2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tỷ giá hối đối trong kinh doanh xuất nhập khẩu
2.3.3.1.1. Đặc điểm của thị trường tiền tệ Việt Nam
số ngoại tệ mạnh khác, trong đĩ USD đĩng vai trị chủ đạo trong các giao dịch liên quan đến ngoại tệ nhưng luơn duy trì tỷ giá khá ổn định so với VND, cịn các ngoại tệ khác tuy giá trị biến động nhiều so với VND nhưng chỉ được sử dụng hạn chế.
a. Sự ổn định của tỷ giá VND/USD
Trong những năm qua, tỷ giá VND/USD mặc dù ít nhiều cĩ những thay đổi theo thời gian như đã phân tích ở phần trên, nhưng nhìn chung vẫn chưa gặp phải biến động lớn, bình quân tăng giảm hàng ngày chỉ một vài VND/USD. Sự ổn định này cĩ thể lý giải bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
Một là, NHNN Việt Nam chủ trương theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tiền tệ. VND được định giá thơng qua một rổ ngoại tệ trong đĩ USD chiếm phần lớn nên VND hầu như được neo với USD.
Hai là, tỷ lệ nhập siêu trong những năm gần đây giảm so với cách đây 10 năm. Nếu như trong giai đoạn 1993-1995, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam bình quân trên 30%/năm, cĩ năm tới 53,6%/năm, thì từ năm 1999 đến nay tỷ lệ này bình quân chỉ cịn 15%/năm, năm 1999 chỉ cĩ 1,7%, năm 2001 là 21% và năm 2006 là 12,8%. Tuy nhiên, mức độ nhập siêu được bù đắp bằng cán cân vốn và cán cân thanh tốn, nguồn thu vãng lai. Nhất là nguồn kiều hối đạt trên 3,0 tỷ USD vào năm 2004, năm 2005 từ 3,8 – 4 tỷ USD và năm 2005 đạt khoảng 5 tỷ USD. Lượng khách du lịch quốc tế khoảng 3,5 triệu người/năm chi tiêu một lượng lớn ngoại tệ tại Việt Nam. Nguồn ngoại tệ từ thu hút đầu tư nước ngồi, vay nợ và viện trợ,... Do đĩ cung ngoại tệ tăng khá, trong khi đĩ cầu ngoại tệ tăng chậm. Thị trường ngoại tệ ổn định.
Ba là, lãi suất tiền gửi USD từ năm 2001 đến nay giảm mạnh và cĩ khoảng cách xa so với tiền gửi nội tệ. Gần đây, lãi suất tiền gửi USD cĩ tăng, nhưng lãi suất tiền gửi nội tệ cũng tăng, nên mức độ chênh lệch luơn khoảng 2-3 lần. Trong khi đĩ, tỷ giá lại ổn định, nên nhiều người cĩ xu hướng lựa chọn đồng Việt Nam gửi ngân hàng khiến mức độ đơla hố trong xã hội và đơla hố trong hệ thống NHTM giảm.
Bốn là, các “cơn sốt" USD trên thị trường nước ta những năm gần đây hầu như khơng xảy ra như các năm của thập niên 90. Trong năm 2004, chỉ cĩ 2-3 đợt biến động nhẹ do yếu tố tâm tâm lý khách quan khác. Từ đầu năm 2005 đến nay chỉ
cĩ 1 đợt biến động nhẹ và diễn ra chỉ 1-3 ngày sau đĩ trở lại bình thường. Thêm vào đĩ, nghệ thuật điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam là để tỷ giá biến động 2 chiều, nên hầu như loại bỏ được yếu tố đầu cơ, lại càng làm cho thị trường ngoại tệ ổn định. Cả người dân lẫn DN tính tốn nếu đầu cơ ngoại tệ, hay lựa chọn USD gửi NHTM sẽ bị thiệt so với Đồng Việt Nam. Do đĩ lại càng làm cho cầu ngoại tệ tăng chậm.
Năm là, một yếu tố dễ dàng nhận thấy là thực lực nền kinh tế Việt Nam đã được nâng lên một bước. Do đĩ, thực lực sức mua đồng Việt Nam cũng được tăng cường. Khi đồng tiền quốc gia - nội tệ ổn định xét trên quan hệ với các ngoại tệ mạnh, thì sẽ tạo lịng tin cho các DN và người dân khiến việc đầu cơ và cất trữ ngoại tệ giảm mạnh.
