Phương pháp điều tra, chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 34)

Những điểm được chọn nghiên cứu khơng chỉ mang tính đại diện đói nghèo của huyện mà cịn phải có tính cá biệt. Tại huyện An Phú, chúng tôi chọn 3 địa điểm để nghiên cứu là thị trấn Long Bình, xã Vĩnh Trường và xã Nhơn Hội.

Hình 3.3 Bảng đồ hành chính huyện An Phú

TT Long Bình

Xã Vĩnh Trường Xã Nhơn Hội

Thị trấn Long Bình là một địa phương giáp biên giới, có cửa khẩu chính Khánh Bình, cơ cấu kinh tế tương đối đa dạng. Ngồi sản xuất nơng nghiệp, TT Long Bình cịn có tiềm năng phát triển kinh tế biên giới, mở rộng các loại hình dịch vụ. So với các xã, thị trấn khác của huyện An Phú, thị trấn Long Bình có tỉ lệ hộ nghèo là 8,86%, thấp nhất toàn huyện.

Vĩnh Trường là một xã trong nội địa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Đây cũng là xã có nhiều đồng bào dân tộc Chăm nhất so với toàn huyện, 30,96%. Vĩnh Trường cũng là xã có tỉ lệ nghèo cao nhất toàn huyện, 25,35%, gần gấp 2 tỉ lệ trung bình của huyện An Phú và gần gấp 3 lần tỉ lệ trung bình cả tỉnh.

Xã Nhơn Hội là tổng hòa của thị trấn Long Bình và xã Vĩnh Trường, cũng có biên giới giáp với Campuchia. Cơ cấu kinh tế vừa nặng về nông nghiệp và ni trồng thủy sản vừa có định hướng phát triển các ngành CN-TTCN và dịch vụ. Xã Nhơn Hội cũng có nhiều đồng bào người Chăm, chiếm 23,36% trên tổng số đồng bào Chăm toàn huyện. Tỉ lệ hộ nghèo của xã Nhơn Hội tuy còn khá cao nhưng thấp hơn so với trung bình tồn huyện(12,40%).

Tổng số mẫu điều tra là 157. Mỗi xã, thị trấn chúng tôi chọn ngẫu nhiên trong danh sách các hộ gia đình theo bước nhảy là 5 hộ.

Để phục vụ cho công tác điều tra, chúng tôi sử dụng 10 cán bộ của UBND các xã, thị trấn nêu trên và Phòng Thống kê huyện An Phú.

3.4 Cơng thức đo lường các mức độ nghèo:

Ta có thể tính tốn một số chỉ tiêu thống kê mơ tả quy mơ, mức độ và tính nghiêm trọng của đói nghèo. Những thống kê này bao gồm chỉ số đếm đầu người (xác định tỷ lệ đói nghèo), khoảng cách đói nghèo (xác định mức độ sâu của đói nghèo) và bình phương khoảng cách đói nghèo (xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo). Foster, Green và Thorbecke (1984) đã chỉ ra rằng 3 thước đo này có thể được tính bằng cơng thức sau:       M i i z y z N P 1 1   Trong đó:

yi là đại lượng xác định phúc lợi (ở đây là chi tiêu tính trên đầu người) cho người thứ i.

Z là ngưỡng nghèo

N là số người có trong mẫu dân cư M là số người nghèo

 là đại lượng đo mức độ quan tâm đến sự bất bình đẳng giữa những người nghèo

Khi  = 0, đẳng thức trên tương đương M/N, tức bằng số người

nghèo chia cho tổng số người ở trong mẫu. Thước đo này được gọi là tỷ số đếm đầu (Headcount ratio) hay chỉ số đếm đầu (Headcount index). Chỉ số này phổ biến nhất và dễ tính nhưng khơng nhạy cảm với khoảng cách của người nghèo so với ngưỡng nghèo.

Khi  = 1, ta có chỉ số khoảng cách nghèo đói. Chỉ số này cho biết sự thiếu hụt trong chi tiêu của các hộ nghèo so với ngưỡng nghèo và nó biểu hiện như mức trung bình của tất cả mọi người trong quần thể. Có thể xem đây là chi phí tối thiểu để xóa bỏ nghèo đói trong điều kiện mọi khoản chi chuyển nhượng đều đến đúng đối tượng. Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển giao thường có hao hụt và chi phí hành chính cho nên chi phí thực tế để xóa bỏ nghèo đói thường là bội số của khoảng cách nghèo đói.

Khi  = 2, ta có chỉ số khoảng cách đói nghèo bình phương

(Squared poverty gap index) hay chỉ số nhạy cảm nghèo (Sensitive gap ratio of poverty). Chỉ số này thể hiện mức độ nghiêm trọng (hay cường độ) của nghèo đói và làm tăng thêm trọng số cho nhóm người nghèo nhất trong số những người nghèo.

