Kết luận chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 66 - 72)

Những kết quả phân tích ở trên cho thấy tình trạng nghèo đói ở huyện An Phú vẫn tồn tại ở mức cao so với các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh. Không thể phủ nhận những thành quả giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua. Nhưng như vậy vẫn còn chưa đủ. Cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa của nhân dân và các cấp chính quyền huyện An Phú.

Kinh nghiệm phát triển của nhiều nơi cho thấy khó khăn khơng chừa một vùng nào nhưng có thể phát triển vượt lên hay khơng là ở chỗ lãnh đạo địa phương ấy có nhìn ra những thiếu sót của địa phương mình và nỗ lực cải thiện nó hay khơng mà thơi.

Qua phân tích này, có thể thấy rằng những vấn đề then chốt như

đất đai, loại hình nghề nghiệp và giáo dục có ý nghĩa cực kì quan trọng

trong định hướng tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo của huyện An Phú.

Trên cơ sở những yếu tốt tác động chính của mơ hình, chúng tơi sẽ cung cấp những ưu tiên lựa chọn chiến lược phát triển để giảm nghèo có hiệu quả cho những người làm chính sách ở huyện An Phú.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NÂNG CAO MỨC SỐNG DÂN CƯ Ở HUYỆN AN PHÚ

Mặc dù thời gian qua, huyện An Phú đã có những tiến bộ rõ nét trong cơng tác xóa đói giảm nghèo. Nhưng tỉ lệ nghèo hiện nay của huyện An Phú vẫn còn ở mức khá cao.

Qua phân tích thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng mức sống của người dân nơi đây, chúng tơi nhận thấy tình trạng đói nghèo ở huyện An Phú chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ 04 yếu tố, đó là: tình trạng người dân sản xuất nơng nghiệp, tình trạng người dân có đất để canh tác hay không,định hướng phát triển kinh tế biên giới,và tình hình phát triển giáo dục. Vì vậy, chúng tơi đưa ra một số nhóm giải pháp tập trung chủ yếu vào những yếu tố này nhằm nâng cao hiệu quả cho cơng tác xóa đói giảm nghèo ở huyện An Phú trong thời gian tới.

5.1 Phát triển nông nghiệp, nơng thơn:

Liên tục trong 02 năm 2007, 2008, tình hình phát triển nơng nghiệp và đời sống của đại bộ phận nơng dân gặp rất nhiều khó khăn. Giá vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc BVTV tăng với tốc độ chóng mặt. Trong khi đó, giá lúa gạo sụt giảm liên tục. Những cơ hội hiếm hoi như việc giá lúa gạo tăng vào những tháng đầu năm 2008 bị bỏ lỡ do những chính sách vĩ mơ thiếu chính xác của Chính phủ. Tình trạng người nông dân nuôi cá bị thua lỗ đến mức phải bán bè, treo hầm diễn ra khắp nơi. Có thể nói, chưa bao giờ, người nơng dân lại cảm thấy nghề nghiệp của mình bấp bênh như lúc này.

Phân tích mơ hình cho thấy nếu một hộ làm việc trong nơng nghiệp sẽ có khả năng nghèo nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy tại An Phú, gần 30% nông dân sống dưới mức nghèo khổ, và gần 30% nông dân của

huyện An Phú khơng có đất canh tác. Vì vậy, để cải thiện mức sống của người dân huyện An Phú cần phải có biện pháp nâng cao hiệu quả và thu nhập từ việc làm nông.

Trước hết, cần nâng cao hiệu quả và thu nhập từ việc làm nông nghiệp thông qua hệ thống khuyến nông.

Công tác khuyến nơng cần gắn bó với các chương trình tín dụng của ngân hàng để tạo sự bổ sung cần thiết và hiệu ứng cộng hưởng giữa hai chương trình. Mặt khác, cần tạo sự kết hợp chẽ các trung tâm khuyến nông/ngư/thú y/bảo vệ thực vật nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu nâng cao kiến thức sản xuất nơng nghiệp của người dân, vừa có thể tham mưu cho chính quyền cơ sở những định hướng phát triển mang tính tổng thể, tồn diện.

Khuyến khích những hộ nông dân giỏi, thành đạt giúp đỡ, truyền thụ kinh nghiệm cho bà con khác trong cộng đồng. Hỗ trợ thành lập và tăng cường năng lực của các tổ chức tự trợ giúp của người dân như CLB khuyến nơng, nhóm cùng sở thích, tổ hợp tác… để làm đầu mối kết nối các chương trình khuyến nơng và các hỗ trợ khác cho nông dân và người nghèo.

Hệ thống khuyến nơng cần thể hiện tính đa dạng, thuận tiện và phổ biến rộng rãi qua các phương tiện thơng tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí, bản tin xóm ấp.

