Thực hiện sự công bằng trong Tiền lương và chế độ chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên với tổ chức tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 67 - 74)

Lương bổng và đãi ngộ là một trong những động lực kích thích con người làm

mãn hoặc từ bỏ doanh nghiệp. Lương bổng và đãi ngộ chỉ phát huy tốt hiệu quả địn bẩy của nó khi có các quy chế linh hoạt và cơng bằng.

Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam, trong những năm vừa qua mặc dù

đã xuất hiện cạnh tranh và có những sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, các

hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thơng cũng vẫn đang trên đà phát triển, tiến bộ nhanh chóng và đã đem lại những thành tựu đáng kể. Thu

nhập của người lao động trong toàn Tập đoàn cũng được nâng lên. Nhìn chung người lao động đang làm việc tại các đơn vị thành viên của Tập đồn nói chung và tại Bưu

điện tỉnh nói riêng đều có tư tưởng yên tâm, yêu nghề.

Xem xét kết quả hồi quy và kết quả đánh giá về tiền lương, chế độ chính sách trong phần thống kê mơ tả; chúng tơi thấy, yếu tố tiền lương được trả ngang bằng với những công việc tương tự ở các nơi khác được đánh giá thấp nhất (giá trị trung bình là 5.39). Theo chúng tơi, kết quả đánh giá đó cũng chỉ dựa trên cảm nhận của người trả lời phỏng vấn. Trên thực tế người lao động rất khó có thể có được số liệu về tiền lương của các đơn vị khác một cách chính xác để so sánh. Hơn nữa, hiện nay mặc dù đã xuất hiện một số doanh nghiệp tham gia thị trường Bưu chính Viễn thơng song chưa phải là nhiều, VNPT vẫn đang là đơn vị chiếm thị phần khống chế. Tổng quỹ tiền lương của Bưu điện tỉnh Lâm Đồng được tập đoàn phân bổ hàng năm đều tăng dần, tương ứng

với chỉ tiêu doanh thu, phát triển máy,… Mức thu nhập bình qn của người lao động

đang ở vị trí khá cao so với các doanh nghiệp khác và so với mặt bằng thu nhập chung

của địa phương. Tuy nhiên, Bưu điện tỉnh cũng cần thực hiện ngay việc khảo sát về thị trường lao động, cụ thể là khảo sát về mức tiền lương trung bình, mức lương ngành, mức lương của các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, Bưu điện tỉnh cần nhận thức

được bức tranh thực trạng của doanh nghiệp mình trong bối cảnh kinh doanh chung

của thị trường, đặc biệt là vấn đề tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động.

Kết quả hồi quy cũng đã tương tự như những nhận định, đánh giá ban đầu về

thực trạng cơng tác tiền lương và chính sách đãi ngộ. Vì vậy vấn đề chúng tơi muốn đề cập tới ở đây không chỉ là việc Bưu điện tỉnh trả lương cho CBCNV ngang bằng với

những nơi khác mà điều đáng quan tâm hơn nữa đó là làm thế nào để người lao động cảm thấy và hài lịng về tiền lương và chế độ chính sách của đơn vị. Tiền lương phải

thực sự đóng vai trị là thước đo đánh giá đúng khả năng, năng lực làm việc và mức độ

đóng góp của mỗi CBCNV vào chỉ tiêu lợi nhuận của Bưu điện tỉnh. Qua công tác tiền

lương, mỗi người lao động sẽ định vị được mình, cảm nhận được sự cơng bằng, khách quan ngay trong việc thực hiện cơ chế tiền lương của đơn vị. Đây cũng là nội dung

liên quan đến kết quả khảo sát Đánh giá về sự công bằng trong đối xử mà chúng tôi đã nêu ở phần trên.