3.5 Mơ hình hồi quy xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người ở huyện An Phú đầu người ở huyện An Phú

Tình trạng nghèo đói xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa xác suất nghèo đói của hộ sẽ là một hàm số phụ thuộc vào những nhân tố ảnh hưởng đến nó. Do đó, để định lượng ảnh hưởng của mộ số biến số kinh tế, xã hội lên xác suất nghèo đói của hộ, chúng tơi thiết lập mơ hình hồi quy Logit mà biến phụ thuộc có giá trị =1 nếu hộ gia đình là hộ nghèo và bằng 0 nếu hộ gia đình khơng là hộ nghèo.

Trong nghiên cứu này, những hộ được coi là hộ nghèo khi có thu nhập bình qn bằng hoặc dưới 300.000 đồng/người/tháng.

Mơ hình 3.7 Mơ hình Logit xác định nhân tố tác động đến xác suất rơi vào nghèo đói của hộ gia đình:

Pr = f(gioi_chu, dantoc, gioitinh, hocvan, tilephuthuoc, coviec, lamnong, dientich, bbbiengioi, covay)

Biến phụ thuộc:

DANGHO: là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ thuộc diện nghèo, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ không thuộc diện nghèo.

Biến độc lập

1. GIOITINH là biến dummy, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ gia đình thuộc giới nam, nhận giá trị 0 cho trường hợp thuộc giới nữ. Kỳ vọng mang dấu (-).

2. DANTOC là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu hộ gia đình thuộc

dân tộc Kinh, nhận giá trị 1 cho trường hợp hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số(ở đây là người Chăm). Kỳ vọng mang dấu (+).

3. HOCVAN là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ. Kỳ vọng

mang dấu (-).

4. TILEPHUTHUOC là biến thể hiện tỉ lệ giữa số người trên 15 tuổi khơng có hoạt động tại thu nhập và tổng số người trong hộ. Kỳ vọng mang dấu (+).

5. COVIEC là biến dummy thể hiện tình trạng việc làm của hộ,

nhận giá trị 0 nếu hộ khơng có hoạt động tạo thu nhập, nhận giá trị 1 nếu hộ có hoạt động tạo thu nhập. Kỳ vọng mang dấu (-).

6. LAMNONG là biến dummy, nhận giá trị 0 nếu hộ làm việc phi

nông nghiệp, nhận giá trị 1 nếu hộ hoạt động trong ngành thuần nông. Kỳ vọng mang dấu (+).

7. CODAT là biến dummy thể hiện tình trạng có đất canh tác của

của hộ, nhận giá trị 0 nếu hộ khơng có đất, nhận giá trị 1 nếu hộ có đất canh tác. Kỳ vọng mang dấu (-).

8. DIENTICH là biến thể hiện diện tích đất tính bằng 1000 m2. Kỳ vọng mang dấu (-).

9. BBBGIOI là biếm dummy, nhận giá trị 1 nếu hộ có bn bán,

làm ăn qua lại biên giới(kinh tế biên mậu), nhận giá trị 0 nếu hộ khơng

có bn bán , làm ăn qua lại biên giới. Kỳ vọng mang dấu (-).

10. COVAY cho biết giá trị vốn vay chính thức của hộ trong 12

tháng qua. Kỳ vọng mang dấu (-).

11. SOTIENVAY cho biết giá trị vốn vay chính thức của hộ trong

12 tháng qua, tình bằng ngàn đồng. Kỳ vọng mang dấu (-).

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH 4.1 Mơ tả dữ liệu điều tra ở huyện An Phú:

Trong 157 mẫu quan sát được lấy ngẫu nhiên, 51 mẫu thuộc thị trấn Long Bình, 56 mẫu thuộc xã Nhơn Hội và 50 mẫu cịn lại từ xã Vĩnh Trường.

Hình 4.1 Tỉ lệ hộ nghèo phân theo địa phương

32.48% 35.67% 31.85% 52.94% 11.76% 35.29% Thị trấn Long Bình Xã Nhơn Hội Xã Vĩnh Trường Tỉ lệ hộ quan sát Tỉ lệ nghèo

Số lượng hộ nghèo trong các mẫu quan sát là 34 hộ, chiếm trung bình 21,66%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo được công bố của huyện An Phú là 13,55%. Điều này hoàn toàn hợp lý vì tỉ lệ nghèo của huyện An Phú trước đây được tính dựa trên chuẩn nghèo là 200 ngàn/người/tháng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ngưỡng nghèo là 300 ngàn đồng/người/tháng, với mức chi tiêu tăng 50% , giả định tỉ lệ nghèo của huyện An Phú sẽ tăng thêm 50% tương đương 20,36%.