Trong khi các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Phillipine, Thái Lan sau cú sốc trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998 đã vươn lên mạnh mẽ và xây dựng hệ thống chống rủi ro tài chính phát triển mạnh trong khu vực thì Việt Nam hầu như chưa gặp khủng hoảng lớn. Do đĩ hầu như các doanh nhân đều tương đối yên tâm về sự ổn định của tỷ giá USD/VND và lãi suất, và như vậy theo họ, bảo hiểm rủi ro tỷ giá là khơng cần thiết.
Sáu là, bản thân các viện nghiên cứu, các trường đại học cịn mang nặng tính giáo điều. Việt Nam chưa cĩ những nghiên cứu chuyên sâu vào đánh giá rủi ro tài chính của DN. Chúng ta chưa cĩ nhiều chuyên gia tầm quốc tế về mảng quản trị rủi ro tài chính DN.
Các cơng thức mà nhiều trường đại học sử dụng chỉ mang tính lý thuyết theo các sách nước ngồi và việc áp dụng vào trong những nhận định, phân tích đánh giá ở Việt Nam là rất hạn chế. Do đĩ, lớp sinh viên ra trường cũng chỉ cĩ nhìn nhận chung chung về rủi ro tài chính và do khơng cĩ điều kiện hoặc khơng được tạo điều kiện va vấp trong DN nên kiến thức ít ỏi được học trong trường sớm mai một.
Bảy là, thị trường vốn, thị trường tiền tệ, và thị trường sản phẩm phái sinh ở Việt Nam cịn quá non yếu, chưa tạo thĩi quen với nhiều DN trong khía cạnh tài chính và quản trị tài chính. Hơn thế nữa, chúng ta cũng chưa cĩ nhiều sàn giao dịch hàng hĩa, tạo lập cơ sở và đường đi ban đầu cho cách thức giao dịch kỳ hạn tại các DN ngoại thương.
Các ngoại tệ mạnh như GBP, JPY, Euro, AUD... tuy tỷ giá so với VND cĩ biến động đáng kể nhưng chỉ được sử dụng hạn chế nên chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ DN. Nguyên nhân những đồng tiền này ít được sử dụng là do đồng USD hiện vẫn là ngoại tệ phổ biến trên thế giới. Trong những năm qua đồng USD luơn là đồng tiền chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch thương mại, tín dụng, đầu tư trên thị trường quốc tế, và chiếm khoảng 80 - 90% doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối thế giới. Do đĩ việc USD được sử dụng chủ đạo trong các giao dịch liên quan đến ngoại hối ở Việt Nam khơng phải là một ngoại lệ. Thêm vào đĩ, tuy tỷ giá hối đối của đồng tiền Việt Nam cĩ gắn với một số ngoại tệ, nhưng khi cơng bố tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng, chúng ta sử dụng đồng USD để cơng bố so với đồng Việt Nam. Điều đĩ là một yếu tố gĩp phần làm cho thị trường nghiêng về sử dụng đồng USD.
Hiện nay trên thế giới chỉ cĩ Euro được coi là đồng tiền cĩ khả năng trở thành đối trọng của USD, tuy nhiên trên thực tế quy mơ giao dịch đồng Euro ở Việt Nam cịn nhỏ, ngồi hai nguyên nhân kể trên cịn do đồng tiền này cịn chứa đựng nhiều rủi ro. Vào tháng 1 năm 1999 khi đồng Euro ra đời, một Euro bằng 1,16 đồng USD. Đến cuối năm 2000, đầu năm 2001, một Euro chỉ cịn ăn 0,82 USD. Đến năm 2004, 2005 đồng Euro cĩ lúc đã lên cao đến mức một Euro đổi được tới 1,36 USD. Và năm 2006, 1 Euro ăn được 1,3 USD và mức cao nhất là 1,33 USD . Như vậy chỉ trong vài ba năm, biến động tỷ giá Euro/USD đã lên tới 65% (Nguồn số liệu: Bộ Tài Chính). Độ rủi ro cao của nĩ khiến DN e ngại khi sử dụng.
Chính những đặc điểm nĩi trên đã gĩp phần làm chậm tiến trình phát triển của quản lý rủi ro tài chính DN tại Việt Nam.
2.3.3.1.2. Các cơng cụ quản lý rủi ro tài chính cho DN chưa đầy đủ và chưa hồn thiện
Nĩi đến cơng cụ tài chính giúp DN quản lý rủi ro tài chính, người ta nghĩ ngay đến hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hốn đổi và hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai - những cơng cụ phổ biến và được ưa chuộng rộng rãi trên thị trường tài chính quốc tế. Tuy nhiên trên thị trường tài chính non trẻ của nước ta trong thời gian qua, các dịch vụ này vừa ra đời và đang trong quá trình xây dựng hồn thiện nên
khơng tránh khỏi những hạn chế gây khĩ khăn cho DN khi sử dụng.
