, vừa thể hiện mối quan hệ thân mật, hòa đồng với cấp dưới vừa tạo cho nhân viên tâm lý tin tưởng và động lực làm việc tốt hơn.
- Kết quả nghiên cứu cũng đòi hỏi những nhà quản lý của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cần có những bước đi tích cực trong việc cơng nhận thành tích, khen ngợi kịp
thời hoặc khích lệ thỏa đáng để tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc xây dựng đội ngũ người lao động có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt; thu hút họ gắn bó, cống hiến lâu dài vì sự phát triển của đơn vị. Để làm được điều này, các cấp quản lý của Bưu điện tỉnh cần coi trọng hơn nữa việc chủ động đề xuất và khuyến khích việc cơng nhận
thành tích của nhân viên trong phạm vi tồn Bưu điện tỉnh. Tổ chức những chương
trình như “tập thể tiêu biểu”, “cá nhân tiêu biểu” trong tháng, quý… và coi đó như những phần thưởng có tính chất đổi mới. Thực hiện triệt để chế độ khen thưởng, đãi
ngộ kịp thời, đúng lúc cho những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mang lại hiệu quả cao, làm lợi cho đơn vị và những cá nhân có sáng kiến hoặc giải pháp mang tính
đột phá, đột xuất, độc đáo…, không phân biệt là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên.
Khi CBCNV làm được việc tốt, các nhà lãnh đạo của Bưu điện tỉnh nên động viên bằng những phản hồi tích cực, như vậy chắc chắn họ sẽ có những biểu hiện tốt hơn. Nhân viên rất cần được thừa nhận và không chỉ một năm một lần trong các cuộc họp tổng kết cuối năm mà họ rất muốn nghe những điều mà lãnh đạo nghĩ, đánh giá về công việc của họ một cách thường xuyên, thẳng thắn.
Việc Bưu điện tỉnh trả tiền lương, thưởng cao cho những CBCNV làm việc tốt như vậy vẫn chưa đủ. Nhân viên còn muốn các nhà lãnh đạo phải là những người thực sự thích thành cơng, đặc điểm này của người lãnh đạo sẽ giúp người lao động gắn kết hơn, đoàn kết và nỗ lực hơn đối với công việc. Các cấp lãnh đạo Bưu điện tỉnh cũng cần chú trọng hơn đối với những người giỏi một cách tự nhiên và phối hợp với họ để giúp họ phát huy tối đa tài năng, năng lực vốn có.
Như vậy, để giữ được nhiều nhân viên giỏi, có trình độ tay nghề cao, hết lịng
với cơng việc; Bưu điện tỉnh cần tạo cho CBCNV của mình có được thật nhiều những cơ hội thăng tiến, động cơ làm việc tốt; quan tâm để người lao động được học hỏi
những kỹ năng mới; được thăng thưởng bình đẳng; được đào tạo phát triển; được nhận biết những thành tích đạt được,…
- Một vấn đề nữa chúng tôi muốn đề cập đến ở đây là việc phân công nhiệm vụ và đánh giá đúng công việc của nhân viên. Chúng ta biết rằng, điều quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp nói chung và của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng nói riêng đó chính
là những con người có học vấn cao, được đào tạo tốt, có đạo đức, có văn hóa và biết cách làm việc có hiệu quả… Như vậy, ngoài việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển; đòi hỏi Bưu điện tỉnh còn phải quan tâm hơn nữa đến việc phân công công việc hợp lý; đánh giá, động viên để duy trì sự nỗ lực, lòng say mê cống hiến ở mỗi CBCNV. Khi so
sánh kết quả khảo sát, yếu tố Công việc không quá tải (5.78); và yếu tố khi nhân viên
làm được việc tốt, nhà quản lý kịp thời đánh giá, công nhận hoặc khen thưởng đang đạt giá trị trung bình gần ở mức thấp nhất (5.47). Đây lại là yếu tố xuất phát từ phía
chủ quan của các nhà quản lý và được EFA gom lại trong nhóm nhân tố thể hiện mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới.