Tuy nhiên các biện pháp hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn và nơng dân khơng chỉ nên gói gọn trong khn khổ những công tác khuyến nông, làm sao tăng năng suất, hay tăng chất lượng của sản phẩm nông nghiệp, mà cịn phải hướng dẫn người nơng dân nên trồng cây gì, ni con gì cho có thu nhập để sinh sống.

Giải pháp cho vấn đề này đó là sự tăng cường hơn nữa tính chặt chẽ và hiệu quả của mơ hình liên kết 4 nhà. Đó là nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nơng.

Nhà nước giữ vai trị chủ đạo: gắn kết và giám sát việc thực hiện của các nhà khác trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển sản xuất, đảm bảo nền nông nghiệp sinh thái bền vững và an ninh lương thực quốc gia. Nhà nước là cơ quan đề ra những chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ cho nông dân, cung cấp các thông tin về thị trường, qua các hình thức dịch vụ và khoa học kĩ thuật.

Nhà khoa học cung cấp các giải pháp tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất thích ứng với từng địa bàn sinh thái trong từng hoàn cảnh cụ thể. Nghiên cứu đưa ra những biện pháp tăng cường các điều kiện về tồn trữ, vận chuyển, gia công, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tăng cường các giải pháp về khoa học công nghệ, đào tạo, cung cấp thông tin về khoa học cơng nghiệp, thơng tin về thị trường ... góp phần tăng cường năng lực của nông dân nhằm đối phó với những rủi ro của thị trường.

Nhà nơng, ngồi việc được nâng cao trình độ sản xuất và kết quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong các hoạt động sản xuất. Kịp thời thông báo những chuyển biến của các loại dịch bệnh, dịch hại trên đồng ruộng. Chủ động đề ra những yêu cầu, nguyện vọng của mình đối với việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Nhà kinh doanh giữ vai trị cầu nối giữa nhà khoa học và nơng dân, hỗ trợ nguồn lực giúp các nhà khoa học nghiên cứu các giải pháp nâng cao tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao cho người nông dân. Các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ gắn bó với nơng dân, đầu tư phát triển và tiêu thụ sản phẩm cho nơng dân. Cần duy trì và củng cố sự tín nhiệm

cao giữa doanh nghiệp và nông dân, khắc phục tình trạng phá bỏ hợp đồng hoặc bắt chẹt người nông dân như ép giá, ép khối lượng, chiếm dụng vốn... Có như vậy, lợi ích của doanh nghiệp và nơng dân mới cùng phát triển theo chiều sâu, doanh nghiệp đảm bảo được nguồn cung ổn định cho định hướng kinh doanh của mình, cịn nơng dân thì an tâm khi sản phẩm của mình sẽ bán được với giá hợp lý.

Bên cạnh đó, cần có biện pháp đa dạng hóa cây trồng vật ni theo định hướng của thị trường. Bài học lớn nhất của người nông dân tại tỉnh An Giang nói riêng và Đồng bằng SCL nói chung là quá chú trọng đến con cá tra và cây lúa. Bấp bênh ở con cá thì đã rõ. Hiện nay, lúa gạo rẻ tiền từ Campuchia tràn về với thuế suất nhập khẩu bằng 0% đã tác động trực tiếp đến nông dân tỉnh An Giang nói chung và huyện An Phú nói riêng.

Vì vậy, cần quy hoạch lại diện tích ni cá cho hợp lý, tránh tình trạng ni cá khơng kiểm sốt như hiện nay. Mặt khác, cần đa dạng hóa các loại thủy sản có chất lượng và giá cao như tơm càng xanh, cá thát lát, lươn, ếch...

Xây dựng những vùng chuyên canh các loại lúa có chất lượng cao để hướng tới xuất khẩu.

Mặt khác, huyện An Phú cần khai thác lợi thế về biên giới để quy hoạch các chợ nông sản đầu mối, các khu chuyên canh rau, củ, quả tươi sống theo tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm để cung cấp cho thị trường Campuchia.

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy, tình trạng tích tụ ruộng đất diễn ra hết sức mạnh mẽ tại huyện An Phú. Những người có vốn, có trình độ kỹ thuật ln ln có xu hướng mở rộng quy mơ sản xuất, diện tích sản xuất. Ngược lại, những hộ có ít đất thì ngày càng thu hẹp quy mô sản xuất, cho

thuê hoặc bán mảnh đất của mình và tìm nghề khác để mưu sinh. Cơng bằng mà nói, việc tích tụ ruộng đất là một xu thế tất yếu của quá trình phát triển nông nghiệp hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tích tụ ruộng đất sẽ tạo điều kiện chuyên mơn hóa về kỹ thuật, con, cây giống, dịch bệnh được kiểm sốt tốt hơn, chi phí các loại ít hơn và vì thế năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập sẽ cao hơn. Vấn đề tồn tại cần phải giải quyết cho hợp lý là phải có chính sách hổ trợ phù hợp hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho những hộ nông dân khơng cịn đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)