Tỉ lệ hộ nghèo tại thị trấn Long Bình là cao nhất, chiếm 52,94% tổng số hộ. Trong khi tỉ lệ nghèo tại xã Nhơn Hội là thấp nhất, chỉ 11,76%. Tỉ lệ này so với tỉ lệ nghèo được công bố của huyện An Phú có

sự khác biệt4. Lý do có thể khi chọn mẫu ngẫu nhiên cán bộ thống kê tình cờ tại điều tra các hộ tại những ấp có tỉ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên nếu tính trung bình tại 3 xã, thị trấn thì tỉ lệ hộ nghèo khơng có khác biệt lớn so với tỉ lệ toàn huyện(21,66% so với 20,36%).

Với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nghèo 21,66% của huyện An Phú như hiện nay là điều cần phải được nghiên cứu khắc phục.

4.2. Nghèo đói phân theo giới tính:

Theo các số liệu thể hiện trong mẫu quan sát. Những hộ có chủ hộ là nữ có xác suất lâm vào cảnh nghèo cao hơn những hộ có chủ hộ là nam giới. Điều này phù hợp với quan điểm phổ biến rằng các hộ có chủ hộ là nữ sức khỏe kém hơn nam giới, lại ít học hành nên ít có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập ổn định. Tình trạng này càng trở nên gay gắt nếu người phụ nữ đông con, lại lâm vào cảnh góa bụa hay li dị.

Hình 4.2.1 Tỉ lệ nghèo phân theo giới tính

14.53% 42.50% 74.52% 25.48% Nam Nữ

Tỉ lệ giới tính trong mẫu Tỉ lệ nghèo trong nhóm cùng giới tính

Trong mẫu quan sát, có 25,48% số chủ hộ là nữ giới, 74,52% số hộ cịn lại là nam giới.

Sự bất bình đẳng về giới tính ở huyện An Phú cũng là điều đáng quan tâm. Tỉ lệ hộ nghèo trong các gia đình có chủ hộ là nam giới chỉ chiếm 14,53%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ nghèo bình quân của huyện là 21,66%. Ngược lại, ở những hộ, phụ nữ là chủ hộ, tỉ lệ nghèo là 42,50%, cao gần gấp đôi so với tỉ lệ nghèo trung bình cả huyện.

Hình 4.2.2 Trình độ học vấn phân theo giới tính

27.50% 62.50% 10.00% 0.00% 7.69% 60.68% 28.21% 3.42% Thất học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thơng Nữ Nam

Phụ nữ chịu rất nhiều thiệt thịi trong cuộc sống một phần rất lớn vì họ khơng được học hành đến nơi đến chốn. Khảo sát trong mẫu ta thấy, tỉ lệ thất học của phụ nữ là 27,50%, cao hơn nam giới là 7,69%. Tỉ lệ về trình độ học vấn của nam và nữ gần bằng nhau ở cấp độ tiểu học. Cấp học càng cao, tỉ lệ phụ nữ được tiếp tục học hành càng thấp. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng rõ nét về giới tại huyện An Phú. Vẫn còn tồn tại phổ biến tư tưởng, phụ nữ học cao làm gì, chỉ cần biết đọc biết viết là đủ.

Trình độ học vấn càng thấp, người phụ nữ càng khó có khả năng tiếp cận và lĩnh hội những tri thức, những kỹ năng sống để tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định.

Hình 4.2.3 Tình trạng nghề nghiệp theo giới tính 40.00% 20.51% 60.00% 79.49% Nữ Nam Thất nghiệp Có việc

Hình 4.2.3 cho thấy, có sự chênh lệch rõ nét về tình trạng nghề nghiệp giữa nam và nữ, tỉ lệ thất nghiệp của nữ cao hơn nam giới trong khi tỉ lệ có việc làm thấp hơn. Có đến 40% số hộ có chủ hộ là nữ giới thất nghiệp trong khi chỉ có 20,51% nam giới khơng có việc làm. Ngược lại, 79,49% nam giới có nghề nghiệp ổn định trong khi chỉ có 60% nữ chủ hộ có việc làm.

4.3 Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc của chủ hộ:

Cũng giống như các nơi khác tại Việt Nam, người dân tộc thiểu số tại huyện An Phú do những thói quen, phong tục ràng buộc nên thường có những hạn chế nhất định trong quá trình tiếp cận các nguồn lực của xã hội để phát triển. Thành phần dân tộc thiểu số ở huyện An Phú chủ yếu là người Chăm, sống tập trung ở các xã Quốc Thái, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Đa Phước…Họ sinh sống thành từng cụm dân cư nhỏ, nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng, làm thủ công mỹ nghệ, làm thuê và buôn bán nhỏ.