Theo chúng tôi, nguyên nhân cơ bản dẫn đến những vướng mắc trong nội dung phân công công việc và đánh giá kết quả công việc của nhân viên tại Bưu điện tỉnh đó là: chưa có biện pháp hữu hiệu để phân tích cơng việc, theo đó các cấp quản trị sẽ
khơng thể tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận và càng khơng thể có biện
pháp phân công nhiệm vụ một cách khoa học cũng như việc đánh giá đúng năng lực, kết quả thực hiện công việc của từng nhân viên. Vì vậy, vấn đề đặt ra là Bưu điện tỉnh cần sớm xây dựng được Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên thông
qua các chỉ tiêu: năng suất lao động, chi phí lao động, mức độ sử dụng quỹ thời gian, hiệu quả cơng suất máy móc thiết bị… Bên cạnh đó, người phụ trách đánh giá phải được huấn luyện một cách toàn diện, trên cơ sở đánh giá khách quan, đúng đắn; từ đó
mới có thể thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, chế độ khen thưởng, kỷ luật,
đồng thời mới tạo được động lực khuyến khích, động viên nhân viên; giúp nhân viên điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong quá trình làm việc.
Để thành công trong việc xây dựng hệ thống đánh giá các hoạt động của nhân
viên nói trên và dù cho Bưu điện tỉnh có áp dụng bất cứ phương pháp đánh giá nào đi chăng nữa thì các cấp quản lý của Bưu điện tỉnh cũng cần thiết phải chú trọng đến việc xây dựng các tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí phải rõ ràng, phải đo lường được, không
chung chung để dẫn tới sự hiểu lầm của cấp dưới. Mỗi tiêu chí đánh giá phải được gắn với nhiệm vụ của mỗi cá nhân và mục tiêu tổ chức mong muốn đạt tới. Mọi tiêu chí (như: doanh thu, số lượng sản phẩm, dịch vụ Bưu chính Viễn thơng…) phải được
thông báo sớm và đưa ra từ đầu kỳ đánh giá; tránh tuyệt đối sự thay đổi khi đang trong quá trình đánh giá, vì như vậy nhân viên sẽ khơng có cơ hội điều chỉnh bản thân.
Khắc phục tình trạng xuất hiện sự khác biệt giữa kết quả đánh giá của cấp trên so với kết quả tự nhận xét của cấp dưới về bản thân; theo chúng tôi, các cấp quản lý hoặc những người phụ trách đánh giá phải dành thời gian theo dõi hoạt động của nhân viên dưới quyền; nắm vững khối lượng công việc; những việc mà nhân viên làm tốt, những việc chưa tốt. Như vậy, việc phân công công việc và đánh giá kết quả sẽ khiến nhân viên “tâm phục, khẩu phục”. Mặt khác, sẽ kịp thời nhắc nhở được nhân viên khi phát hiện ra những sai sót trong q trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tránh được cho nhân viên khơng bị lặp lại những sai sót tương tự tiếp diễn. Thực hiện tốt những nội dung này sẽ khuyến khích được mọi người nỗ lực cố gắng hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, tạo động lực để họ trình bày quan điểm, bày tỏ các ý kiến cá nhân. Mặt khác, sẽ xóa bỏ được các rào cản lớn về sự khác biệt, không gặp nhau trong việc phân công nhiệm vụ và kết quả đánh giá giữa cấp trên với cấp dưới, đơi khi cịn là ngun nhân chính gây ra sự bất mãn, có thể cịn dẫn tới việc nhân viên rời bỏ tổ chức vì cho rằng “sếp khơng hiểu mình”.
Tóm lại: Bầu khơng khí hịa hợp, cởi mở trong mỗi tổ chức ln là chìa khóa cho vấn đề tạo động lực mạnh mẽ để hướng cả tập thể người lao động đồn kết, nỗ lực, nhiệt tình vì mục tiêu chung của đơn vị. Khơng có gì thay thế cho sự tương tác cá
nhân, chỉ cần một thái độ thiếu thiện cảm, “xa cách” của các nhà quản lý sẽ làm cho nhân viên cảm thấy bị coi nhẹ và không được đánh giá cao. Do vậy, Các cấp quản lý trong Bưu điện tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, cần trò chuyện trực tiếp với mọi người khi có thể, quan tâm đến những thách thức hiện tại đối với nhân viên của
mình là gì và có thể làm gì để giúp họ. Một vấn đề cần được đặc biệt lưu ý nữa, đó là: khi CBCNV khơng đáp ứng được mong đợi, các cấp quản lý của Bưu điện tỉnh cũng cần cho họ biết rằng, họ có cơ hội để cải thiện. Tuyệt đối không để sự thất vọng hình thành và phát triển ở mỗi người lao động. Những việc làm này, sẽ giúp Bưu điện tỉnh tạo được mối quan hệ nội bộ tốt, trên - dưới đoàn kết, cùng hướng tới việc thực hiện
những mục tiêu chung của đơn vị.