Thứ nhất, cho đến thời điểm hiện nay, các sản phẩm do các NHTM cung cấp cịn thiếu hợp đồng tương lai đối với ngoại tệ do chưa được sự cho phép của NHNN. Đây là một sản phẩm cho phép DN bảo hiểm rủi ro rất hiệu quả và linh hoạt. Nguyên nhân là chúng ta cịn lo sợ việc đưa hợp đồng tương lai với lãi suất và tỷ giá vào giao dịch sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho việc đầu cơ bĩp méo thơng tin thị trường ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường và sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, giao dịch kỳ hạn, hốn đổi mặc dù được triển khai sớm nhất từ năm 1999 - 2000, nhưng thời gian đầu cũng cịn chịu nhiều quy định khắt khe về tỷ giá và kỳ hạn:
Khi thị trường các giao dịch kỳ hạn, hốn đổi mới ra đời, tỷ giá mua bán kỳ hạn, hốn đổi giữa VND và USD do các tổ chức tín dụng được phép giao dịch hối đối kỳ hạn, hốn đổi ấn định phải thoả mãn yêu cầu khơng được vượt quá giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay (tỷ giá chính thức cộng biên độ theo quy định của thống đốc NHNN) tại thời điểm giao dịch cộng với từng mức tỷ lệ phần trăm cụ thể so với mức giới hạn tối đa của tỷ giá giao ngay đối với từng kỳ hạn: kỳ hạn đến 1 tháng: 1%, từ 1 đến 2 tháng: 1,5%, từ 2 đến 3 tháng: 2%, từ 3 đến 4 tháng: 2,5%, từ 4 đến 5 tháng: 3%, từ 5 đến 6 tháng: 3,5% (Nguồn: Quyết định số 16/1998/QĐ-NHNN ngày 10 tháng 1 năm 1998). Bằng việc quy định như vậy NHNN cũng giới hạn kỳ hạn của các giao dịch kỳ hạn và hốn đổi từ 1 tháng đến 6 tháng.
Quy định về kỳ hạn và tỷ giá áp dụng từ đĩ đến trước ngày 28/5/2004 đã qua nhiều lần sửa đổ bổ sung, tuy nhiên đều tồn tại những hạn chế chung:
Trước hết, việc giới hạn kỳ hạn giao dịch từ 7 đến 180 ngày đối với tất cả các loại giao dịch dù là giữa VND với ngoại tệ hay giữa các loại ngoại tệ với nhau chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đa dạng của DN vì đa số DN đều cĩ xu hướng muốn được thực hiện những kỳ hạn ngắn hơn (3 ngày) và dài hơn (1 năm) để đáp ứng nhu cầu thanh tốn trong hoạt động XNK cũng như vay hoặc trả nợ.
kiểm sốt ngày càng tỏ ra kém linh hoạt và khơng phù hợp. Mặc dù mức trần tỷ giá kỳ hạn đã được các chuyên gia của NHNN tính tốn ở mức tương đối rộng và thường xuyên điều chỉnh trên cơ sở khoa học nhằm lường trước phần nào sự đột biến của lãi suất, song với thực tế cơ chế quản lý lãi suất đã được thả nổi (từ tháng 6/2002), lãi suất tín dụng do NHTM tự thoả thuận với khách hàng và biến động hàng ngày, thì việc giới hạn một cách cứng nhắc các mức trần tỷ giá kỳ hạn nhiều khi gây tác động làm hạn chế nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng cách sử dụng các giao dịch cĩ kỳ hạn.
Những hạn chế này đến tháng 6/2004 mới được khắc phục. Theo đĩ giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hốn đổi, kỳ hạn đã được dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thơng lệ quốc tế, đồng thời mở rộng giới hạn thời hạn giao dịch từ mức 7 đến 180 ngày như trước lên mức từ 3 đến 365 ngày đối với các giao dịch giữa VND và các loại ngoại tệ. Bên cạnh đĩ quyền xác định tỷ giá giao dịch kỳ hạn, hốn đổi giữa VND với các đồng ngoại tệ khác USD hay giữa các loại ngoại tệ khác nhau tiếp tục do DN và ngân hàng tự thoả thuận. Ngồi ra, mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn, hốn đổi giữa USD và VND cũng do DN và ngân hàng tự thoả thuận trong phạm vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thơng lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành giữa VND và USD.