Đồng bào dân tộc Chăm, đặc biệt là phụ nữ có trình độ học vấn rất thấp, lại sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng kém phát triển, phong tục có

nhiều điểm cịn lạc hậu. Tỉ lệ người Chăm trong mẫu quan sát là 25,48%, tỉ lệ người Kinh là 74,52%.

Hình 4.3.1 Tỉ lệ nghèo hộ theo thành phần dân tộc

25.48% 20.51% 25.00% 74.52% Kinh Chăm

Tỉ lệ dân tộc trong mẫu Tỉ lệ nghèo cùng nhóm dân tộc

`

Bảng 4.3.1 cho thấy tỉ lệ nghèo của đồng bào Chăm là 25,00%, cao hơn tỉ lệ nghèo trung bình tồn huyện, và cao hơn nhiều so với tỉ lệ hộ nghèo của các hộ dân tộc Kinh là 20,51%.

Rất ít đồng bào Chăm kiếm được việc làm tại các xí nghiệp ở địa phương hay đi nước ngoài theo diện xuất khẩu lao động. Nguyên nhân chủ yếu là trình độ học vấn của họ rất thấp, tay nghề chuyên môn hầu như khơng có nên khơng thể kiếm được việc làm ổn định.

Hình 4.3.2 Trình độ học vấn phân theo thành phần dân tộc 10.26% 58.12% 29.06% 2.56% 20.00% 70.00% 7.50% 2.50% Thất học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Kinh Chăm

Qua thống kê tại hình 4.3.2 cho thấy có đến 20% đồng bào người Chăm không biết đọc biết viết tiếng Việt, gấp đôi đồng bào người Kinh. Đa số đồng bào Chăm chỉ có trình độ tiểu học, nghĩa là chỉ biết đọc, biết viết và làm phép tính đơn giản. Tỉ lệ đồng bào Chăm theo học ở những cấp cao hơn càng ít đi.

Hình 4.3.3 Trình độ học vấn phân theo giới tính của đồng bào Chăm của đồng bào Chăm

36.36% 54.55% 9.09% 0.00% 13.79% 6.90% 3.45% 75.86% Thất học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Nữ Nam

Nghiên cứu riêng đối với đồng bào Chăm cho thấy, tình trạng phân biệt nam nữ trong học vấn thể hiện rất rõ nét. Có đến 36,36% phụ nữ đồng bào Chăm thất học, trong khi chỉ có 13,79% nam giới đồng bào

Chăm không biết đọc biết viết. Ngược lại chỉ có 63,63% phụ nữ người Chăm đạt trình độ tiểu học trong khi ở nam giới con số này là 82,75%.

Trình độ học vấn kém khiến cho đồng bào dân tộc Chăm khó kiếm được cơng việc làm ổn định.

Hình 4.3.4 Tình trạng nghề nghiệp phân theo dân tộc

15.38% 55.00% 45.00% 84.62% Thất nghiệp Có việc làm Kinh Chăm

Qua mẫu quan sát, có đến 55% số họ đồng bào Chăm khơng có việc làm hoặc việc làm khơng ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp của người Kinh so với nhóm cùng dân tộc chỉ là 15,38%. Thất học dẫn đến khơng có việc làm, khơng có việc làm là tiền đề dẫn đến nguy cơ nghèo đói.

4.4. Đặc điểm về nhân khẩu học và nghèo đói ở huyện An Phú:

Những đặc điểm về nhân khẩu như quy mơ gia đình, số con của hộ, tỉ lệ phụ thuộc trong mỗi hộ gia đình, được nhiều cơng trình nghiên cứu khẳng định là có liên quan đến nghèo đói.

Số con trung bình của hộ gia đình ở huyện An Phú là 2,75, cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của Việt Nam là 2,15. Quy mơ hộ gia đình là 4,56 người, bình quân mỗi hộ có 43,65% số người sống phụ thuộc và những thành viên khác trong hộ. Để nhận xét ảnh hưởng của việc đơng con đối với tình trạng nghèo đói, chúng tơi phân số con của mỗi hộ gia

đình ra làm 3 nhóm. Nhóm đơng con có từ 5 con trở lên, nhóm bình thường có từ 3 đến 4 con và nhóm ít con có từ 2 con trở xuống. Kết quả thống kê như sau:

Hình 4.4.1 Tỉ lệ hộ nghèo theo nhóm hộ có cùng số con

25.00%

35.00%

16.47%

Có tối đa 2 con Có từ 3 đến 4 con

Có trên 5 con

Rõ ràng số con của mỗi hộ gia đình có tác động khơng nhỏ đến tình trạng nghèo đói. Khảo sát ở nhóm đơng con ta nhận thấy có 35% số hộ lâm vào cảnh nghèo đói; 25% số hộ ở nhóm có từ 3 đến 4 con là hộ nghèo; tương tự, đối với những hộ gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, tỉ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện an phú tỉnh an giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)