Theo chúng tôi, Bưu điện tỉnh cần nhanh chóng xóa bỏ chế độ bình qn chủ

nghĩa trong phân phối thu nhập. Quy chế lương bổng và đãi ngộ cần rành mạch hơn, công bằng hơn trên cơ sở có sự phân biệt rõ ràng: người làm tốt, có thành tích, cống hiến trong sản xuất kinh doanh, phục vụ sẽ được nhận tiền lương và tiền thưởng xứng

đáng tùy theo mức độ. Ngược lại với những người làm việc kém hiệu quả, ỷ nại cũng

cần có những biện pháp cứng rắn hơn để làm “động lực” cho họ cố gắng nhìn nhận lại tinh thần, thái độ, trách nhiệm của mình. Hạn chế tối đa và đi đến triệt tiêu tình trạng

“người làm quá nhiều việc, người làm quá ít việc” hay “người làm việc q khó cịn người chỉ làm việc bình thường” nhưng tiền lương thì như nhau hoặc chênh lệch khơng đáng kể. Đó cũng chính là ngun nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khơng hài

lịng, thậm chí “bất mãn” ở một số không nhỏ CBCNV. Mặt khác còn triệt tiêu động lực và phát sinh những ảnh hưởng tiêu cực tới cả một tập thể, có thể cịn làm xấu đi

hình ảnh cũng như văn hóa của đơn vị.

Cần thực hiện triệt để nguyên tắc phân phối thu nhập theo hiệu quả công việc, người làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, khơng làm khơng hưởng. Hệ số chất lượng (thưởng phạt) phải được công khai, minh bạch, được người lao động thừa nhận. Thủ trưởng các đơn vị cơ sở phải là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nội dung bình xét, đánh giá chất lượng công tác của từng tổ, bộ phận. Nếu các Tổ trưởng, Trạm trưởng, Nhóm trưởng… khơng tn thủ nguyên tắc bình xét chất lượng cá nhân, vẫn đánh giá theo kiểu “cào bằng”, hệ số chất lượng bằng nhau, người làm nhiều cũng như làm ít, làm tốt cũng như làm xấu… thì thủ trưởng các

đơn vị sẽ hồn tồn có quyền áp dụng “biện pháp mạnh” như phạt chất lượng thật

nặng, có thể khơng thưởng, thậm chí cho thơi trách nhiệm để địi hỏi lực lượng này

Song song với những việc làm trên, Bưu điện tỉnh cũng cần xem xét việc sắp

xếp lại cơ cấu tổ chức, đặc biệt là trong quá trình chia tách Bưu chính Viễn thơng, chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thừa nhân viên ở khơng ít đơn vị. Để hạn chế được những

vướng mắc trong việc giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, Bưu điện tỉnh cần tiến hành thực hiện ngay việc phân tích cơng việc, việc làm này sẽ giúp cho Bưu

điện tỉnh xác định được nhu cầu số lượng nhân viên với các phẩm chất, kỹ năng cần

thiết phù hợp với khối lượng công việc trong tương lai; đây cũng là cơ sở cho việc phân cơng, bố trí lại cơ cấu tổ chức, tinh giản, gọn nhẹ, theo đó chế độ lương bổng, đãi ngộ sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn, công bằng hơn.

Những vấn đề nêu trên sẽ chính là biện pháp tích cực nhất để Bưu điện tỉnh có

định hướng đúng trong việc thực hiện cơng tác tiền lương và chế độ chính sách cho

người lao động trên cơ sở thực hiện nguyên tắc công bằng trong thu nhập và đãi ngộ; giải quyết triệt để tình trạng nhân viên có biểu hiện khó chịu, ức chế, chán nản vì họ

cảm thấy đâu đó, vẫn cịn hiện tượng khơng cơng bằng.

Thứ tư: Tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi để CVCNV hồn thành tốt nhiệm vụ.

Chúng ta biết rằng, con người là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đứng

trước sự phát triển của nền kinh tế tri thức, con người càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thơng tin. Vì vậy, việc xây dựng một mơi trường, điều

kiện làm việc thuận lợi (an toàn, sạch sẽ, tiện nghi) để nhân viên phát huy tối đa năng lực, sáng tạo ra cái mới là nhiệm vụ vô cùng quan trọng không chỉ riêng Bưu điện tỉnh Lâm Đồng mà tất cả các doanh nghiệp đều phải hết sức quan tâm.