Thứ ba, hợp đồng hốn đổi tiền tệ mặc dù cĩ văn bản cho phép thực hiện từ năm 1998, song đến năm 2002 mới lần đầu tiên được NHNN chính thức cho phép các NHTM sử dụng, song chỉ trong phạm vi giao dịch với NHNN chứ chưa cho phép giao dịch giữa các NHTM với nhau và với DN. Gần đây DN mới được tham gia giao dịch này với NHTM.
Thứ tư hợp đồng quyền chọn mới bắt đầu được NHNN cho triển khai thí điểm tại các NHTM trong tháng 4 năm 2003, đến cuối năm 2004 đã cho phép triển khai tại tất cả các NHTM. Tuy nhiên trong suốt thời gian đĩ cho đến đầu năm 2005, giao dịch quyền chọn ngoại tệ chỉ được phép thực hiện giữa các ngoại tệ với nhau. Đến tháng 5/2005 NHNN mới quyết định cho phép hai NHTM cổ phần là ngân hàng Á Châu (ACB) và ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) thực hiện thí điểm quyền lựa chọn mua bán giữa USD và VND, cũng như giữa các ngoại tệ với VND. Việc loại
cơng cụ đắc lực bậc nhất trong quản lý rủi ro tỷ giá này ra đời muộn cũng là một nguyên nhân dễ hiểu giải thích sự chậm trễ của các DN trong việc ứng dụng.
Mặc dù thời gian qua chúng ta đã cĩ nhiều nỗ lực to lớn để xây dựng và hồn thiện các cơng cụ bảo hiểm rủi ro, nhưng những hạn chế khơng tránh khỏi của các cơng cụ này trong quá trình tìm tịi thử nghiệm cũng là một lý do ngăn cản DN áp dụng.
2.3.3.1.3. Những nguyên nhân khách quan khác
Ngồi những nguyên nhân kể trên cịn phải nĩi tới một số yếu tố khách quan khác gây tác động hạn chế sự phát triển của cơng tác quản lý rủi ro trong các DN Việt Nam.
Trước hết là việc cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tài chính cho DN tại các NHTM vẫn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho DN sử dụng. Mặc dù theo quy định, tất cả các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối đều cĩ quyền triển khai các nghiệp vụ này, song nhiều NHTM trong nước vẫn chưa sẵn sàng vào cuộc do cịn e dè. Với những ngân hàng đã thực hiện thì cơng tác tuyên truyền quảng cáo tiếp thị chưa hiệu quả nên chưa đến được được DN. Khơng những thế theo đánh giá của DN và các chuyên gia, mức phí quyền chọn mà các ngân hàng đưa ra vẫn khá cao, nhất là nếu đem so sánh với sự biến động của USD/VND ở Việt Nam thời gian qua nên khơng thu hút được DN.
Bên cạnh đĩ, mơi trường pháp lý, chính sách của nhà nước cũng cịn tồn tại những lực cản với việc ứng dụng các cơng cụ quản lý rủi ro như vấn đề về thuế, sự khơng đồng bộ của các quy định pháp luật, và các quy định về thủ tục hành chính. Theo kết quả điều tra chỉ cĩ 34/97 DN tức chỉ 35,05% cho rằng mơi trường pháp lý hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý rủi ro.
Theo ý kiến của các ngân hàng nước ngồi vấn đề đánh thuế với nghiệp vụ hốn đổi giữa hai đồng tiền, cũng như thuế với thu nhập từ phí hợp đồng quyền chọn hiện chưa rõ. Nhiều nước chủ trương khơng đánh thuế với sản phẩm phái sinh vì coi đĩ là cơng cụ phịng chống rủi ro cho DN chứ khơng phải một kênh kinh doanh của ngân hàng. Cịn ở Việt Nam chưa cĩ quy định cụ thể bằng văn bản nào về các loại
khơng biết được thuế mình phải trả là bao nhiêu (với hợp đồng hốn đổi lãi suất khĩ khăn là do lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày). Nhiều trường hợp, do chưa cĩ văn bản bằng pháp luật hướng dẫn cụ thể, ngân hàng và DN đều đùn đẩy nhau nghĩa vụ trả loại thuế này. Đây cũng là một nguyên nhân gĩp phần làm tăng sự e ngại của DN trong việc ứng dụng các cơng cụ quản lý rủi ro.
Ngồi ra, nền kinh tế Việt Nam qua một thời gian dài được quản lý theo cơ chế