Kết quả hồi quy cho thấy, mơi trường điều kiện làm việc cũng là nhóm yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của nhân viên, mặc dù sự tác động được đánh giá là yếu

nhất. Xem xét kết quả thống kê về giá trị trung bình của các biến An tồn và Sạch sẽ,

tiện nghi, chúng tôi thấy các yếu tố này được đánh giá khá tốt, điều đó cũng chứng tỏ

Bưu điện tỉnh đã rất quan tâm đến việc xây dựng một môi trường, điều kiện làm việc

thuận lợi cho nhân viên. Song để hướng tới việc hoàn thiện hơn nữa Bưu điện tỉnh cần cố gắng duy trì và thiết lập một môi trường làm việc thực sự thoải mái về mặt cơ sở

vật chất - không gian sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp… để CBCNV hồn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Qua thực tế và số liệu thống kê từ cơ cấu đội ngũ theo chức danh công việc của Bưu điện tỉnh; chúng tôi thấy, số lượng CBCNV trực tiếp sản xuất và phụ trợ chiếm tỷ trọng khá cao (gần 80%), chưa kể lực lượng lao động hợp đồng dịch vụ khốn việc tại các điểm Bưu điện văn hóa xã và thuê phát bưu phẩm ở xã (khoảng 250 người), đây

cũng là lực lượng lao động trực tiếp sản xuất.

Trong khi đó Bưu chính Viễn thơng lại là một ngành sản xuất đặc thù, rất nhiều lao động phải làm việc trong điều kiện mơi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại như các chức danh: Công nhân vận chuyển; Khai thác điện thoại, phi thoại; Khai thác bưu chính, phát hành báo chí; Bảo dưỡng sửa chữa tổng đài; Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị

vi ba; Tuần tra, bảo dưỡng các tuyến cáp… Những lao động này phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố độc hại như điện từ trường, tia phóng xạ, bụi bẩn hoặc làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, dễ gây tai nạn lao động như: làm việc trên cao (cột

điện, cột viba), hầm cáp, cống rãnh… Vì vậy, theo quy định của Nhà nước và của

Ngành, các đối tượng trên đều được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Không chỉ qua kết quả khảo sát mà tình hình thực tế tại Bưu điện tỉnh Lâm Đồng cũng cho thấy, các cấp quản lý ở đây đã thực sự quan tâm đến những tiêu chí về

An tồn và Sạch sẽ, tiện nghi. Điều đó thể hiện rõ trong những việc làm cụ thể:

Hàng năm Bưu điện tỉnh đều tổ chức mua sắm, trang cấp các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Tổ chức kiểm tra định kỳ (mỗi năm 2 lần) và kiểm tra đột xuất về cơng tác an tồn, vệ sinh cơ quan, đặc biệt là an toàn cho người lao động.

Thực hiện việc tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ CBCNV về cơng tác an tồn vệ sinh lao động.

Thành lập đội an toàn vệ sinh viên ở mỗi đơn vị để trực tiếp phụ trách, kiểm tra việc thực hiện công tác này…

Tuy nhiên, bên cạnh những việc làm được cũng cịn khơng ít những vấn đề cần phải quan tâm, đó là:

Việc mua sắm phương tiện được giao cho các đơn vị cơ sở trực tiếp thực hiện,

đơi khi vì những lý do khách quan hoặc người thực hiện chưa có kinh nghiệm nên mua

phải những phương tiện phòng hộ chưa đúng với chủng loại, chưa đảm bảo chất lượng. Những cá nhân có trách nhiệm phải sử dụng phương tiện bảo hộ trong khi làm nhiệm vụ nhiều khi do chủ quan, tùy tiện đã không chấp hành đúng quy định.

Công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện đôi lúc vẫn còn thể hiện thiếu chặt chẽ, bài bản; chưa có biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm để làm gương hoặc ngăn ngừa đối với các trường hợp khác.

Những việc làm trên, đôi lúc đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí

ảnh hưởng đến tính mạng như: người lao động bị rơi từ trên cột cao xuống do khơng

sử dụng dây an tồn; người lao động bị điện giật do không đội mũ bảo hiểm hoặc

khơng tn thủ đúng quy định phịng hộ trong q trình thi cơng, thực hiện nhiệm

vụ…

Mặc dù những năm gần đây, do rút được kinh nghiệm về những sự cố mất an

toàn lao động từ các năm trước, nên số trường hợp tai nạn lao động xảy ra tại Bưu điện tỉnh đã giảm đi rất nhiều, đặc biệt khơng có trường hợp nào nghiêm trọng hoặc thiệt

hại đến tính mạng của người lao động. Tuy nhiên, Bưu điện tỉnh cũng cần quan tâm và sâu sát hơn đến công tác này, bằng các biện pháp sau:

- Thường xuyên hướng dẫn việc thực hiện trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân tại các đơn vị cơ sở; quy định chi tiết, cụ thể về chủng loại, chất lượng phương tiện bảo hộ; đảm bảo việc cấp phát phải đúng đối tượng và đặc biệt lưu ý khâu hướng dẫn cho người lao động sử dụng thành thạo phương tiện bảo vệ cá nhân. Đây là những vấn

đề hết sức quan trọng, liên quan trực tiếp đến tính mạng, sự an tồn của người lao động, vì vậy địi hỏi các cấp quản lý khơng thể vì bất cứ lý do gì mà chủ quan, lơi

lỏng, mất cảnh giác.

- Hàng năm, Bưu điện tỉnh nên tổ chức các phong trào thi đua như: tổ chức hội thi an tồn vệ sinh viên, thi tìm hiểu về các thiết bị phịng hộ, giữ gìn an tồn vệ sinh cơ quan… trong đó, đặc biệt chú trọng đến nội dung nâng cao kỹ năng cho người lao

động trong việc thực hiện đúng các thao tác thực hành về sử dụng các thiết bị bảo hộ

- Tổ chức chặt chẽ khâu kiểm tra, nghiệm thu những phương tiện bảo hộ đòi hỏi yêu cầu cao như: dây an tồn, dụng cụ cách điện, mũ bảo hiểm…có biện pháp theo dõi và thay thế kịp thời những phương tiện cá nhân đã hư hỏng, không đảm bảo chất lượng.

- Áp dụng các hình thức xử lý nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm, không chấp hành đúng quy định trong việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng phương tiện bảo hộ đã được trang bị.

Một nội dung nữa cũng nằm trong tiêu chuẩn về an toàn, vệ sinh lao động, đó là việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Thời gian qua, nội dung này cũng đã được Bưu điện tỉnh hết sức quan tâm. Cụ thể: Bưu điện tỉnh đã ra quyết định thành lập

Trạm Y tế cơ quan để chăm sóc sức khỏe thường xuyên và điều trị bệnh ban đầu cho người lao động; thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cho tất cả

CBCNV đang công tác; tổ chức khám chuyên khoa cho CBCNV nữ; lập hồ sơ quản lý sức khỏe để theo dõi điều trị đối với những người có sức khỏe kém hoặc mắc các bệnh mãn tính; gửi CBCNV đi điều dưỡng, phục hồi chức năng theo quy định của Ngành; tổ chức đo kiểm tra môi trường lao động tại tất cả các đơn vị…

Những nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động đã được

Bưu điện tỉnh thực hiện khá tốt. Chúng tôi chỉ tham gia thêm một số ý kiến nhỏ, đó là: Bưu điện tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến lực lượng lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm, cần tổ chức khám riêng cho các đối tượng này thêm một lần nữa (06 tháng một lần) và khám chuyên khoa liên quan đến các bệnh do tác động nghề nghiệp, điều kiện lao động

mang đến. Những lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc

những người có sức khỏe loại 4 loại 5 phải được lập hồ sơ để theo dõi, điều trị riêng

theo chế độ chăm sóc đặc biệt hơn các trường hợp khác. Khi phát hiện những dấu hiệu sức khỏe khơng đảm bảo, phải có biện pháp điều trị kịp thời hoặc bố trí cơng việc khác phù hợp.

Tóm lại: An tồn vệ sinh cho người lao động luôn là yếu tố hàng đầu, được nhà nước hết sức quan tâm. Là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm dịch vụ về Bưu chính Viễn thơng, càng địi hỏi Bưu điện tỉnh luôn phải quan tâm hơn nữa đến môi trường và điều kiện làm việc, đặc biệt là những bộ phận

trực tiếp sản xuất. Làm thế nào để tất cả những vị trí, địa điểm sản xuất kinh doanh trong toàn Bưu điện tỉnh đều đảm bảo các tiêu chuẩn thuận lợi, an toàn, đầy đủ về cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ thỏa mãn của cán bộ công nhân viên với tổ chức tại bưu điện tỉnh lâm đồng (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)